Nhà máy thép có cổ phần của Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ đang hoạt động ra
sao?
Cập nhật lúc 16:38
Từ khi đi vào
hoạt động đến nay, nhà máy thép Dana-Ý đã nhiều lần gây ô nhiễm, khiến người
dân sống xung quanh bức xúc, kéo đến bao vây, yêu cầu ngừng xả thải.
Người dân mong muốn nhà
máy di dời đi nơi khác để họ có thể sống yên ổn với những giá trị làng xóm
truyền thống với từ đường họ tộc tồn tại suốt bao năm qua.
Tuy nhiên, sau nhiều bàn
thảo, hiện có phương án di dời, tái định cư chính họ bằng ngân sách nhà nước.
Nhà máy thép gây ô nhiễm
vì thế có cơ hội tiếp tục tồn tại, hoạt động để đảm bảo lợi ích kinh doanh.
“Sống không yên” với nhà máy thép
Cùng với nhà máy thép Dana-Úc, nhà máy thép
Dana-Ý (thuộc Công ty cổ phần thép Dana-Ý) có trụ sở tại đường 11B (khu công
nghiệp Thanh Vinh, xã Hòa Liên, Hòa Vang, Đà Nẵng) là hai thủ phạm gây ra tình trạng ô
nhiễm dai dẳng cho người dân nơi đây.
Không chịu nổi cảnh ô
nhiễm khói bụi, nước thải, hàng trăm người dân thuộc các thôn: Vân Dương 1,
2, 3 và 5 (xã Hòa Liên) đã nhiều lần kéo đến bao vây nhà máy, yêu cầu ngừng
hoạt động. Người dân đã chặn tất cả các xe tải ra vào nhà máy.
Đỉnh điểm, vào cuối tháng
12/2016, trước sức ép của người dân, hai nhà máy thép nói trên phải tạm ngừng
hoạt động.
Chính quyền địa phương
phải tổ chức đối thoại với người dân và đại diện hai nhà máy thép nhưng vẫn
chưa giải quyết dứt điểm vấn đề.
Đầu tháng 1, Ủy ban nhân
dân thành phố Đà Nẵng đã có thông báo kết luận của Chủ tịch thành phố Huỳnh
Đức Thơ về xử lý tình hình ô nhiễm môi trường tại khu vực hai nhà máy thép
Dana-Ý và Dana-Úc.
Bản kết luận nêu, giao Sở
Tài nguyên và môi trường chỉ đạo Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố khẩn
trương lập dự toán kinh phí đền bù, giải tỏa, tái định cư các hộ dân tại khu
vực.
Phương án cụ thể là di
dời các hộ dân nằm sát gần với khu vực nhà máy để nhà máy hoạt động tạm thời
trong thời gian khấu hao tài sản, thu hồi vốn.
Di dời hẳn các hộ dân nằm
trong khoảng cách ly an toàn đối với nhà máy thép theo quy định của pháp luật
để các nhà máy tiếp tục tồn tại và hoạt động.
Về lâu dài có hai phương
án là di dời hai nhà máy thì phải chọn địa điểm di dời, lập khái toán kinh
phí di dời hai nhà máy.
Hoặc phương án để lại hai
nhà máy thì phải chọn địa điểm các khu tái định cư để di dời, giải tỏa các hộ
dân, khái toán kinh phí đầu tư các khu tái định cư.
Ông Thơ cũng yêu cầu hai
nhà máy này có trách nhiệm, tiếp tục nghiên cứu áp dụng và triển khai thực
hiện các biện pháp xử lý, nâng cấp, đổi mới công nghệ sản xuất để hạn chế đến
mức thấp nhất ảnh hưởng môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất.
Đồng thời thường xuyên
kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng không để xảy ra sự cố gây ảnh hưởng đến môi
trường như thời gian qua.
Phối hợp với chính quyền
địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người dân tại khu vực bị ảnh
hưởng do hoạt động của hai nhà máy gây ra.
Với phương án cho nhà máy thép “tiếp tục hoạt
động để thu hồi vốn” đang khiến người dân Hòa Liên phải quay
trở lại cảnh “sống chung với ô nhiễm”.
Dư luận cũng đặt nghi
vấn: liệu với cách giải quyết này thì lãnh đạo địa phương có đang “ưu ái cho
người nhà”?
Bà Lệ Thị Danh (làng Vân
Dương 2, Hòa Liên) phản ánh: “Mấy đêm vừa rồi (ngày 18 và 19/3), từ nhà máy
thép phát ra những tiếng nổ lớn khiến cả làng giật mình, hoảng sợ. Không biết
là tiếng nổ gì nhưng nó khiến nhà cửa rung chấn như động đất”.
Cũng theo bà Danh, từ khi
có nhà máy thép (cách đây khoảng 10 năm) thì cuộc sống của người làng không
khi nào yên ổn. “Họ xả ra mùi khói khét lẹt, mỗi lần có mưa thì nước thải
chảy lênh láng ra khu dân cư” bà Danh bức xúc.
Di dời dân: thành phố phải chi ngân sách
Những ngày nay, nhiều
người dân ở xã Hòa Liên càng thấp thỏm không yên vì chưa biết sẽ đi hay ở.
“Vừa rồi trong đợt họp
dân, chính quyền thông báo sẽ giải tỏa các hộ dân quanh nhà máy. Theo đó, vệt
200 mét gần nhà máy là phải đi trước vào cuối quý 1/2017 nhưng đến giờ vẫn
chưa thấy thông báo gì cụ thể” anh Phan Văn Minh (thôn Vân Dương 2, Hòa Liên)
cho biết.
Theo phản ánh của người
dân địa phương, do có chủ trương giải tỏa nên việc xây dựng ở đây bị cấm.
“Chỉ cần xây dựng công
trình gì mới hay sửa sang lại nhà cửa thì sẽ bị quy tắc đến xử lý ngay.
Nhà cửa xuống cấp cũng
không được sửa mà đi thì chưa biết đến bao giờ” chị Lê Thị Huyền (xã Hòa
Liên) cho hay.
Theo tìm hiểu, để giải
tỏa hết các hộ dân chịu ảnh hưởng của hai nhà máy thép (gần 332 hộ dân) thì
cần một khoản kinh phí khá lớn để phục vụ giải tỏa đền bù, bố trí tái định cư.
Tuy nhiên, trong một văn bản gửi lãnh đạo
thành phố mới đây, Công ty cổ phần thép Dana-Ý cho rằng, do nguồn lực tài
chính có hạn nên doanh nghiệp chỉ có đủ khả năng chi phí cho
công tác giải tỏa đền bù.
Đồng thời, chưa có đủ
nguồn lực và chương trình sử dụng diện tích đất sau khi giải tỏa phù hợp với
quy hoạch thành phố.
Với lý do nói trên, doanh
nghiệp đề nghị thành phố sử dụng ngân sách phục vụ cho công tác tái định cư
và giao diện tích đất giải tỏa cho các đơn vị có nhu cầu.
Như vậy, nếu chọn phương
án cho nhà máy thép tồn tại ở địa điểm cũ thì thành phố Đà Nẵng phải bỏ ngân
sách để phục vụ tái định cư cho người dân.
Công ty cổ phần thép
Dana-Ý là một trong những đơn vị tài trợ cho cuộc thi trình diễn pháo hoa
quốc tế Đà Nẵng 2015 và được Chủ tịch thành phố Đà Nẵng gửi thư cảm ơn.
Chính điều trên khiến cho
có người nói rằng Chủ tịch Đà Nẵng tự ký văn bản ...cảm ơn mình, bởi Công ty
này có vốn đầu tư của ông.
(Theo Giáo dục VN) Văn Sơn
|
Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét