EVN lãi gần 12.500 tỷ đồng năm 2019
vẫn xin khất lần vì chống dịch để chưa điều chỉnh giá
Cập nhật lúc 14:08
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất
của EVN tăng 38% so với năm 2018, chủ yếu nhờ giảm lỗ chênh lệch tỷ giá.
Tập đoàn Điện
lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ
năm 2019 đã kiểm toán.
Theo báo cáo
tài chính hợp nhất, năm 2019, EVN ghi nhận 394.889 tỷ đồng doanh thu thuần,
tăng 17% so với năm 2018. Tuy nhiên, sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp
lại giảm 4%, đạt 51.037 tỷ đồng.
Trong năm, EVN
cũng ghi nhận 3.973 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng 8,5%; cùng với đó là
498 tỷ đồng từ công ty liên doanh, liên kết, giảm 13%.
Về chi phí, năm
qua, chi phí bán hàng của tập đoàn này đạt 7.134 tỷ đồng, tăng 6,3%; chi phí
quản lý doanh nghiệp đạt 13.635 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,5%.
Đáng chú ý, chi
phí tài chính trong năm giảm tới 23%, tương đương trên 6.500 tỷ đồng (chủ yếu
do giảm lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện), về mức 22.495 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2019, EVN đạt lợi nhuận trước thuế gần 12.500 tỷ đồng, tăng tới 38%
so với năm 2018.
Tính đến cuối
năm, tổng tài sản hợp nhất của EVN đạt trên 721.000 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,1%
sau một năm. Đáng chú ý, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của EVN
tăng 7% lên trên 53.600 tỷ đồng. Các khoản đầu tư ngắn hạn nắm giữ đến
ngày đáo hạn lên tới trên 61.500 tỷ đồng, tăng tới 56%.
Như vậy, tổng
các khoản tiền, tương đương tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn nắm giữ đến
ngày đáo hạn cuối năm 2019 lên đến trên 115.000 tỷ đồng, tăng mạnh 28% sau
một năm, tương đương tăng gần 25.000 tỷ đồng. Thông thường, phần lớn các
khoản này là tiền gửi ngân hàng, bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có
kỳ hạn đến 3 tháng và tiền gửi có kỳ hạn từ trên 3 tháng đến 1 năm.
Trong năm 2019,
giá điện bán lẻ đã được điều chỉnh tăng. Theo đó, từ ngày 20/3/2019, giá bán
lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng thêm 8,36% . Trên cơ sở giá bán
lẻ điện bình quân được điều chỉnh, giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử
dụng điện được xây dựng theo cơ cấu biểu giá tại Quyết định 28/2014.
Giá bán lẻ điện
sinh hoạt vẫn được chia làm 6 bậc thang với mức cao nhất là 2.927 đồng/kWh.
Cụ thể, giá bán
lẻ điện sinh hoạt bậc 1 (0 - 50kWh) là 1.678 đồng/kWh, bậc 2 (51 - 100kWh) là
1.734 đồng/kWh, bậc 3 (101 - 200kWh) là 2.014 đồng/kWh, bậc 4 (201 - 300kWh)
là 2.536 đồng/kWh, bậc 5 (301- 400kWh) là 2.834 đồng/kWh, bậc 6 (401kWh trở
lên) là 2.927 đồng/kWh.
Ông Đinh Quang
Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, việc điều chỉnh tăng giá điện lần này
giúp doanh thu EVN tăng hơn 20.000 tỷ đồng.
Biểu giá bán lẻ
điện sinh hoạt 6 bậc thang được các chuyên gia đánh giá là đang bộc lộ sự bất
hợp lý trong chênh lệch giá giữa các bậc. Chưa kể, tỷ trọng hộ dùng điện ở
nhóm khách hàng thấp (50kWh) đang giảm dần, nhóm trung bình và cao
(200-300kWh và 301kWh trở lên) tăng nhanh chóng. Việc chia nhỏ các bậc thang
sử dụng ở dưới 400kWh được xem là không có lợi cho đa số.
Tuy nhiên, mới
đây, trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Công thương cho biết đã xin Thủ tướng lùi
thời gian báo cáo về phương án sửa đổi biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt để tập
trung phòng chống dịch Covid-19.
Cụ thể, thực
hiện nhiệm vụ xây dựng đề án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện theo yêu
cầu được Quốc hội, Chính phủ giao, Bộ Công thương cho hay đã giao cho EVN
hoàn thiện đề án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
Theo đó, ngày
30/12/2019, EVN có công văn gửi Bộ Công thương báo cáo về đề án Cải tiến cơ
cấu biểu giá bán lẻ điện. Trên cơ sở báo cáo của EVN, Bộ Công thương xây dựng
các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, lấy ý kiến các cơ quan bộ
ngành, cơ quan Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và các tổ chức, hiệp hội.
Đến hết ngày
26/3/2020, Bộ Công thương đã nhận được 130/154 ý kiến góp ý của các cơ quan
đơn vị. Bộ Công thương đã tổng hợp ý kiến đầy đủ của các đơn vị và hoàn chỉnh
các phương án để báo cáo Thủ tướng xem xét.
Tuy nhiên, ngày
31/3/2020, Bộ Công thương cho hay đã có báo cáo Thủ tướng cho phép lùi thời
gian báo cáo về phương án sửa đổi biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt trong thời
điểm hiện nay.
Lý do là bởi hiện nay Chính phủ, các bộ ngành, trong đó có Bộ Công thương
đang tập trung thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng tại chỉ thị số 11 về các nhiệm
vụ, giải pháp cấp bách ứng phó với dịch Covid-19, chống dịch Covid-19.
Sau khi dịch
được kiểm soát, Bộ Công thương sẽ báo cáo phương án sửa đổi biểu giá bán lẻ
điện sinh hoạt để tổng hợp vào dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy
định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
Nếu đề xuất của
Bộ Công thương về việc lùi thời gian sửa biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt tới
sau khi dịch Covid-19 kết thúc được chấp thuận cũng đồng nghĩa những bất hợp
lý kể trên vẫn hiện hữu, gây thiệt hại cho một bộ phận người tiêu dùng. Nhiều
ý kiến cho rằng, đề xuất của Bộ Công thương có phần thiếu hợp lý khi các
doanh nghiệp và người dân đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh,
giảm giá điện luôn được đề xuất như một biện pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp
và người dân.
(Theo Đất Việt)
Minh Thái
|
Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét