Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Lật tẩy xe khách trá hình, né thuế của Thành Bưởi

Cập nhật lúc 10:03

 

Một nhân viên nhà xe khẳng định Thành Bưởi kinh doanh xe hợp đồng nhưng là... "hợp đồng miệng".

 4
Nhân viên Công ty TNHH Thành Bưởi cho rằng, xe BKS 51B - 111.45 là xe hợp đồng nhưng thực tế hành khách phải trả tiền trực tiếp trên xe mà không hề có vé
Mới đây, Công ty TNHH Thành Bưởi có đơn khiếu nại, thậm chí kiện ra tòa về việc nhiều cơ quan báo chí đã phản ánh nhà xe này hoạt động trá hình, bến lậu và né thuế. Vậy, nhà xe Thành Bưởi đang hoạt động thế nào? Trong nhiều ngày, PV Báo Giao thông trực tiếp điều tra, làm rõ các hoạt động của nhà xe Thành Bưởi...

*  Hợp đồng bằng... miệng, thu tiền trực tiếp

Để lách luật, né thuế, nhà xe Thành Bưởi đã hợp thức hóa bằng chiêu thức hợp đồng miệng với hành khách và thu tiền trực tiếp trên xe, không hề có vé, vi phạm quy định trong hoạt động vận tải.
Xe hợp đồng nhận đặt chỗ
Chiều 11/3, trong vai một hành khách muốn có vé từ TP.HCM về TP Bảo Lộc (Lâm Đồng), PV Báo Giao thông gọi điện thoại đến tổng đài 08 38306306 của Công ty TNHH Thành Bưởi tại TP.HCM. Nhân viên Thành Bưởicho biết, muốn đặt bao nhiêu chỗ cũng được, cứ 30 phút có một xe xuất bến tại số 1 đường Vĩnh Viễn, Q.10. Nhân viên còn cho biết, do đường Vĩnh Viễn ban ngày cấm xe trên 25 chỗ vào nên phải trung chuyển ra khu vực khác, chỉ từ 22h - 5h sáng hôm sau xe giường nằm mới vào được. Chúng tôi chọn chuyến đi xuất phát từ số 1 Vĩnh Viễn lúc 22h15 với số giường 1B.
Lúc 21h30, PV đến gặp nhân viên trực văn phòng Công ty TNHH Thành Bưởi ở bãi xe số 1 Vĩnh Viễn. Đọc số điện thoại đã đăng ký đặt chỗ, nhân viên đưa cho PV một “Phiếu thông tin” trong đó có ghi ngày đi là ngày 11/3, lúc 22h15 xe BKS 51B - 111.45, vị trí giường 1B.
Thống kê từ Sở GTVT TP HCM cho thấy, từ 6-12/3, Thành Bưởi có vài trăm xe chạy hợp đồng từ TP HCM đến Lâm Đồng. Cụ thể, ngày 6/3 có 77 xe; ngày 7/3 có 72 xe, ngày 8/3 có 67 xe; ngày 9/3 có 76 xe; ngày 10/3 có 101 xe; ngày 11/3 có 91 xe; ngày 12/3 có 82 xe. Tất cả các xe này dưới danh nghĩa là xe hợp đồng nhưng đều xác nhận đặt chỗ của hành khách và nhân viên trực tiếp thu tiền của hành khách đi trên xe mà không hề bán vé.
“Không thu tiền hả em? Sao không có vé, anh muốn có vé để thanh toán công ty”, tôi hỏi. “Lên xe mới thu tiền. Muốn có hóa đơn thanh toán, anh cho thông tin, mã số thuế, bên em sẽ xuất hóa đơn”, cô này nói.
Lấy lý do là quên mã số thuế, muốn xin một giấy tờ gì khác để thanh toán, cô nhân viên cho biết: “Bên em là xe hợp đồng nên không bán vé”.
“Em nói xe hợp đồng, nhưng anh có hợp đồng gì với bên em đâu? Không hợp đồng thì phải có vé chứ?”, tôi tiếp tục truy vấn và được cô nhân viên giải thích: “Anh gọi điện qua bên em đặt chỗ là hợp đồng rồi đó anh. Hợp đồng bằng miệng cũng được mà anh, đâu phải có văn bản là hợp đồng đâu”(?!).
Trong lúc chờ lên xe, PV ghi nhận dù tuyến đường Vĩnh Viễn cấm xe trên 25 chỗ hoạt động từ 22h - 5h, nhưng chưa đến 22h vẫn có nhiều xe giường nằm của Thành Bưởi vào bến. Cụ thể, 21h47 xe BKS 51B - 114.69 vào bãi lúc 21h47 đón khách. Xe BKS 51B - 226.49 vào lúc 21h48. Xe BKS 51B - 089.36 vào lúc 21h57. Xe BKS 51B - 157.95 vào lúc 21h59. Sau đó ít phút, Xe BKS 51B - 111.45 chở PV đi cũng vào bãi. Khi các xe này vừa vào bãi, nhân viên liên tục đọc trên loa gọi hành khách ra xe.

* Né nhiều loại phí, thuế mỗi ngày  

Mỗi ngày Thành Bưởi vận chuyển hàng nghìn hành khách từ TP.HCM đi Lâm Đồng mà không phải đưa xe vào bến.

 22
Mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe của Thành Bưởi chở hàng nghìn lượt khách từ TP HCM đi Lâm Đồng và ngược lại dưới hình thức khách hợp đồng nhưng thực chất bằng xác nhận đặt chỗ và thu tiền trực tiếp trên xe (Ảnh cắt từ clip quay ngày 18/3 trên QL20)

Mỗi ngày Công ty TNHH Thành Bưởi báo cáo với Sở GTVT TP.HCM có hàng chục chuyến xe xuất hành từ bến xe số 1 Vĩnh Viễn với số lượng từ 15 đến 33 khách/xe. Tính ra mỗi ngày Thành Bưởi vận chuyển hàng nghìn khách từ TP.HCM đi Lâm Đồng và ngược lại. Vậy đây thực chất là khách hợp đồng hay khách tuyến cố định?
6 phút 11 xe xuất bến
Theo quy định tại Điểm 3, Điều 45 Thông tư 63/2014, từ 1/7/2015, khi sử dụng xe ô tô có thiết kế từ 10 chỗ ngồi trở lên để thực hiện hợp đồng vận chuyển, trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở GTVT nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin: Hành trình (điểm khởi hành, lộ trình, điểm đón, trả khách, điểm kết thúc hành trình), thời gian thực hiện hợp đồng và số lượng khách bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
Theo điều tra của PV, Công ty TNHH Thành Bưởi hàng ngày vẫn báo cáo số chuyến xe và lượng khách với Sở GTVT TP HCM. Theo số liệu từ Sở GTVT cho thấy, mỗi ngày Thành Bưởi thực hiện hàng chục hợp đồng vận chuyển hành khách từ bến xe số 1 Vĩnh Viễn, P.2, Q.10, TP.HCM đi Lâm Đồng. Chẳng hạn ngày 10/3, Thành Bưởibáo cáo có 101 chuyến xe hợp đồng xuất phát từ Vĩnh Viễn P.2, Q.10 đi Lâm Đồng. Cụ thể, tại thời điểm 22h, cùng một lúc có ba xe cùng xuất bến là các xe BKS: 51B - 133.29, 53S-6907, 53S-8325. Đến 22h01 là xe BKS 51B-157.95 xuất bến. Đến 22h02 là xe BKS 51B-170.62 và 22h03 là xe BKS 51B-189.84 xuất bến.
Nhân viên Thành Bưởi cho biết, cứ 30 phút có một chuyến xuất bến. Nhưng thực chất tại mỗi thời điểm có nhiều xe xuất bến một lúc tùy vào lượng hành khách đăng ký. Chẳng hạn, tại thời điểm 22h30 - 22h34, chỉ trong 4 phút có 6 xe xuất bến. Hay như cao điểm từ 23h00 - 23h04 tối 10/3, cùng lúc có 9 xe xuất bến là các xe BKS: 51B-154.99, 51B-192.93, 51B-195.44, 51B-124.15, 51B-086.45, 51B-212.75, 51B-178.02, 51B-194.67, 51B-155.29. Lúc 0h02 là xe BKS 51B- 116.11 xuất bến. Lúc 0h03 là xe BKS 51B - 19469. Đến 0h04 là chiếc xe 51B-10265. Tất cả đều xuất phát từ bến số 1 Vĩnh Viễn đi cùng một lộ trình lên Lâm Đồng, chỉ khác nhau một vài điểm đón, trả khách được đảo lộn trong các hợp đồng vận chuyển.
Theo báo cáo của nhà xe này trong ngày 10/3, có 101 chuyến xe hợp đồng xuất bến. Số lượng trung bình là 30 hành khách/xe, như vậy trong ngày 10/3 Thành Bưởi đã vận chuyển 3.030 khách từ TP.HCM đi Lâm Đồng. Đó là chưa kể lượng khách đi chiều ngược lại Lâm Đồng - TP.HCM.
Tương tự, ngày 11/3 Thành Bưởi thông báo có 91 xe từ TP.HCM đi Lâm Đồng. Cụ thể, trong khoảng từ 1h - 1h02 sáng 11/3 có 5 xe xuất bến, đó là các xe BKS: 51B - 113.49, 51B - 133.51, 51B - 121.51, 51B - 123.35, 51B - 209.42. Đến thời điểm 12h - 12h06 sáng 11/3 có tới 11 xe xuất bến gồm các xe: 51B-228.04, 51B-178.56, 51B-229.99, 51B-189.84, 51B-209.73, 51B-170.62, 51B-178.87, 51B-224.06, 51B-178.03, 51B-133.28.
Với một hành trình lặp đi, lặp lại thường xuyên và nhân viên nhà xe Thành Bưởivẫn thu tiền mặt của từng khách lẻ trên xe thì bản chất nhà xe Thành Bưởi đã gom khách lẻ chạy như tuyến cố định nhưng được gắn nhãn mác là xe chạy hợp đồng. Đây là chiêu thức trá hình trắng trợn của Thành Bưởi để vận chuyển khách tuyến cố định. Điều này cho thấy Thành Bưởi đã vi phạm các điều quy định tại Nghị định 86/2014 và Thông tư 63/2014 của Bộ GTVT về quản lý xe hợp đồng.
Né phí bến bãi, thuế hàng chục triệu đồng mỗi ngày
Ông Nguyễn Hoàng Huy, Phó giám đốc bến xe Miền Đông cho biết, Thành Bưởi chỉ đăng ký hoạt động trong bến ba xe, mỗi ngày có ba chuyến đi Đà Lạt vào các khung giờ: 8h, 10h, 12h. Thế nhưng, bằng chiêu thức vận chuyển khách theo hợp đồng, mà thực chất là nhận đặt chỗ, thu tiền trực tiếp từ hành khách giống như chở khách tuyến cố định, mỗi ngày Thành Bưởi vận chuyển hàng nghìn hành khách từ TP.HCM đi Lâm Đồng mà không phải đưa xe vào bến.
Một doanh nghiệp hoạt động ở bến xe Miền Đông cho biết, tổng chi phí cho một chuyến xe xuất bến gồm lốt, phí đậu đỗ, vệ sinh… vào khoảng 245.000 đồng/chuyến. Theo một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, với vài chục chuyến xe mỗi ngày từ TP.HCM đi Lâm Đồng mà không phải vào bến xe của Nhà nước quản lý, mỗi ngày Thành Bưởi đã né được hàng chục triệu đồng tiền phí bến bãi.
Với số liệu báo cáo của Thành Bưởi gửi Sở GTVT trong các ngày từ 6-12/3, trung bình mỗi ngày Thành Bưởi có 77 xe xuất bến, mỗi xe chở trung bình 30 hành khách, tức mỗi ngày công ty này chở trung bình khoảng 2.310 hành khách. “Với giá vé 210.000 đồng/khách, Thành Bưởi thu được 485.100 triệu đồng tiền vé/ngày. Với chiêu thức không bán vé mà thu tiền trực tiếp từ hành khách, Thành Bưởi đã lách được 10% thuế VAT mỗi ngày khoảng 48,5 triệu đồng. Trung bình mỗi năm khoảng gần 18 tỷ đồng. Nếu tính cả chiều ngược lại từ Lâm Đồng về TP.HCM, con số này sẽ nhiều gấp bội”, chuyên gia này cho biết.
Nhóm P.V Báo Giao thông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét