Trung Quốc
đang toan tính gì ở biển Đông?
Cập
nhật lúc 08:21
“Trong khi thế
giới đang bị phân tâm bởi đại dịch coronavirus, Trung Quốc đã âm thầm thực
hiện các hành động bán quân sự và pháp lý chính trị ở biển Đông hòng thay đổi
trò chơi ở khu vực”. Đó là nhận định của tạp chí Foreign Policy.
Trung Quốc sử dụng cả ba
lực lượng hải quân để bắt nạt các nước khác ở biển Đông
Theo
tờ tạp chí Mỹ, đừng bận tâm rằng các yêu sách của Bắc Kinh về cơ bản không
tương thích với luật pháp quốc tế đã được thiết lập về biên giới trên biển,
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển mà Trung Quốc đã phê chuẩn và theo đó, họ
cũng tuyên bố tuân thủ.
Đây là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Trung
Quốc nhằm tạo ra phiên bản riêng của Học thuyết Monroe, chính sách trong thế
kỷ 19 mà theo đó Mỹ tuyên bố toàn bộ Bắc và Nam Mỹ là khu vực họ có quyền
kiểm soát, loại trừ ảnh hưởng của các cường quốc châu Âu.
Bắc Kinh tìm kiếm một phạm vi ảnh hưởng quyết định với khả
năng phòng thủ quân sự để tăng chi phí cho bất kỳ sự can thiệp tiềm năng nào
của Mỹ. Tóm lại, trong khi thế giới chiến đấu với COVID-19, Trung Quốc đang
tiến gần hơn đến việc thiết lập sự thống trị của khu vực.
Những hành động này, và phản ứng của Mỹ và các quốc gia
trong khu vực, sẽ quyết định liệu tương lai của khu vực sẽ là sự cởi mở và
thịnh vượng hay ép buộc và xung đột.
Cố gắng tạo ra một sự đã rồi là cách duy nhất để diễn giải hành vi của Bắc Kinh trong những tuần gần đây. Vào ngày 18/4, Trung Quốc tuyên bố thành lập hai khu hành chính mới, một có trụ sở trên Đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo) và một trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Họ đã đặt tên 80 đảo nhỏ và các rạn san hô, bao gồm không chỉ những đảo nhân tạo mà còn 55 thực thể chìm dưới nước. TheoForeign Plicy, những hành động này nhằm tạo thực tế mới để củng cố các đòi hỏi chủ quyển phi lý nhằm kiểm soát 1,4 triệu dặm vuông biển Đông.
Để thực thi những yêu sách này trong năm qua, Trung Quốc
đã tăng áp lực bằng cách sử dụng ba lực lượng hải quân, các tàu quân sự, hải
cảnh và dân quân ở vùng biển ngoài khơi Indonesia, Malaysia, Việt Nam và
Philippines.
Việc đánh bắt cá bất hợp pháp của họ đã khiến Indonesia
tăng cường các hành động hải quân, bao gồm đánh chìm hơn một chục tàu đánh cá
Trung Quốc quanh quần đảo Natuna, được quốc tế công nhận là nằm ở vùng biển
Indonesia. Thay vì lùi lại, Trung Quốc đã tiếp tục đánh bắt cá bất hợp pháp
quanh quần đảo Natuna hồi cuối tháng 3, trong khi Trung Quốc không tranh chấp
chủ quyền với Indonesia đối với khu vực này.
Bắc Kinh đưa ra tuyên bố vô lý rằng đây là ngư trường
truyền thống của Trung Quốc từ thời cổ đại, như thể ngư dân Indonesia,
Malaysia hoặc Việt Nam (mà các tàu Trung Quốc quấy rối một cách có hệ thống)
không tồn tại trong quá khứ.
(Theo Tiền phong) Anh Minh
|
Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét