Rầm rộ tăng lãi suất trên 8,5%/năm,
chọn ngân hàng cao nhất bỏ tiền
Cập nhật lúc 16:17
Từ đầu tháng 8, nhiều ngân
hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi ở các kỳ hạn dài lên 8,5%/năm. Thậm
chí, có những ngân hàng huy động VND với lãi suất ở mức tối đa 10,2%/năm.
Hồi đầu năm,
chỉ có một vài ngân hàng niêm yết mức lãi suất huy động tiền gửi 8,5-8,6%/năm. Song
hiện nay, mức lãi suất huy động cao nhất đã lên tới 10,2%/năm, còn mức lãi
suất huy động trên 8,5%/năm cũng đã nhiều hơn trước.
Trong đó, ngân hàng Bản Việt (VietCapitalBank) hiện là ngân hàng có mức lãi suất huy động cao nhất thị trường. Sản phẩm chứng chỉ tiền gửi mới phát hành của ngân hàng này có lãi suất cao nhất tới 10,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 60 tháng. Sản phẩm chứng chỉ tiền gửi các kỳ hạn khác của VietCapitalBank cũng có lãi suất rất cao: kỳ hạn 48 tháng có lãi suất 10%/năm; kỳ hạn 36 tháng có lãi suất 9,8%/năm, kỳ hạn 24 tháng có lãi suất 9,5%/năm. Chứng chỉ tiền gửi của nhà băng này có mệnh giá tối thiểu 10 triệu đồng với khách hàng cá nhân và 100 triệu đồng với khách hàng tổ chức. VIB hiện cũng trả lãi suất tới 9,1%/năm cho sản phẩm chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn 61 tháng, trả lãi 12 tháng một lần.
Không chỉ tăng
mạnh với lãi suất chứng chỉ tiền gửi mà lãi suất với tiền gửi kỳ hạn dài cũng
đang được một số ngân hàng đẩy lên rất cao. Theo đó, nhiều ngân hàng gần đây
đã trả lãi suất tới 8,5-8,6%/năm cho tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài trên 12
tháng.
Từ 20/8,
Eximbank sẽ trả lãi suất lên đến 8,5%/năm cho khách hàng khi gửi tiền online
trên Internet Banking hoặc Mobile Banking, áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng, 36
tháng. Còn với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, Eximbank cũng trả lãi suất
đến 8,4%/năm, áp dụn cho kỳ hạn gửi 24 tháng, 36 tháng.
Trong khi đó, VPBank lại áp dụng mức lãi suất từ 8,1-8,4%/năm cho các kỳ hạn
18 tháng, 24 tháng và 36 tháng theo nhiều hình thức khác nhau,
Còn tại PVCombank, lãi suất cao nhất là 8,5%/năm ở kỳ hạn 13 tháng, với số tiền
gửi mới tối thiểu 500 tỷ đồng.
TPBank cũng áp dụng mức lãi suất cao nhất là 8,6%/năm nhưng chỉ áp dụng cho
khoản tiền gửi mới từ 500 tỷ trở lên. Nhưng tại ngân hàng này, khách hàng có
số tiền nhỏ và lựa chọn sản phẩm tiết kiệm phù hợp vẫn có thể có được lãi
suất xấp xỉ 8,5%/năm.
Trong cuộc đua lãi suất, SCB cũng tung ra sản phẩm tiết kiệm mới với lãi suất
cao nhất là 8,55%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 24
tháng, 36 tháng.
Mới đây, SHB đã điều chỉnh lãi suất cao nhất lên mức 8,2%/năm, áp dụng với
tất cả khoản tiền gửi kỳ hạn 13 tháng. Còn ở kỳ hạn 12 tháng, nhà băng này
cũng được điều chỉnh mức lãi suất tăng lên 8,1%/năm.
OCB cũng công
bố biểu lãi suất áp dụng từ ngày 12/8 với lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất tại
quầy là 8%/năm, áp dụng với kỳ hạn 36 tháng.
ABBank cũng áp
dụng lãi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cao nhất là 8,5%/năm.
Việc lãi suất chứng chỉ tiền gửi và lãi suất với tiền gửi kỳ hạn dài liên tục
tăng có nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các ngân hàng đẩy
mạnh huy động vốn nhằm đón đầu cơ hội kinh doanh trong các tháng cuối năm.
Một lý do nữa là việc điều chỉnh mạnh lãi suất có thể xuất phát từ việc ngân
hàng nhà nước siết chặt tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn trong năm
2019 từ 45% xuống còn 40%, buộc các ngân hàng phải đẩy mạnh huy động vốn dài
hạn nhằm đảm bảo tỉ lệ vốn theo yêu cầu.
Mặt khác, cuộc đua phát hành trái phiếu bất động sản và những trường hợp phát
hành trái phiếu để đảo nợ cho khách hàng cũng được xem là một trong những lý
do đẩy mặt bằng lãi suất lên cao. Vì lí do đó, các ngân hàng thương mại cũng
rầm rộ tham gia vào cuộc đua lãi suất.
Trước "cuộc đua" lãi suất giữa các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước
vừa phải phát đi văn bản cảnh báo, trong đó khẳng định sẽ có biện pháp xử lý
nghiêm trường hợp vi phạm quy định của pháp luật, bao gồm cả biện pháp thu
hẹp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của tổ chức tín dụng vi phạm.
Theo cơ quan ngân hàng Trung ương, động thái tăng lãi suất này làm tiềm ẩn
nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển lành mạnh của hệ thống
ngân hàng, tạo diễn biến tâm lý tiêu cực trên thị trường, có nguy cơ dẫn đến
cuộc đua về lãi suất huy động giữa các tổ chức tín dụng, gây bất ổn thị
trường tiền tệ.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước yêu
cầu các nhà băng phải duy trì mặt bằng lãi suất huy động hợp lý, phù hợp với
khả năng cân đối vốn, không làm ảnh hưởng đến sự ổn định và mặt bằng lãi suất
trên thị trường.
(Theo VietNamNet) Anh Tuấn
|
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét