Tập đoàn TQ muốn rót 2tỷ USD vào Nghi
Sơn: Mừng, nhưng...
Cập nhật lúc 15:22
Theo chuyên gia, việc đầu tư
xây dựng nhà máy Ferrochrome Carbon là đáng mừng nhưng phải chú trọng đến vấn
đề môi trường.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND
tỉnh Thanh Hoa mới đây, Tổng Giám đốc Tập đoàn Mintal (Hongkong, Trung Quốc)
đã đề xuất đầu tư nhà máy sản xuất Ferrochrome Carbon, thép không gỉ và kim
loại màu tại khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) với tổng kinh phí thực hiện là
2 tỷ USD, diện tích dự kiến 300ha.
Trao đổi với Đất Việt, chuyên gia
luyện kim - GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ
thuật Sài Gòn, đánh giá đây là thông tin đáng mừng.
Ông cho biết, Thanh Hóa có mỏ cromit
lớn ở Cổ Định (huyện Nông Cống), lâu nay vẫn xuất thô, giờ nếu
có nhà máy sản xuất Ferrochrome Carbon, thép không gỉ và kim loại
màu thì có thể tận dụng được nguồn tài nguyên ở địa
phương để sản xuất ra sản phẩm, không phải xuất thô nữa.
Hiện nay, khi sản xuất các loại thép
hợp kim, đặc biệt thép không gỉ thường đòi hỏi lượng Ferrochrome cao
nhằm nâng cao độ bền, độ cứng đồng thời chống gỉ.
"Chính vì thế, nếu đầu tư xây dựng
nhà máy là điều rất tốt, nếu là nhà đầu tư Hongkong thì càng càng mừng
vì doanh nghiệp Hongkong làm ăn sòng phẳng hơn", GS.TSKH Phạm Phố
nhận xét.
Dù vậy, khi sản xuất Ferrochrome
Carbon, thép không gỉ, kim loại màu, vị chuyên gia đặc biệt lưu ý đến vấn đề
khí thải, nước thải. Đối với khí thải, đó là các oxit carbon,
oxit nitơ..., và những hạt bụi cực nhỏ, do đó nếu xử lý không tốt sẽ gây
hại cho môi trường. Tương tự, phải xử lý nước thải trước khi đưa ra
ngoài.
"Chi phí đầu tư cho vấn đề
môi trường của một nhà máy luyện kim, nhất là kim loại màu, thường
chiếm khoảng 40% tổng mức đầu tư của dự án và bởi chi phí lớn như vậy
nên chủ đầu tư nhiều dự án thường trốn tránh, lần lữa không xây dựng, gây hại
cho môi trường.
Phải bắt buộc xây dựng nhà máy song
song với việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Đầu tiên người ta
sẽ xây dựng một nhà máy tuyển để tuyển Cromit, nâng cao hàm lượng Cromit
lên, sau đó đưa vào lò hoàn nguyên. Lò điện hồ quang sẽ sinh ra nhiều khí
thải. Còn xỉ của nhà máy phải tính phương án dùng làm nguyên
vật liệu để làm đường hoặc phải có bãi đổ. Nước thải ra thì phải có bể chứa
riêng, xử lý, sau đó mới đưa ra ngoài.
Như vậy, bên cạnh việc xây dựng nhà máy
tuyển, hệ thống lò điện hồ quang, đúc ra sản phẩm thì phải đồng thời xây dựng
luôn hệ thống xử lý khí thải (hệ thống khử bụi, hệ thống khử khí thải,
bể xử lý nước thải).
Để làm được điều này cần có
sự kiên quyết của các lãnh đạo địa phương khi ký duyệt dự
án. Bên cạnh đó, cần lưu ý thực hiện nghiêm túc cả vấn đề bảo hộ lao
động", GS.TSKH Phạm Phố phân tích.
Vị chuyên gia nhấn mạnh, công nghệ, kỹ
thuật ở nhà máy tuyển, lò điện hồ quang... không hề khó và những công nghệ,
kỹ thuật này hiện nay trên thế giới rất tiên tiến, điều quan trọng là phải xử
lý triệt để vấn đề môi trường.
(Theo Đất Việt)
Thành Luân
|
Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét