Con
số lần đầu tiên có, hơn 7,7 triệu tỷ tài sản nhà nước
Cập nhật lúc 16:19
Tổng tài sản nhà nước là hơn 7,7 triệu tỷ
đồng, trong đó có hơn 3,1 triệu tỷ đồng là số nợ phải trả. Tuy vậy, số liệu
này được đánh giá là chưa đầy đủ, còn thiếu nhiều tài sản giá trị lớn.
Theo dự thảo
báo cáo của Chính phủ, tổng tài sản của Nhà nước tại thời điểm ngày
31/12/2018 là hơn 7,79 triệu tỷ đồng. Nguồn hình thành tài sản gồm: tổng
nguồn vốn của Nhà nước là trên 4,65 triệu tỷ đồng; tổng nợ Nhà nước phải trả
là 3,14 triệu tỷ đồng.
Thẩm tra dự thảo
báo cáo của Chính phủ về tài sản nhà nước, Ủy ban Tài chính ngân sách của
Quốc hội đánh giá: Năm 2018 là năm đầu tiên lập Báo cáo tài chính nhà
nước nhưng Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan tài chính các cấp, hệ thống Kho
bạc Nhà nước, các cơ quan, đơn vị khắc phục khó khăn để hoàn thành Báo cáo tài chính nhà nước trình Quốc hội. Đây là
nỗ lực rất lớn, thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc minh
bạch thông tin và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính nhà nước.
Do nhiều hạn
chế, bất cập trong thu thập dữ liệu nên Ủy ban này đánh giá số liệu báo cáo
tài chính nhà nước 2018 không thể bảo đảm chính xác. Đồng thời, báo cáo còn
thiếu số liệu về giá trị kết cấu hạ tầng đường bộ do địa phương
quản lý; thiếu tài sản kết cấu hạ tầng hàng không, đường sắt,
hàng hải, đường thủy nội địa, thủy lợi, đê điều... do trung ương và
địa phương quản lý. Đây là những tài sản có số lượng và giá trị
lớn nhưng thiếu số liệu để tổng hợp.
Theo Ủy ban Tài
chính ngân sách, mặc dù đã rất nỗ lực, quyết tâm nhưng số liệu báo cáo
tài chính nhà nước năm 2018 mới phản ánh được sơ lược tình hình tài
chính nhà nước, phản ánh được một phần tài sản và giá trị tài sản nhà
nước.
Ủy ban này lưu
ý tài sản nhà nước chỉ phản ánh được 7,79 triệu tỷ đồng không phải
là toàn bộ giá trị tài sản nhà nước của quốc gia.
Theo đánh giá
của Ủy ban tài chính ngân sách, tài sản của khối đơn vị hành chính sự nghiệp
rất lớn (3,65 triệu tỷ đồng) trong tổng tài sản nhà nước nhưng việc quản lý,
sử dụng tài sản của khu vực này còn nhiều bất cập. Vì vậy, Chính phủ cần thực
hiện các giải pháp để sắp xếp, quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài sản của
khu vực này, kiên quyết thu hồi, điều chuyển đối với các tài sản, nhà đất
không đúng tiêu chuẩn, định mức hoặc sử dụng lãng phí.
Ngoài ra, tài
sản của doanh nghiệp nhà nước cũng có giá trị lớn (1,55 triệu tỷ đồng) cho
nên Chính phủ cần quyết liệt hơn để khắc phục hạn chế đã kéo dài nhiều năm
như: Việc phê duyệt phương án cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước,
tiến độ cổ phần hóa còn chậm; hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của
một số DNNN còn hạn chế, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư...
Ủy ban Tài
chính ngân sách cũng lưu ý đến số nợ Nhà nước phải trả lớn lên đến 3,15 triệu tỷ đồng cho thấy
áp lực trả nợ của Nhà nước khá cao, tiền lãi phải trả hàng năm khá lớn là 104
nghìn tỷ đồng. Số liệu này bằng 68,5% bội chi ngân sách nhà nước năm 2018
trong điều kiện dư địa thu ngân sách hạn hẹp, sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế còn nhiều khó khăn.
Vì vậy để đảm
bảo an ninh tài chính quốc gia, Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị Chính phủ
cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và lưu ý
tới các rủi ro về nợ đang hiện hữu
(Theo VietNamNet) Lương Bằng
|
Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét