Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

Mẹ con người Triều Tiên đào tẩu khỏi cảnh đói nghèo rồi chết đói giữa Thủ đô Seoul

Cập nhật lúc 15:01

Khi Han, một người đào tẩu từ Triều Tiên, và con gái 6 tuổi của cô được tìm thấy tại một căn hộ thuê ở tây nam Seoul, họ đã chết được vài tuần.  


(Ảnh: NK News)
Bưu điện Hoa nam Buổi sáng đưa tin, người quản lý tòa nhà chỉ phát hiện các thi thể sau khi được cảnh báo về mùi lạ. Căn hộ bị cắt nước do chưa thanh toán tiền, và tủ lạnh không có gì ngoài một ít bột ớt.
Bà mẹ 42 tuổi, người đào tẩu khỏi Triều Tiên một thập niên trước, đã rút 3.858 won cuối cùng từ một tài khoản ngân hàng Hàn Quốc hồi tháng 5, theo nguồn tin của cảnh sát. Mặc dù kết quả khám nghiệm tử thi chưa được tiết lộ, nhưng giới chức không tìm thấy bằng chứng về một vụ tử tử hay bị hãm hại và nhiều khả năng hai mẹ con chết vì đói.
Các thông tin quanh cái chết của hai mẹ con người đào tẩu Triều Tiên đã gây sốc tại Hàn Quốc, gây ra một câu hỏi rằng làm thế nào mà một trong những quốc gia thịnh vượng nhất châu Á lại đối xử như vậy với những người có nguy cơ bị tổn thương sau khi chạy khỏi Triều Tiên.
Nhiều người Hàn Quốc đã đặt câu hỏi, làm sao mà một người trốn khỏi Triều Tiên lại gặp một kết thúc thảm khốc tại một quốc gia tự nhận là an toàn đối với những người đào tẩu và tự hào về mức thu nhập bình quân đầu người cao ngang ngửa Italy.
“Chúng ta đã ở đâu?”, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc đặt câu hỏi trong một tiêu đề bài viết đăng tải ngày 14/8.
“Liệu có cơ hội nào để cưu sống họ?”, Readers’ News, một tờ báo có trụ sở tại Seoul, nêu câu hỏi. “Thật đau lòng khi người đào tẩu từ Triều Tiên lại trở thành nạn nhân của tình trạng chết đói và có thể chết như thế này ở Seoul”, Moon Seong-ho, phát ngôn viên đảng Hàn Quốc Tự do, đặt câu hỏi.
Cảm giác phân biệt đối xử
Các khoảng cách trong hệ thống phúc lợi của Hàn Quốc đang trở thành tâm điểm chú ý.
Mặc dù bà Han, người đã ly dị người chồng Hàn Quốc gốc Trung Quốc hồi đầu năm nay, nhận được 100.000 won (82USD) tiền hỗ trợ nuôi con mỗi tháng từ chính phủ nhưng mà không xin các khoản trợ cấp khác mà bà được hưởng, theo các quan chức phúc lợi địa phương.
Giữa lúc bị chỉ trích mạnh mẽ, Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cơ quan chuyên giải quyết vấn đề ổn định cho những người đào tẩu, đã cam kết điều chỉnh các thiếu sót để giúp những người đào tẩu có thể nhận các khoản trợ giúp họ cần.
“Chính phủ cần tích cực hơn trong việc thông báo với họ về hệ thống an sinh xã hội mà họ có thể sử dụng để sinh tồn”, Lim Jae-Cheon, một giáo sư chuyên nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Hàn Quốc ở Seoul, nói. “Chính phủ cũng cần xem xét tình hình tài chính của những người đào tẩu tại Hàn Quốc chặt chẽ hơn nữa”.
Dù nghiễm nhiên nhận được quyền công dân và sợ trợ giúp về nhà ở và các nhu cầu cơ bản, nhiều người Triều Tiên đã phải vật lộn tồn tại trong một đất nước Hàn Quốc đầy cạnh tranh, nơi bằng đại học chỉ được coi là điều kiện tiên quyết thậm chí với cả các công việc rất cơ bản.
Theo Quỹ Hana Hàn Quốc, khoảng 32.000 người đào tẩu tại Hàn Quốc trung bình chỉ kiếm được 3/4 so với mức thu nhập trung bình tại Hàn Quốc là 2,56 triệu won (2.120 USD).
Thường bị cô lập như người ngoài hoặc thậm chí là gián điệp của Triều Tiên, hơn một nửa số người đào tẩu cho biết họ bị phân biệt đối xử, và một báo cáo năm 2015 của Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho thấy tỷ lệ tự tử trong nhóm này cao gấp 3 lần so với bình quân chung tại Hàn Quốc.
“Tôi rất tự ti với giọng Triều Tiên khi tôi tới đây”, Ken Eom, một cựu sĩ quan quân đội Triều Tiên đào tẩu vào năm 2010. “Hầu hết những người Triều Tiên tại Hàn Quốc đang rất chật vật”.
Một số người chỉ trích đã cáo buộc chính phủ của Tổng thống Moon Jae-in không quan tâm tới những người đào tẩu nhằm thúc đẩy quan hệ với Bình Nhưỡng, vốn coi những người đào tẩu là phản quốc phải bị ngồi tù hoặc thậm chí tử hình.
Những người đào tẩu, hơn ai hết hiểu được sự hi sinh và những rủi ro khi chạy trốn khỏi đất nước để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn, đã thể hiện cảm nhận bất công nhất về cái chết của Han và con trai cô.
“Đến một đất nước nhằm thoát khỏi đói nghèo và tìm kiếm tự do, rồi sau đó lại bị đói đến chết - bạn có tưởng tượng ra một điều như vậy hay không?”, Jung Gwang-Il, người đào tẩu sang Hàn Quốc vào năm 2004, nói. “Cảm giác rất đau đớn, như thể tim bị xé khỏi lồng ngực vậy”.
(Dân trí) An Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét