“Trung Quốc muốn
được tôn trọng thì phải biết tôn trọng nước khác”
Cập nhật lúc 15:02
Vị quan chức Philippines cho rằng, 1 quốc gia muốn những quy tắc và
đường biên giới của mình được tôn trọng thì họ cũng nên làm như vậy với nước
khác.
Mỹ lại tố Trung
Quốc “bắt nạt”
Nhà Trắng hôm
20/8 vừa qua đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc sử dụng “các thủ đoạn bắt nạt”
trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông, nhấn mạnh Washington sẽ chống
lại cách hành xử kiểu này.
"Những nỗ
lực leo thang gần đây của Trung Quốc nhằm đe dọa, buộc những nước khác phải
từ bỏ việc khai thác tài nguyên ở Biển Đông là đáng lo ngại. Mỹ ủng hộ mạnh
mẽ các quốc gia chống lại hành vi cưỡng ép và các thủ đoạn bắt nạt, đe dọa đến
hòa bình và an ninh khu vực”, Cố vấn an ninh Quốc gia Mỹ John Bolton viết
trên Twitter.
Theo Phil Star,
Trung Quốc bị tố triển khai tàu chiến, quân sự hóa các tiền đồn trên những
hòn đảo nhân tạo mà nước này bất chấp luật pháp quốc tế để tạo ra trên Biển
Đông, sẵn sàng sử dụng các biện pháp thô bạo với tàu đánh cá của các nước ở
vùng biển mà cả Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines đều có tuyên bố chủ
quyền.
Mỹ - quốc gia
vốn khẳng định rõ lập trường không đứng về bất kỳ bên nào trong tranh chấp
Biển Đông đã nhiều lần chỉ trích tham vọng của Trung Quốc thống trị Biển Đông
– một trong những tuyến đường vận tải hàng hải nhộn nhịp và quan trọng bậc
nhất trên thế giới.
Trung Quốc đã
làm gì để xâm nhập vùng biển Philippines?
Từ Manila, Bộ
trưởng Nội các Philippines Karlo Alexei Nograles nói rằng dù Tổng thống
Rodrigo Duterte có thể đã không hài lòng khi nghe thông tin về sự xâm nhập
của các tàu Trung Quốc vào vùng biển của Philippines nhưng chính quyền của
ông không từ bỏ các biện pháp hòa bình để giải quyết bất kỳ cuộc xung đột nào
với Trung Quốc.
“Tôi nghĩ rằng
họ đã làm chuyện gì đó với Hệ thống nhận dạng tàu thuyền… Họ đã tắt hệ thống
này khi đi qua vùng biển của chúng tôi. Chúng tôi chỉ có thể giám sát các tàu
thuyền thương mại”, ông Nograles nói về lời trách móc hiếm hoi của Tổng thống
Duterte đối với việc Trung Quốc điều tàu chiến đến khu vực ngoài khơi chỉ
cách bờ biển của Manila vài hải lý.
Người phát ngôn
của Tổng thống Duterte, Salvador Panelo hôm 20/8 đã đưa ra yêu cầu đảm bảo
tính minh bạch trong bối cảnh quân đội Philippines bày tỏ sự thất vọng khi
nhiều lần phát hiện tàu chiến Trung Quốc di chuyển trong vùng lãnh hải 12 hải
lý của nước này, tại nhiều địa điểm khác nhau.
Ông Panelo nói:
“Toàn bộ tàu nước ngoài đi qua lãnh hải của chúng tôi phải thông báo trước và
nhận được sự chấp thuận từ cơ quan chính phủ chuyên trách trước khi thực hiện
hành động này… Chúng tôi chấp thuận một cách hữu nghị hoặc chúng tôi sẽ hành
xử một cách không thân thiện”.
Lực lượng bảo
vệ bờ biển Philippines đã sẵn sàng
Lực lượng bảo
vệ bờ biển Philippines cho biết, họ sẵn sàng thi hành mệnh lệnh của Tổng
thống.
“Chúng tôi đã
sẵn sàng để thực hiện các mệnh lệnh. Chúng tôi sẵn sàng làm điều đó và triển
khai tàu. Chúng tôi cũng sẽ hợp tác và làm theo hướng dẫn của Hội đồng An
ninh Quốc gia (NSC)”, người phát ngôn lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines
Armand Balilo cho biết.
Phát
biểu tại một diễn đàn truyền thông, ông Nograles cho biết, Tổng thống Duterte
đã ra lệnh giám sát kỹ lưỡng tất cả tàu thuyền (cả tàu thương mại lẫn tàu quân
sự) đi qua vùng biển Philippines.
“Đó là một
thách thức bởi vì Tổng thống đã tuyên bố như vậy. Thành bại của điều này sẽ
phụ thuộc vào lực lượng an ninh của chúng tôi”, Nograles nói.
Mặc dù vậy, Bộ
trưởng Nội các Philippines khẳng định Chính phủ sẽ tuân thủ giao thức trong
việc đối phó với các tàu nước ngoài xâm phạm. Trong đó, việc lên tiếng phản đối
thông qua con đường ngoại giao cũng là một trong những giao thức được ưu tiên.
Theo ông
Nograles, giới chức Philippines muốn tìm hiểu tất cả các lựa chọn có thể để
giải quyết tranh chấp một cách hòa bình với các nước bạn bè trong khu vực.
“Như những người
hàng xóm thân thiện, chúng ta vẫn có thể nói chuyện, các đường dây liên lạc
vẫn đang mở, đó là điều mà chúng tôi hiện đang theo đuổi thực hiện. Có rất
nhiều cơ hội để chúng ta xoa dịu căng thẳng ngay bây giờ bởi vì đây có thể
chỉ là vấn đề hiểu lầm. Và những hiểu lầm có thể được giải quyết tốt nhất nếu
như có những cuộc thảo luận lành mạnh”, ông Nograles nhấn mạnh.
Các Thượng nghị
sĩ Philippines cũng đã lên tiếng ủng hộ chỉ thị của Tổng thống Duterte yêu
cầu các tàu nước ngoài khi đi qua vùng biển của nước này cần phải xin phép.
“Tổng thống
xứng đáng nhận được sự ủng hộ của mọi người đối với hướng dẫn mới nhất này”,
ông Panfilo Lacson, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc gia của Thượng
viện Philippines nói và lưu ý rằng chỉ thị của Tổng thống là rõ ràng cho tất
cả các cơ quan của Chính phủ có liên quan để đưa ra động thái cần thiết đối
phó với bất kỳ tình huống nào liên quan đến vấn đề này.
Lãnh đạo phe đa
số tại Thượng viện Juan Miguel Zubiri thì nói rằng Philippines với tư cách là
một quốc gia có chủ quyền cần được đối xử tôn trọng.
“Tôi tin vào
quy tắc vàng ‘bạn hãy đối xử với người khác như cách bạn muốn được đối xử”.
Những quốc gia muốn những quy tắc và đường biên giới của họ được tôn trọng
thì bản thân họ cũng nên làm như vậy đối với chúng tôi”, ông Zubiri nói với
các phóng viên.
Ông Zubiri cũng nhấn mạnh các bước mà
Chính phủ Philippines nên thực hiện để đối phó với tình hình hiện nay bao gồm
cả việc hiện đại hóa quân đội, lực lượng cảnh sát biển để có thể giám sát các
tàu nước ngoài xuất hiện trái phép trong vùng biển nước này./.
(Theo VOV.VN) Hùng
Cường biên dịch
|
Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét