Nhiều doanh nghiệp FDI dính nghi án chuyển giá
Cập nhật lúc
14:31
Trong quá trình
hoạt động tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (DN
FDI) dính nghi án chuyển giá do liên tục khai báo lỗ nhưng vẫn mở rộng nhà
máy sản xuất.
Mặc dù báo lỗ nhưng Metro Việt Nam vẫn mở thêm 19 điểm bán lẻ trên
toàn quốc ảnh: Hồng Vĩnh
Theo Cục thuế TP HCM, từ khi bắt đầu hoạt động ở Việt Nam năm
1992, Công ty Coca - Cola liên tục báo lỗ. Đến tháng 12/2012, tổng số lỗ lũy
kế của Coca-Cola Việt Nam lên đến 3.768 tỷ đồng, vượt quá số vốn đầu tư ban
đầu. Trong khi đó, sản lượng thực tế của công ty tăng trưởng khoảng 20% mỗi
năm và công ty mở rộng nhà máy sản xuất. Từ năm 2013, Coca-Cola Việt Nam đã
bắt đầu báo lãi và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cùng trong ngành nước giải khát,
Pepsi Việt Nam cũng bị nghi án chuyển giá. Trong gần 20 năm hoạt động tại
Việt Nam (từ năm 1991), công ty liên tục kê khai lỗ và không phải nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp. Trong khi đó, Pepsi Việt Nam tiếp tục đầu tư thêm
nhiều nhà máy mới ở các địa phương để mở rộng thị phần.
Metro Việt
Nam bắt đầu kinh doanh ở Việt Nam từ đầu năm 2002 với số vốn ban đầu là 120
triệu USD. Sau khoảng 12 năm hoạt động, Metro Việt Nam đã 6 lần thay đổi giấy
phép kinh doanh, nâng tổng vốn đầu tư tại Metro Việt Nam lên hơn 301 triệu
USD. Tuy nhiên, Metro Việt Nam liên tục kê khai lỗ với số lỗ lũy kế lên đến
1.657 tỷ đồng và chỉ duy nhất năm 2010 là có lãi 173 tỷ đồng.
Mặc dù lỗ,
Metro Việt Nam vẫn tiếp tục mở thêm 19 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Từ kết quả
này, cơ quan thanh tra thuế đã vào cuộc và xác định có hành vi chuyển giá,
qua đó yêu cầu Metro Việt Nam điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu trừ và truy thu
thuế với số tiền lên đến hơn 500 tỷ đồng và xác định Metro Việt Nam đã có lãi
trong 2 năm 2010 và 2011 với số tiền 234,8 tỷ đồng.
Một doanh
nghiệp khác dính nghi án chuyển giá là Adidas. Các sản phẩm của Adidas đến
Việt Nam từ năm 1993. Đến năm 2009, công ty con của Adidas mới được thành lập.
Adidas dính
nghi án chuyển giá theo phương thức liên kết giữa công ty mẹ và các công ty
con thuộc tập đoàn Adidas nhằm né thuế thu nhập tại Việt Nam. Cụ thể, Adidas
Việt Nam đăng ký hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong vai trò là nhà phân
phối bán buôn nhưng thực tế lại phát sinh chi phí của nhà bán lẻ. Các chi phí
của doanh nghiệp bán lẻ như hỗ trợ vật dụng cho nhà bán lẻ, tiền tiếp thị
quốc tế, phí quản lý vùng, tiền hoa hồng mua hàng. Đặc biệt, Adidas Việt Nam
không phải là nhà sản xuất, nhưng phát sinh khoản tiền bản quyền.
Theo thống
kê, Adidas Việt Nam thanh toán cho Công ty Adidas AG phí bản quyền 6%, chi
phí tiếp thị quốc tế 4% doanh thu ròng đối với các sản phẩm được tiêu thụ và
cả giá trị sản phẩm được cấp phép. Do phát sinh quá nhiều chi phí trung gian
đầu vào đã khiến cho giá thành nhập khẩu các sản phẩm Adidas tại thị trường
Việt Nam bị đội lên cao, làm cho Adidas Việt Nam luôn rơi vào tình trạng thua
lỗ và không phải nộp thuế thu nhập.
Mặc dù
lỗ, Metro Việt Nam vẫn tiếp tục mở thêm 19 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Từ kết
quả này, cơ quan thanh tra thuế đã vào cuộc và xác định có hành vi chuyển
giá, qua đó yêu cầu Metro Việt Nam điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu trừ và truy
thu thuế với số tiền lên đến hơn 500 tỷ đồng và xác định Metro Việt Nam đã có
lãi trong 2 năm 2010 và 2011 với số tiền 234,8 tỷ đồng.
Theo Tiền Phong
|
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét