Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố tại tòa vì bắt tay
với siêu lừa?
Cập
nhật lúc 08:43
Tại
phiên xử phúc thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền
hạn trong khi thi hành công vụ, HĐXX có quyết định khởi tố Trịnh Xuân Thanh
tội Tham ô. Đâu là nguồn cơn?
PVP
Land bán cổ phần cho "siêu lừa"
Bản án
sơ thẩm của TAND TP Hà Nội xác định, công ty CP Dịch vụ xuyên Thái Bình Dương
được thành lập vào năm 2007, dựa trên 5 cổ đông sáng lập, trong đó công ty CP
Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (gọi tắt là PVP Land) sở hữu 50,5%
tổng số cổ phần.
Đến năm
2009, công ty xuyên Thái Bình Dương được cấp phép xây dựng dự án tổ hợp công
trình Nam Đàn Plaza, tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm. Do dự án này gặp một số
khó khăn nên PVP Land có chủ trương thoái vốn tại công ty xuyên Thái Bình
Dương.
Lúc này
PVP Land cần tìm người để nhượng lại cổ phần và được môi giới với "siêu
lừa" Lê Hòa Bình (SN 1954, nguyên chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Xây dựng
và dịch vụ 1/5).
Lê Hòa
Bình chính là kẻ bị cáo buộc đã lừa những người có nhu cầu mua nhà tại dự án
khu đô thị Thanh Hà.
Không
có đất ở dự án Thanh Hà nhưng Bình và các đồng phạm đã ký hàng trăm hợp đồng
giao vốn, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với tổng diện tích hơn 80.000
m2, thu được gần 800 tỷ đồng của 424 người.
Sẵn
trong tay hàng trăm tỷ từ đây, năm 2010, thông qua sự môi giới của Huỳnh
Nguyễn Quốc Duy, Bình tìm gặp lãnh đạo PVP Land đặt vấn đề mua lại toàn bộ cổ
phần của doanh nghiệp này tại công ty xuyên Thái Bình Dương.
Lời
khai về Trịnh Xuân Thanh
Đào Duy
Phong (SN 1958, nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land) đã chỉ đạo cấp dưới bán hơn 12
triệu cổ phiếu cho phía ông Bình với giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị
thực tế cũng như nghị quyết của HĐQT công ty này ấn định.
Việc
bán cổ phiếu đã giúp Phong rút ruột được 10 tỷ đồng, chiếm hưởng cá nhân.
Việc làm này của Phong bị TAND TP Hà Nội cho rằng đã làm thiệt hại đến quyền
lợi của các cổ đông PVP Land.
Trong
việc ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của PVP Land với giá thấp hơn để hưởng
chênh lệch, Đào Duy Phong khai, ông ta nhận được ý kiến chỉ đạo từ Trịnh Xuân
Thanh, khi đó là Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí (PVC), là cấp
trên của Phong.
Theo
lời khai của Phong, Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo bán giá cao, nhưng thể hiện
trong hợp đồng thấp hơn vài giá để chia nhau phần chênh lệch. Phong đã thông
báo lại cho cấp dưới để triển khai thực hiện.
Tuy
nhiên, bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội cho rằng, lời khai trên của Đào Duy
Phong là không có cơ sở để xác định.
Ngày
28/6/2016, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Bình mức án chung thân. Bị cáo
Phong 6 năm và bị cáo Duy 5 năm tù giam... Sau đó, các bị cáo trong vụ án của
Bình đã làm đơn kháng cáo.
Tại
phiên phúc thẩm, trên cơ sở lời khai của các bị cáo và các đối tượng có liên
quan cùng lời khai của Trịnh Xuân Thanh, HĐXX cho rằng, có căn cứ xác định
Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo Đào Duy Phong đại diện PVP Land ký hợp đồng
chuyển nhượng cổ phần tại công ty xuyên Thái Bình Dương với giá thấp hơn thị
trường, hưởng khoản tiền chênh lệch từ 8 triệu đồng/m2, gây thiệt hại cho PVP
Land trên 87 tỷ đồng.
Căn cứ
đề nghị của đại diện VKS Cấp cao tại Hà Nội, xét thấy hành vi của Trịnh Xuân
Thanh cùng với bị cáo Đào Duy Phong, Lê Hòa Bình và các đối tượng liên quan
khác có dấu hiệu tham ô tài sản nên chiều qua, HĐXX cấp phúc thẩm đã quyết
định khởi tố hình sự đối với Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm tội Tham ô tài
sản theo quy định tại điều 278 bộ luật Hình sự.
(Theo VietNamNet) T.Nhung
|
Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét