Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Gậy ông đập lưng…Anh: Scotland, Bắc Ireland trưng cầu độc lập

Cập nhật lúc 15:20   
(Quan hệ quốc tế) - Nghị viện Anh phê chuẩn dự luật khởi động Brexit, 2 nước thuộc Vương quốc Anh là Scotland, Bắc Ireland dự định sẽ trưng cầu dân ý để đòi độc lập.
Anh khởi động tiến trình rời Liên minh châu Âu
Viện Quý tộc Anh (House of Lords - tức Thượng nghị viện trong Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) đã phải nhượng bộ trước sức mạnh Viện Thứ dân (House of Commons - tức Hạ nghị viện trong Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) và chính phủ, chấp thuận dự luật khởi động thủ tục Brexit trong loại ban đầu.
Trước đây, dự luật này đã được Viện Thứ dân phê duyệt nên bây giờ chỉ cần sự đồng ý của Nữ hoàng Anh Elizabeth II là Dự luật sẽ được ban hành thành Luật khởi động thủ tục Brexit.
Sự đồng ý này được chấp nhận tự động, vì vậy, rõ ràng là trong ngày tới, thâm chí là trong vài giờ tới, Thủ tướng Anh Theresa May sẽ không có trở ngại nào đối với việc sử dụng điều thứ 50 của Hiệp ước Lisbon, cho phép Anh rút khỏi cơ cấu của Liên minh châu Âu (EU).
Nhưng lúc chính xác khi bà May chính thức khởi động Brexit vẫn còn là một bí ẩn. Giới chuyên gia cho rằng, vào hôm nay - ngày 14/3, nữ Thủ tướng Anh có thể công bố về việc này trong bài phát biểu tại quốc hội.
Như vậy là tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có thể chính thức bắt đầu trong thời gian ngắn tới. Nước Anh sẽ phải tiến hành nhiều cuộc đàm phán, thương lượng tiếp theo với EU để chính thức rời khỏi khối này.
Mấy hôm trước, giới truyền thông Anh đưa tin là Thủ tướng Anh Theresa May sẽ đòi Brussels phải trả cho nước này chín tỷ bảng Anh (gần 11 tỷ euro) tài sản của Anh tại Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), sau khi bắt đầu thủ tục Brexit – tờ báo Anh Sunday Times cho biết.
Theo các quan chức cấp cao trong Chính phủ Anh, yêu cầu sẽ được đưa ra sau khi kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon về việc rút khỏi Liên minh châu Âu. Theo giới quan sát, London hiện có lượng cổ phần chiếm khoảng 16% vốn của ngân hàng, tương đương với khoảng 10 tỷ euro.

 Gay ong dap lung…Anh: Scotland, Bac Ireland trung cau doc lap
Anh rời Liên minh châu Âu sẽ là sự kiện lớn nhất thế giới trong thế kỷ 21?

Các quan chức Whitehall (từ chỉ trung tâm quyền lực của bộ máy công quyền Anh, do hầu hết trụ sở của các bộ tập trung trong và chung quanh Điện Whitehall) khẳng định rằng, Liên minh châu Âu có nghĩa vụ phải trả phần của Vương quốc Anh trong các quỹ của EIB.
Theo kênh truyền hình Anh Sky News, các thỏa thuận ​​pháp lý thích hợp đã được các cơ cấu có liên quan của Anh ủy thác cho luật sư Martin Howe soạn thảo và chuyển giao cho Ủy ban Brexit của Anh mang tên DexEU (Britain's Department for Exiting the EU).
Trước đó, các luật sư của chính phủ Anh đã kết luận rằng nước Anh có lý do hợp pháp không phải trả cho Liên minh châu Âu 60 tỷ euro theo các thỏa thuận đã ký trước đó, sau khi nước này rời bỏ EU.
Sau khi được Quốc hội Anh phê chuẩn, Thủ tướng Anh Theresa có thể coi lễ công bố kết quả hội nghị thượng đỉnh tuần này của các nhà lãnh đạo EU tại Brussel, được tổ chức vào ngày 14 tháng 3 là một cơ hội thích hợp để công bố sự ra mắt của tiến trình Brexit.
Tuy nhiên, việc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu cũng không hề dễ dàng, hơn nữa những hậu quả mà nước này phải gánh chịu có thể sẽ rất lớn, khi một số nước trong Liên hiệp Anh sẽ quyết định lại tương lai của đất nước trong Liên hiệp, sau khi Anh rời khỏi EU.
Scotland, Bắc Ireland sẽ xem xét lại quy chế của đất nước
Hiện nay, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gồm bốn quốc gia: Anh, Scotland, Wales, và Bắc Ireland. Ba quốc gia sau được trao quyền cai trị. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cũng có 14 lãnh thổ hải ngoại, các lãnh thổ hiện đang có tranh chấp là quần đảo Falkland, Gibraltar, và Lãnh thổ Ấn Độ Dương.
Sau khi Anh khởi động quy trình rời khỏi Liên minh châu Âu bằng cách kích hoạt điều 50 của Hiệp ước Lisbon, quốc gia lớn nhất thuộc Vương quốc Anh và Bắc Ireland là Scotlan đã ngay lập tức tuyên bố sẽ xem xét lại quy chế chính trị của đất nước trong Liên hiệp Anh.
Thủ tướng Anh Theresa May đã chỉ trích Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon vì kêu gọi sớm khởi động tiến trình yêu cầu Chính phủ liên hiệp Anh tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân mới về khả năng rời khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland vào cuối năm 2018 và đầu năm 2019.
Phát biểu trước báo giới vào ngày 13/3, Thủ tướng May nêu rõ, thay vì chơi trò chơi chính trị với tương lai đất nước, chính quyền Scotland nên tập trung nâng cao chất lượng hoạt động chính phủ, đảm bảo người dân được hưởng các dịch vụ công cộng tốt nhất.
Trước đó, Thủ hiến Sturgeon tuyên bố sẽ nỗ lực tìm kiếm sự cho phép của Quốc hội Scotland trong việc nhất trí với Chính phủ liên hiệp Anh về tiến trình và thủ tục cho phép Scotland tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân về nền độc lập.
Bà Sturgeon bày tỏ mong muốn cuộc trưng cầu ý dân lần 2 này (trong lần thứ nhất, phe ở lại Anh chiến thắng sít sao với hơn 50 % số phiếu) sẽ được tổ chức vào giữa mùa Thu năm 2018 và mùa Xuân năm 2019 trước khi nước Anh rời Liên minh châu Âu.

  
Nếu rời Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh sẽ mất thêm nhiều vùng lãnh thổ?

Cuộc trưng cầu thứ nhất về nền độc lập của Scotland tiến hành vào năm 2014, khi đó phe “ở lại Anh” đã giành thắng lợi sít sao với hơn 50% số phiếu. Tuy nhiên, sau sự kiện Brexit, việc Scotlan mất quyền thành viên EU sẽ gây ra tác động lớn đến những người trước đây đã ủng hộ London.
Theo quan điểm của Thủ hiến Sturgeon, điều quan trọng là Scotland có thể thực hiện quyền lựa chọn tương lai của riêng mình vào thời điểm phù hợp khi các sự lựa chọn đã rõ ràng hơn, song vẫn phải đảm bảo trước khi quá muộn để quyết định đi hay ở lại Vương quốc Anh.
Thủ hiến Nicola Sturgeon tuyên bố, đa số cư dân những thành phố lớn nhất của Scotland đều ủng hộ việc bảo lưu vị trí của Vương quốc Anh trong EU. Ông cũng cảnh báo rằng, các đảng dân tộc chủ nghĩa ở Scotland sẽ cố gắng vận động cử tri để giành độc lập cho nước này.
Ngoài Scotland ra, nếu rời khỏi Liên minh châu Âu, khối Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai Len (North Iceland) có thể sẽ tan rã, khi thêm cả Bắc Ai Len cũng muốn tiến hành trưng cầu để tách khỏi Anh, để tiếp tục ở lại EU.
Các đảng phái đối lập Bắc Ai Len cho rằng, việc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu có nghĩa là Chính quyền London đã mất quyền đại diện cho lợi ích của Bắc Ai Len, đây là “cơ hội hiếm có” để nước này tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý để thống nhất với Ai Len (Ireland).
Chủ tịch "Sinn Fein" - Đảng dân tộc chủ nghĩa lớn nhất Bắc Ireland là ông Declan Kearney đánh giá, kết quả trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Anh tại Liên minh châu Âu năm 2016 đã cho thấy, mặc dù hơn 50% cư dân Vương quốc Anh ủng hộ Brexit nhưng riêng ở Bắc Ai Len, phần lớn người dân bày tỏ nguyện vọng là tiếp tục là một bộ phận của EU.
(Theo Đất Việt) Huy Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét