Quà giá trị lớn
khó mà trong sáng
Cập nhật lúc 08:45
Văn hóa tặng quà ở mỗi nước có khác
nhau, nhưng việc một doanh nghiệp tặng quà giá trị cao như ôtô cho cơ quan
công quyền thì ở Mỹ, Nhật bị xem là hối lộ, vi phạm chuẩn mực đạo đức của
công chức.
* Ông Blake Nichols (người Mỹ, giảng viên Trường ĐH Ngoại thương
Hà Nội):
Phải cạnh tranh
công bằng
Ở Mỹ có câu nói: “Public office is a public trust” (tạm
dịch: Cơ quan công vụ chính là niềm tin của công chúng). Câu nói này có nghĩa
là các quan chức và nhân viên làm cho các cơ quan công quyền ở Mỹ phải chịu
trách nhiệm trước người dân, phục vụ người dân với trách nhiệm cao nhất, liêm
chính, trung thành, hiệu quả và có cuộc sống
khiêm tốn nhất.
Nếu một công ty tặng quà có giá trị cao cho chính quyền
địa phương để nhận được sự ưu ái, hỗ trợ về làm ăn thì việc này sẽ tạo ra môi
trường cạnh tranh thiếu công bằng, không lành mạnh giữa các doanh nghiệp với
nhau, qua đó kìm hãm sự phát triển.
Do vậy, luật pháp Mỹ nghiêm cấm việc các nhà thầu hay
doanh nghiệp tặng quà giá trị cao cho chính quyền hay người làm việc
trong chính
quyền.
Tại Mỹ, những hành vi tặng quà nhằm gây ảnh hưởng đến quá
trình quyết định của chính quyền sẽ đối mặt với những án phạt nghiêm khắc,
trong đó có hình phạt tù giam. Về phía ngược lại, chính quyền cũng nghiêm cấm
nhân viên mình nhận quà từ những nguồn bên ngoài, chẳng hạn như các doanh
nghiệp.
Ở Mỹ, nếu các doanh nghiệp tặng quà nhỏ như in logo hay
thông tin công ty lên các vật phẩm như ly tách, chén đĩa và tặng cho đối tác
bên ngoài, trong đó có các cơ quan công quyền, với mục đích quảng cáo sản
phẩm là điều rất phổ biến và hợp pháp.
Ngoài ra, do rất khó chứng minh liệu doanh nghiệp có động
cơ gì khi tặng quà hay không, nhiều tổ chức ở Mỹ đã ra quy định cấm nhân viên
nhận quà từ các doanh nghiệp. Cho nên nếu công ty bạn tặng quà cho một tổ
chức nào đó ở Mỹ thì đừng cảm thấy bị xúc phạm khi họ
từ chối nhận
quà.
Thông thường, về phương diện giữa cá nhân với cá nhân,
người Mỹ tặng quà cho nhau những dịp sinh nhật, kỷ niệm hoặc các ngày lễ lớn
như Giáng sinh. Món quà có thể đơn giản như một tấm thiệp chúc mừng.
Hoặc khi được mời đến nhà ăn tối, theo phép lịch sự, các
vị khách thường mang một hộp sôcôla, một chai rượu, kẹo hoặc một
chậu hoa cho
gia chủ.
Nếu bạn là người nước khác và muốn tặng quà cho người Mỹ,
người Mỹ sẽ rất vui khi được tặng những món quà nhỏ mang tính chất lưu niệm
như bút, lịch, hàng thủ công mỹ nghệ, sách giới thiệu về đất nước và con
người...
* Ông Sodeno Taishi (người Nhật, Công ty Gumi Việt Nam):
Nhật cấm cơ
quan nhà nước nhận quà từ doanh nghiệp
Ở Nhật, mọi người thường tặng quà cho nhau vào dịp đến
thăm hỏi nhà bạn bè, khi đó ai cũng chuẩn bị một món quà nhỏ tặng gia chủ.
Ngoài ra, mỗi khi đi chơi đâu xa hay đi công tác, người
Nhật cũng rất thích mua những món quà địa phương để đem về tặng, thường những
món quà đó giá trị không cao, chỉ là hộp bánh mua ở cửa hàng địa phương hay ở
ga tàu điện nào đó trên đường họ đi về.
Văn hóa tặng quà của người Nhật chúng tôi cũng chú trọng
đến những ngày kỷ niệm trong năm, nhưng phổ biến thì quà vẫn chỉ là những
chiếc khăn tay, quạt hay các hộp bánh
đặc sản địa phương.
Còn doanh nghiệp tặng quà cho chính quyền địa phương? Tôi
nghĩ đây là một trường hợp rất đặc biệt. Ngày trước ở Nhật cũng “lộ” ra một
số trường hợp doanh nghiệp tặng quà cho chính phủ, nhưng bây giờ thì không
hoặc có thể vẫn diễn ra ở đâu đó mà tôi không rõ.
Nhưng hiện nay về quy định, việc nhà nước nhận quà từ
doanh nghiệp là tuyệt đối không được ở Nhật Bản. Thậm chí đó là món quà tặng
vào mục đích hỗ trợ thành phố làm chương trình từ thiện hay mua trang thiết
bị làm việc cho tòa thị chính thì chính quyền cũng không được nhận.
Các bạn có biết thuế thu nhập doanh nghiệp ở Nhật hiện lên
đến 40%, mức này quá cao với doanh nghiệp để họ có thể có thêm chi phí mua
quà tặng cho chính phủ.
Đó là chưa nói nếu các vụ quà cáp này bị rò rỉ ra thì sẽ
bị điều tra và giám đốc doanh nghiệp sẽ bị mất chức, bị bắt giam và chịu hình
phạt như tội
hối lộ...
Tuy nhiên ở VN, một số công ty Nhật sang đây cũng bắt đầu
tặng quà cho đối tác hay chính quyền địa phương, tôi nghĩ đó là họ đi theo
thực tế tại VN hoặc do tư vấn của nhân viên người VN với các sếp Nhật.
Gần đây có câu chuyện doanh nghiệp VN tặng ôtô cho chính
quyền địa phương, dù được giải thích cách này hay cách kia thì theo tôi, việc
này khó xem là minh bạch.
Trong mắt nhiều người nước ngoài như tôi, hành động tặng
quà giá trị lớn đó được ví như một món hối lộ, cách nghĩ này xuất phát từ
thực tế, nước chúng tôi không làm như vậy.
(Theo Tuổi trẻ) QUỲNH TRUNG - N.BÌNH ghi
|
Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét