Thuế càng
giảm, ô tô từ Thái Lan, Indonesia càng ồ ạt tràn về
Cập nhật lúc 15:18
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, dường như các tập đoàn có kế hoạch
tăng sản lượng tại Indonesia và Thái Lan để xuất khẩu sang Việt Nam hoặc cũng
có thể đây chỉ là chiến lược trong ngắn hạn để chiếm lĩnh thị trường, chuẩn
bị cho việc mở rộng sản xuất sau này khi quy mô thị trường trong nước của Việt
Nam đủ lớn.
Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe dưới 9 chỗ
ngồi mục tiêu đề ra là 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân
khoảng 7-10%.
"Giá bán
cao, chất lượng không bằng xe nhập khẩu"
Một báo cáo về
ngành công nghiệp ô tô vừa được Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) thực
hiện cho hay, tổng năng lực sản xuất - lắp ráp ô tô hiện vào khoảng 500.000
xe/năm. Trong đó, có 12 hãng có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước
(Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, Honda, Chevrolet, Ford, Mitsubishi, Nissan,
Suzuki, Isuzu, Mercedes-Benz) đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe trong nước, với
tổng sản lượng của thị trường xe du lịch khoảng 210.000 xe/năm trong năm 2016.
Theo đánh giá
của Vụ Công nghiệp nặng, hiện giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong
khu vực; Chất lượng xe mặc dù có cải tiến nhưng không bằng xe nhập khẩu.
Ngành sản xuất - lắp ráp ô tô cũng chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất
ô tô thực sự (phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản), dây chuyền sản xuất
chủ yếu gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra.
Tỷ lệ nội địa
hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi đạt thấp, mục tiêu đề ra là 40% vào năm
2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%,
trong đó Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe
Innova, thấp hơn mục tiêu đề ra. Cũng cần lưu ý, hiện nay, cách tính nội địa
hóa chưa phù hợp thông lệ quốc tế, nhưng nhìn chung tỷ lệ nội địa hóa đạt mức
thấp.
Nguyên nhân
được chỉ ra là do chính sách thiếu ổn định (thuế, phí, hạ tầng..) và chưa có
sự đồng thuận cao giữa các cơ quan quản lý nhà nước chưa tạo điều kiện thuận
lợi để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư các dự án qui mô lớn ở Việt Nam. Việt
Nam cũng thiếu chương trình hành động cụ thể và bố trí nguồn lực (nhân lực và
tài lực) để triển khai các chính sách đã ban hành.
Theo báo cáo,
riêng đối với chủng loại xe chở người dưới 9 chỗ ngồi (xe con) tỷ lệ nội địa
hoá đạt thấp do dung lượng thị trường thấp. Đây là 2 mặt của 1 vấn đề, dung
lượng thấp dẫn đến công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, tỷ lệ nội địa hóa thấp,
dẫn đến khả năng cạnh tranh kém, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh trong nước kém
phát triển dẫn đến dung lượng thấp.
Công suất các
dự án sản xuất ô tô con thường được tính toán cho thị trường khu vực, chứ
không tính riêng cho quốc gia đặt nhà máy sản xuất. Trong khi đó, trước khi
đầu tư dự án lắp ráp tại Việt Nam, các Tập đoàn ô tô lớn đều đã đầu tư các dự
án sản xuất ô tô con có qui mô lớn trong khu vực như Thái Lan, Indonesia… vì
vậy các Tập đoàn này hạn chế mở rộng qui mô tại Việt Nam.
Trong khi đó,
thị trường xe con có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Tập đoàn toàn cầu.
Việc số lượng xe con nhập khẩu còn nhiều một phần do tâm lý chuộng hàng ngoại
của người tiêu dùng vì xe con nhập khẩu thường có tính năng tiên tiến hơn,
mẫu mã đẹp hơn xe sản xuất trong nước.
Sẽ ra sao khi
thuế về 0%?
Theo cam kết
trong ASEAN, từ 2014 đến 2018, Việt Nam sẽ cắt giảm dần thuế nhập khẩu đối
với xe nguyên chiếc đạt hàm lượng giá trị khu vực từ 40% trở lên từ 60%
(2014) xuống 50% (2015), 40% (2016), 30% (2017) và 0% vào 2018. Việc hàng rào
thuế nhập khẩu giảm xuống 0% từ ngày 1/1/2018 rõ ràng sẽ có tác động đến thị
trường xe ô tô Việt Nam.
Số liệu thống
kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu từ ASEAN
thực chất chỉ từ Thái Lan và Indonesia, và có xu hướng tăng dần từ năm 2014
đến nay. Tỉ trọng xe nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam đã tăng cả về số lượng
và giá trị. Về số lượng, năm 2014 chiếm 22,7%, tăng lên 33,7% năm 2016; về
giá trị, năm 2014 chiếm 16,4% tăng lên 29,4% năm 2016.
Trong 10 nước
ASEAN, đến nay chỉ có 5 nước có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô gồm Thái
Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Trong đó, các nước ASEAN 4
(Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines) có cùng xuất phát điểm như
nhau, nhưng đến nay hiện trạng công nghiệp ô tô của mỗi nước có sự khác biệt
lớn. Việt Nam là nước đi sau các nước ASEAN4 khoảng 3-4 thập kỷ, nhưng đến
nay đã vượt Philippines về quy mô sản xuất.
Số liệu thống
kê của Hiệp hội ô tô ASEAN (AAF) cho thấy công nghiệp ô tô phát triển chủ yếu
ở Thái Lan và Indonesia. Sản lượng ô tô của Thái Lan đã lớn gấp đôi quy mô
thị trường trong nước, năm 2014 giảm so với 2013 nhưng từ đó đến nay đã tăng
trở lại mặc dù lượng xe tiêu thụ trong nước mỗi năm một giảm. Đối với
Indonesia, từ năm 2014 trở đi, sản lượng đã vượt quy mô thị trường trong nước
để tiến tới xuất khẩu. Xu thế này trùng hợp với xu thế nhập khẩu ô tô nguyên
chiếc của Việt Nam từ 2 nước này từ năm 2014 đến nay.
Theo Vụ Công
nghiệp nặng, dường như các tập đoàn có kế hoạch tăng sản lượng tại Indonesia
và Thái Lan để xuất khẩu sang Việt Nam hoặc cũng có thể đây chỉ là chiến lược
trong ngắn hạn để chiếm lĩnh thị trường, chuẩn bị cho việc mở rộng sản xuất sau
này khi quy mô thị trường trong nước của Việt Nam đủ lớn.
Báo cáo cũng
lưu ý, quyết định đặt cơ sở sản xuất lắp ráp hay nhập khẩu từ các nước trong
khu vực của các hãng sản xuất phụ thuộc vào chiến lược phân chia thị trường
và phát triển chuỗi sản xuất của mỗi hãng.
Về chính sách,
một số nước ASEAN và Ấn Độ áp dụng chính sách miễn giảm thuế nội địa (thuế
tiêu thụ đặc biệt) đối với các dòng xe ưu tiên khi đạt mức độ nội địa hóa
nhất định. Ngoài ra, các dự án đạt tiêu chí nội địa hóa nhất định được Chính phủ
hỗ trợ bằng tiền mặt.
Nhìn vào sự
phân bố cơ sở sản xuất tại các nước trong khu vực và công suất lắp ráp của
các các cơ sở có thể thấy các hãng xe của Nhật Bản (đặc biệt là Toyota) đã có
mặt tại tất cả các nước trong khu vực với công suất lắp ráp quy mô lớn
(Toyota có tổng công suất trên 1 triệu xe/năm; Honda có trên 700.000 xe;
Nissan, Mitsubishi có khoảng 600.000 xe; Mazda có gần 300.000 xe).
Hiện nay, công
suất lắp ráp của Toyota, Honda tại Thái Lan vẫn đang dư thừa khoảng 300.000
xe/năm, riêng Mazda đã sử dụng gần hết công suất. Ford đã có kế hoạch mở rộng
sản xuất lắp ráp các dòng xe du lịch tại Thái Lan để xuất khẩu sang các nước
trong khu vực (ecosport, ranger, focus…), trong khi đó GM đang gặp khó khăn
và phải thu hẹp sản xuất tại Thái Lan.
(Theo Dân trí) Phương Dung
Doanh nghiệp
FDI lắp ráp xe trong nước sắp hết thời được bảo hộ, cưng chiều với lãi khủng.
Xe cùng hãng nhưng lắp ráp trong nước chất lượng kém lắp ráp ở Thái Lan, Inđônêxia
đồng thời giá lại đắt hơn xe hãng đó nhập về! Thuế về 0% chắc chắn người tiêu
dùng hưởng lợi. Một số doanh nghiệp FDI đang “dọa” sẽ chuyển đi nước khác!
Nhưng họ sẽ chuyển đi đâu? Giá nhân công tại VN ta rẻ mạt nhất khu vực rồi nên
họ chẳng thể chuyển tới nước nào được! Chẳng lẽ họ chuyển sang châu Phi?
Thương Giang
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét