Rượu “độc”
bủa vây xóm trọ công nhân
Cập nhật lúc 17:20
Các vụ ngộ độc rượu có lượng methanol cao khiến nhiều
người thiệt mạng hoặc nhập viện trong trình trạng nguy cấp đang gia tăng ở Hà
Nội. Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, tại các khu trọ công nhân ở xã Kim
Chung (huyện Đông Anh, TP.Hà Nội), hầu hết các cuộc vui, liên hoan của công
nhân đều dùng rượu rẻ tiền, mua ở các hàng quán bình dân nên nguy cơ nhiễm
độc methanol rất cao.
Quán
càng bình dân, rượu càng không rõ nguồn gốc!
Nhiều
nam công nhân (CN) trong các KCN, khu chế xuất chia sẻ, mỗi lần liên hoan hay
tụ họp nhóm, họ đều dùng rượu trên bàn nhậu. Một số rất ít nam CN sử dụng
rượu mình tự mang từ quê nhà lên. Điều đó cho thấy, nam CN có nguy cơ cao bị
ngộ độc do rượu nhiễm methanol đang tràn lan trên thị trường hiện nay. Theo
khảo sát của PV Báo Lao Động, các quán ăn nhậu ở thôn Bầu (Kim Chung, Đông
Anh) đều có bán các loại rượu tự nấu, ngâm cho bất kỳ ai có nhu cầu. Và chủ
quán đã đưa ra cho chúng tôi menu với đầy đủ các loại rượu, chủ yếu là rượu
ngâm táo mèo, ba kích, đinh lăng, chuối hột, rượu nếp cái… với giá chỉ 30.000
đồng/chai nửa lít.
Theo
quan sát của PV, hầu hết các chai, vỏ đựng rượu đều không có tem nhãn xuất xứ
hàng hóa, tem kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhấp thử một chút rượu
ngâm táo mèo, có cảm giác chua chua đầu lưỡi, nhưng khi trôi qua vòm họng thì
sực lên mùi cồn; rượu qua ruột, vào dạ dày…, đi tới đâu nóng tới đó. Cảm giác
chua chua nhẹ, dễ khiến người uống không thể nhận ra rượu có nồng độ methanol
vượt mức cho phép hay không và khi uống nhiều thì không biết hậu quả sẽ ra
sao.
Tại các
quán cơm bình dân, rượu trắng (rượu nút lá chuối, đựng trong chai nhựa)
thường có giá khoảng 2.000 đồng/chén. Mọi người mua uống, nhưng ít ai hỏi chủ
quán về nguồn gốc hay thành phần ra sao. Nếu có hỏi chủ quán mặc định rằng đó
là “rượu quê”, còn “quê” ở đâu thì không được đề cập đến! Tại các quán cũng
bán đủ các loại rượu có tem nhãn đúng, đủ tiêu chuẩn như vodka Men, vodka Hà
Nội nhưng giá khá cao 50.000 - 70.000 đồng/chai nên nhiều CN không lựa chọn,
họ chọn rượu “quê” vì rẻ và bình dân.
Anh Duy
Tài (quê Sóc Sơn, Hà Nội, đang làm việc tại KCN Bắc Thăng Long) chia sẻ: “Bạn
tôi họ sử dụng (rượu) rất nhiều, khi đọc được những thông tin về các vụ ngộ
độc do có hàm lượng methanol vượt mức cho phép khiến tôi rất bất ngờ. Thứ mà
chúng ta vẫn uống hằng ngày, tưởng chừng không hại vậy mà có thể giết chết ta
bất cứ lúc nào. Xung quanh khu trọ có rất nhiều cửa hàng tạp hóa bán rượu.
Chúng tôi thì không thể biết rõ nguồn gốc nó từ đâu và đảm bảo đến cỡ nào”.
Anh Bùi Văn
Linh (quê ở Hòa Bình, đang làm việc tại Cty Yamaha VN) chia sẻ: “Tôi cũng hay
đi nhậu với bạn bè tại quán và thỉnh thoảng cũng nhậu ở phòng trọ. Nhậu ở
quán thì chúng tôi dùng rượu ở quán, thỉnh thoảng cũng mang rượu táo mèo từ
quê lên. Nhưng mang rượu từ quê thì ít lắm, chủ yếu uống tại quán cung cấp
thôi. Mà không hiểu sao sau khi uống rượu ở quán tôi có cảm giác chóng mặt,
đau đầu, nếu uống buổi tối hôm trước thì phải đến trưa hôm sau mới vơi đi cảm
giác mệt mỏi, chân tay bải hoải! Nên tôi chỉ dám uống vào tối thứ bảy. Mấy
ngày nay, mạng xã hội đưa tin nhiều về ngộ độc rượu khiến tôi rất hoang mang.
Biết đâu những cửa hàng quanh xóm trọ họ cũng bán rượu độc thì sao!”.
Lo cho
sức khỏe CN
Các
thông tin về rượu nhiễm độc methanol được đăng tải trên các phương tiện
truyền thông đã khiến không ít CN hoang mang, bởi họ chính là những người dễ
“nạp” phải loại rượu này. Anh Hoàng Trường (quê Phú Thọ, đang làm tại Cty
TNHH Sumitomo Heavy Industries Việt Nam, trọ ở thôn Tây Bầu, Kim Chung, Đông
Anh, Hà Nội) bộc bạch: “Vào những dịp cuối tuần, chúng tôi thường góp chút
tiền ra quán cùng uống với nhau vài ly cho khuây khỏa nỗi nhớ nhà và giải tỏa
áp lực trong công việc... Nhưng dạo này tôi cũng không còn tụ tập bạn bè nhậu
nhiều như trước. Vì rượu cũng không tốt cho sức khỏe và công việc của tôi. Và
vừa rồi liên tục diễn ra các vụ ngộ độc do rượu chứa methanol cao, tôi đã
không dám uống rượu ngoài hàng. Biết đâu một ngày “xấu trời” đến lượt mình
nhập viện vì rượu độc. Tôi đang trong quá trình cai rượu”.
Anh Lê
Văn Tùng (sinh năm 1990, quê ở Nam Định, đang làm CN tại Cty Shawa) cho biết:
“Bữa tối hằng ngày, tôi hầu như đi ăn cơm ngoài quán, thỉnh thoảng cuối tuần
tôi cũng uống một vài ly rượu ở quán cơm. Tôi thường thấy họ đựng trong chai
nhựa, hoặc chai thủy tinh nút lá chuối. Thì cứ nghĩ là rượu quê, mọi người
uống hăng say, mình cũng uống được. Hàng quán nào cũng có rượu như thế để
phục vụ dân nhậu cả. Khi nghe thông tin về rượu có chứa methanol quá mức cho
phép, tôi giật mình tự nghĩ, liệu có khi nào mình từng uống phải thứ rượu độc
đó. Bởi vậy, từ bây giờ tôi chỉ dám uống rượu tự nấu ở quê lên để đảm bảo độ
an toàn hơn”.
(Theo Lao
động) NGUYỄN NGA -
HÀ ANH
|
Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét