Lào muốn xây đập thủy điện thứ 6 trên
sông Mê Kông
Cập nhật lúc 10:56
Lào đang thực hiện thủ tục tham vấn trước cho dự án
thủy điện Sanakham, đập thủy điện thứ 6 trong đề xuất của nước này trên dòng
chính sông Mê Kông.
Bản vẽ đập thủy điện Sanakham trên dòng chính sông
Mê Kông đoạn chảy qua Lào
MRC
Theo
Ủy hội sông Mê Kông (MRC) ngày 11.5, chính phủ Lào sẽ tiến hành quá trình
tham vấn trước cho dự án thủy điện Sanakham, dự án đề xuất thứ sáu trên
dòng chính sông Mê Kông.
Trong
thông báo trình lên Ban Thư ký MRC, chính phủ Lào cung cấp một bộ tài liệu kỹ
thuật và nghiên cứu khả thi kỹ thuật, bao gồm các đánh giá tác động xã hội và môi trường của dự án và nghiên
cứu phù sa và nghề cá.
Bộ
tài liệu này sẽ được chia sẻ với các Quốc gia thành viên khác của MRC là
Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Theo thông báo, dự án dự kiến bắt đầu khởi công xây dựng trong năm 2020 và hoàn
thành và bắt đầu bán điện vào năm 2028, chủ yếu bán sang Thái Lan.
Nằm giữa tỉnh Xayaburi và tỉnh Vientiane, dự án thủy điện Sanakham cách biên
giới Thái Lan khoảng 2km về phía thượng lưu ở tỉnh Loei. Dự án thủy điện đập
dâng này sẽ vận hành liên tục quanh năm với công suất 684 MW điện.
Nhà
máy phát điện sẽ dài 350 mét, cao 58 mét, có 12 tổ máy, mỗi tổ máy có công
suất 57MW. Công ty TNHH Năng lượng Datang (Lào) Sanakham là nhà thầu của dự
án này với tổng chi phí dự án ước tính 2.073 triệu USD.
Tham vấn trước
không liên quan đến việc thông qua dự án
Tham vấn trước
là yêu cầu trong bộ quy tắc của Ủy hội sông Mê Kông(MRC) về thủ tục
hợp tác sử dụng nước trên dòng chính sông Mê Kông, gồm các bước thủ tục thông
báo, tham vấn trước và thỏa thuận (PNPCA).
Theo thủ tục
này, bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng nào sử dụng nước trên dòng chính vào mùa khô
trong cùng lưu vực, và vào mùa mưa giữa hai lưu vực, đều phải tiến hành quá
trình tham vấn trước.
Quá trình tham
vấn trước sẽ thẩm định các khía cạnh kỹ thuật của dự án, đánh giá bất kỳ tác
động xuyên biên giới tiềm tàng nào đối với môi trường và sinh kế của các cộng
đồng ven sông, và kiến nghị các biện pháp giải quyết các quan ngại đó.
Quá trình tham
vấn trước thường kéo dài sáu tháng, nhưng Ủy ban Liên hợp có thể gia hạn
thêm. Tuy nhiên, quá trình tham vấn không thông qua hoặc thông qua dự án đề
xuất.
Tiến
sỹ An Pich Hatda, giám đốc điều hành Ban Thư ký MRC cho biết Lào đã nộp hồ sơ
dự án sử dụng nước trong lưu vực trên dòng chính sông Mê Kông này theo thủ
tục tham vấn trước.
“Việc
nộp hồ sơ tham vấn trước sẽ tạo điều kiện để các quốc gia thành viên được
thông báo cũng như công chúng có được nghiên cứu và thông tin chi tiết về
việc sử dụng tài nguyên nước của dự án cũng như bất kỳ tác động
nào xuất phát từ dự án này,” ông cho biết.
Theo
MRC, Lào đã nộp hồ sơ tham vấn trước dự án thủy điện Sanakham vào ngày
9.9.2019, không lâu sau khi nộp hồ sơ tham vấn trước cho dự án thủy điện
Luang Prabang.
Nhưng
để đảm bảo quá trình tham vấn có ý nghĩa, Ủy ban Liên hợp – trong đó có cả
Lào – đã quyết định hoãn quá trình tham vấn trước dự án Sanakham đến sau khi
hoàn thành quá trình tham vấn trước dự án Luang Prabang.
Ngoài
dự án thủy điện Sanakham, có năm dự án khác gồm Xayaburi, Don Sahong, Pak
Beng, Pak Lay và Luang Prabang được đề xuất trên dòng chính sông Mê Kông ở
Lào đã được trình để tiến hành tham vấn trước.
(Theo Thanh Niên) Khánh An
|
Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét