Dự án khu công nghệ cao đã bị các doanh nghiệp ‘thao túng’ thế
nào?
Cập nhật lúc 16:21
UBND TPHCM chấp
thuận cân đối, điều chuyển 5.668 trong tổng số 7.383 căn hộ và nền đất thuộc
8 dự án tái định cư để bố trí tái định cư cho “các dự án trọng điểm khác”
song thực tế các dự án này lại là những dự án có thu hoặc có tính chất thương
mại, có vốn đầu tư ngoài ngân sách.
Chiều nay (6/8), UBND TPHCM sẽ chính thức họp báo, công bố kế
hoạch thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình và Kết
luận của TTCP về sai phạm và xử lý sai phạm tại dự án Khu Công nghệ cao
(CNC). Cuộc họp báo dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 17 giờ tại Trung tâm Báo chí
TPHCM do Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan chủ trì.
Theo Kết
luận số 10/KL-TCQLĐĐ ngày 13/12/2015 của Thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ
Minh Tuấn cho Công ty cổ phần Kiến Á tham gia ký hợp đồng với Ban Quản lý Khu
Công nghệ cao để thi công đầu tư hạ tầng với tư cách chủ đầu tư là không đúng
quy định.
Lợi dụng tư
cách chủ đầu tư dự án, Công ty cổ phần Kiến Á đã chuyển nhượng khu B với
4,9ha trong khi chưa ký hợp đồng chuyển nhượng nền đất tại dự án. Sau đó, lại
chuyển nhượng nền nhà, thay đổi diện tích 1,8ha đất phân ra 166 lô (100 nền
liên kế và 66 nền biệt thự).
Hành vi này,
theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP), đã gây thất thoát cho ngân sách
thành phố 8 tỷ đồng do phải mua qua trung gian là công ty cổ phần Kiến Á.
Kết luận của
TTCP còn xác định Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Ban Bồi thường giải phóng
mặt bằng quận 9 đã rút vốn bồi thường của dự án khu CNC để tạm chi cho các
chủ đầu tư là Công ty Trách nhiệm hữu một thành viên Phát triển Khu Công nghệ
cao, Công ty cổ phần Kiến Á, Công ty Quản lý và Phát triển đô thị quận 9 xây
dựng dự án khu tái định cư. Đây là hình thức chiếm dụng vốn ngân sách Nhà
nước.
Theo kết
luận của TTCP, từ đề xuất của UBND quận 9, UBND TPHCM đã chấp thuận cân đối,
điều chuyển 5.668/7.383 căn hộ và nền đất thuộc 8 dự án tái định cư để bố trí
tái định cư cho “các dự án trọng điểm khác”.
Tuy nhiên,
trên thực tế, “các dự án trọng điểm khác” lại là các dự án có thu hoặc có
tính chất thương mại, có vốn đầu tư ngoài ngân sách. Việc làm này trái với
Luật Đất đai 2003 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Người
dân bị đẩy vào các khu tạm cư chật chội, TPHCM đem 5.668 căn hộ, nền đất tái
định cư của dự án khu công nghệ cao giao cho các dự án có tính chất thương
mại, sử dụng vốn ngoài ngân sách
Từ sai phạm
trên, TTCP kiến nghị Thủ tướng giao UBND TPHCM khẩn trương thu hồi tiền sử
dụng đất, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, giá thành xây dựng căn hộ
chung cư hoặc nền đất từ việc điều chuyển 5.668/7.383 căn hộ nói trên, chấm
dứt ngay việc chi tạm ứng từ nguồn kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng
của từng dư án cho chủ đầu tư.
TTCP cũng đề
nghị thu hồi 81 tỷ đồng của Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích quận
9 đã tạm ứng vốn ngân sách từ năm 2005 nhưng chưa hoàn trả lại ngân sách.
Cuối năm
2018, Tổ công tác liên ngành của TPHCM (gọi tắt là tổ công tác) do Chủ tịch
UBND quận 9 Trần Văn Bảy làm tổ trưởng đã gặp gỡ và thông tin với người dân
kết quả tổ chức thực hiện kết luận, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực
Trương Hòa Bình liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân.
Được
bố trí căn phòng khoảng 20 m2 cho 7 nhân khẩu, gia đình ông Lê Xuân Trường
xin căn phòng lớn hơn thì phải trả tiền thuê nhà gần 1 triệu đồng/tháng
Theo ông
Bảy, UBND TPHCM đã yêu cầu tổ công tác tổ chức lấy ý kiến của đại diện các hộ
dân khiếu nại, tố cáo về chính sách hỗ trợ và đơn giá bồi thường, đơn giá
chuyển nhượng nền và giá bán tái định cư đối với các hộ dân bị ảnh hưởng
trong phần diện tích gần 41ha (mà người dân cho rằng nằm ngoài ranh dự án.
TPHCM đang hoàn thiện đơn giá đất bồi thường (đã được xác định từ tháng 4/2007 đối với phần đất 41 ha vừa nêu và sẽ niêm yết công khai để người dân có ý kiến.
Ngoài ra,
UBND TPHCM cũng thống nhất chuyển đổi công năng khu đất 4.000m² ở mặt tiền
đường Lê Văn Việt (đang được quy hoạch làm đất giáo dục) thành đất ở để phân
lô bố trí tái định cư cho các trường hợp đủ điều kiện.
Tháng 5/2018, UBND TPHCM đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài tại dự án Khu CNC và Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tại dự án Khu CNC, UBND TPHCM cho biết đã rà soát, kiểm tra việc hoán đổi "1.111,5 m2 đất công" cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Minh Tuấn và đã thu hồi các giấy chứng nhận đã cấp cho công ty này đối với diện tích đất nền quy đổi từ diện tích đất "công" thuộc dự án. UBND quận 9 đã tiếp nhận toàn bộ quỹ đất nền hoán đồi để tái định cư cho các hộ dân.
Liên quan
đến việc thu nhồi đất, kết luận của TTCP nêu rõ các quyết định thu hồi đất
của UBND TPHCM không phối hợp với các bộ ngành liên quan, trái với chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2008,
UBND TPHCM phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 Khu
CNC, xác định diện tích tổng thể của dự án là 913 ha, trong đó, đất khu CNC
là 872ha và đất các dự án khác nằm trong ranh dự án là 41 ha.
Tuy nhiên,
hai năm sau, Quyết định 24/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành, phê duyệt
điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2025 xác định Khu CNC có quy mô
872ha. Đặc biệt, Quyết định này không có chi tiết nào đề cấp đến 41ha mà UBND
TPHCM phê duyệt dưới tên gọi “các dự án khác.”
Dự án khu
công nghệ cao đã bị các doanh nghiệp ‘thao túng’ như thế nào? - ảnh 5
Ông Nguyễn
Xuân Ngữ, một trường hợp đang khiếu nại vừa được tiếp xúc với Chủ tịch UBND
TPHCM. Sai phạm trong quá trình triển khai dự án gây bức xúc và khiếu kiện
kéo dài của nhiều hộ dân
Ngoài ra,
UBND TPHCM giao UBND quận 9 thu hồi thêm 149 ha đất nằm ngoài ranh Khu CNC
(khu 913 ha) để lập 9 dự án gồm 7 dự án tái định cư, 1 khu nhà ở chuyên gia
và 1 khu nhà lưu trú cho công nhân. Tổng diện tích UBND TPHCM đã thu hồi lên
tới 1.062ha đất.
Trong tổng
số 3.113 hộ dân bị thu hồi nhà đất có tới 2.035 hồ sơ được UBND quận 9 kiểm
kê, ban hành quyết định công bố giá trị bồi thường trước ngày Luật Đất đai
2003 có hiệu lực (ngày 1/7/2004), gây thiệt thòi cho người dân, dẫn tới bức
xúc và khiếu nại kéo dài.
Trong 3 ngày
31/7, 1 và 2/8, tại trụ sở UBND phường Tăng Nhơn Phú A (quận 9), Chủ tịch
UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong và các Phó Chủ tịch Ngô Minh Châu, Võ Văn Hoan
đã tiếp xúc, đối thoại với các hộ dân đang khiếu nại, tố cáo liên quan đến dự
án Khu CNC. Từng hộ dân đã được lãnh đạo UBND TPHCM tiếp riêng. Báo chí không
được tham dự và người dân khi đến UBND phường phải xuất trình giấy tờ, thư
mời, nếu đúng thành phần mới được vào.
(Theo Tuổi trẻ) HUY THỊNH
|
Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét