Bộ Chính trị yêu cầu rà soát an ninh
các dự án đầu tư nước ngoài
Cập nhật lúc 15:07
Xây dựng cơ chế đánh giá an ninh, tiến hành rà soát an ninh
đối với các dự
ánđầu tư nước ngoài là một trong các giải pháp nâng cao chất
lượng đầu tư nước ngoài trong nghị quyết vừa được Bộ
Chính trị ban hành.
Tổng
bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết của Bộ
Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng,
hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Ảnh Ngọc
Thắng
Ngày
20.8, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết của Bộ
Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng,
hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
“Chuyển giá”, “đầu tư núp bóng” có xu hướng gia tăng
Nghị
quyết của Bộ Chính trị đánh giá, qua 30 năm đổi mới, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh và có hiệu quả,
trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hoạt
động đầu tư nước ngoài ngày càng sôi động, nhiều tập đoàn đa quốc gia,doanh nghiệp lớn với công
nghệ hiện đại đầu tư
vào nước ta; quy mô vốn và chất lượng dự án tăng, góp phần tạo việc làm,
thu nhập cho người lao động;
nâng cao trình độ, năng lực sản xuất; tăng thu ngân sách nhà nước, ổn định
kinh tế vĩ mô...
Tuy
nhiên, Bộ Chính trị cũng cho rằng, việc thu hút, quản lý và hoạt động đầu tư
nước ngoài vẫn còn những tồn tại, hạn chế và phát sinh những vấn đề mới, như:
thể chế chính sách chưa theo kịp yêu cầu phát triển; chính sách ưu đãi còn dàn trải, thiếu nhất quán, không
ổn định; môi trường đầu tư kinh
doanh, năng lực cạnh tranh vẫn còn hạn chế; chất lượng, hiệu quả
thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài chưa cao...
Bộ
Chính trị nhấn mạnh các hiện tượng chuyển giá, đầu tư "chui", đầu
tư "núp bóng" ngày càng tinh vi và có xu hướng gia tăng. Một số
doanh nghiệp, dự án sử dụng lãng phí tài nguyên, đất đai, vi phạm chính sách, pháp
luật về lao động,
tiền lương, thuế, bảo hiểm xã hội, môi trường;.. phát sinh nhiều vụ việc
tranh chấp, khiếu kiện phức tạp cả trong nước và quốc tế.
Theo
Bộ Chính trị, những hạn chế yếu kém nêu trên có nguyên nhân chủ yếu là do chủ
quan từ việc nhận thức của các cấp, các ngành của xã hội còn chưa đầy đủ,
nhất quán; thu hút đầu tư nước ngoài còn thiếu chọn lọc; năng lực của đội ngũ
cán bộ làm công tác thu hút, quản lý đầu tư nước ngoài nhiều nơi còn hạn chế,
thiếu tính chủ động, sáng tạo; khả năng phân tích, dự báo còn bất cập.
Bên
cạnh đó, việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm có lúc, có nơi chưa nghiêm.
Bổ sung điều kiện về quốc phòng an ninh
Từ
thực tiễn trên, Bộ Chính trị cho rằng, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến
khích và tạo điều kiện phát triển lâu dài, song phải chủ động thu hút có chọn
lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí
đánh giá chủ yếu.
Bộ
Chính trị đặt mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách hợp tác đầu tư nước
ngoài có tính cạnh tranh cao, hội nhập quốc tế để khắc phục những tồn tại,
hạn chế hiện nay; tạo lập môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc
nhóm ASEAN 4 trước năm 2021, thuộc nhóm ASEAN 3 trước năm 2030.
Để
thực hiện các mục tiêu trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo định hướng
trên, Bộ Chính trị yêu cầu phải hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật để khắc
phục những hạn chế, bất cập hiện nay. Đặc biệt, nghiên cứu, xây dựng các quy
định khắc phục tình trạng "vốn mỏng", chuyển giá, đầu tư
"chui", đầu tư "núp bóng".
Đặc
biệt, nghiên cứu bổ sung quy định "điều kiện về quốc phòng, an ninh" trong quá
trình xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc các văn bản có giá
trị pháp lý tương đương) đối với dự án đầu tư mới, và quá trình xem xét, chấp
thuận đối với hoạt động đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần
vốn góp.
Về
chính sách đầu tư, Bộ Chính trị yêu cầu xây dựng danh mục hạn chế, không thu
hút đầu tư nước ngoài phải phù hợp với các cam kết quốc tế; ngoài danh mục
này, nhà đầu tư nước ngoài được đối xử bình đẳng như nhà đầu tư trong nước.
Xây
dựng các tiêu chí về đầu tư để lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với
quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn. Xây dựng cơ chế
đánh giá an ninh và tiến hành rà soát an ninh đối với các dự án, hoạt động
đầu tư nước ngoài có hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Đồng
thời, quy định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư về bảo vệ môi trường trong quá
trình đầu tư, triển khai dự án và hoạt động của doanh nghiệp trong suốt thời
gian thực hiện dự án theo quy định của pháp luật. Hoàn thiện pháp luật về
chống chuyển giá theo hướng nâng lên thành luật, xây dựng bộ máy chuyên trách
chống chuyển giá đủ mạnh, đủ năng lực.
Giai đoạn 2021-2025 thu hút tới 200 tỉ USD
Bộ
Chính trị đặt mục tiêu vốn đăng ký giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 150 - 200 tỉ
USD (30 - 40 tỉ USD/năm); giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 200 - 300 tỉ USD (40 -
50 tỉ USD/năm).
Vốn
thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 100 - 150 tỉ USD (20 - 30 tỉ USD/năm);
giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 150 - 200 tỉ USD (30 - 40 tỉ USD/năm).
Tỉ
lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi
trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so
với năm 2018.
Tỉ
lệ nội địa hoá tăng từ 20 - 25% hiện nay, lên mức 30% vào năm 2025 và 40% vào
năm 2030. Tỉ trọng lao động qua đào tạo trong cơ cấu sử dụng lao động từ 56%
năm 2017 lên 70% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.
(Theo Thanh Niên) Lê Hiệp
|
Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét