Quá
trình thăng tiến 'thần tốc' của một đại biểu Quốc hội
Cập nhật lúc 10:17
Sau
khi trúng cử ĐBQH khóa 13, từ tháng 4 - 8.2013, ông Nguyễn Văn Cảnh có sự
thăng tiến rất nhanh trong quá trình công tác tại Văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND
tỉnh Bình Định.
Sau
khi trúng cử ĐBQH khóa 13, từ tháng 4 - 8.2013, ông Nguyễn Văn Cảnh có sự
thăng tiến rất nhanh trong quá trình công tác tại Văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND
tỉnh Bình Định.
Ủy
ban Thường vụ Quốc hội vừa ra nghị quyết cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội
(ĐBQH) chuyên trách ở T.Ư đối với ông Nguyễn Văn Cảnh, Ủy viên thường trực Ủy
ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, theo nguyện vọng của ông này.
Theo
nguồn tin của Thanh Niên, sau khi trúng cử ĐBQH khóa 13, từ tháng 4 - 8.2013,
ông Nguyễn Văn Cảnh (40 tuổi, quê ở xã Cát Tài, H.Phù Cát, Bình Định) có sự
thăng tiến rất nhanh trong quá trình công tác tại Văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND
tỉnh Bình Định.
Ngày
20.3.2013, ông Cảnh đang là chủ một doanh nghiệp tư nhân ở Bình Định có hồ sơ
xin việc gửi Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bình Định. Cùng ngày, Đoàn ĐBQH
tỉnh Bình Định có công văn đồng ý tiếp nhận ông Cảnh, phân công làm chuyên
viên, nhiệm vụ trực tiếp tham mưu, giúp việc cho trưởng đoàn, phó đoàn ĐBQH
tỉnh này. Căn cứ tờ trình của Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh và Sở Nội vụ
tỉnh, ngày 25.3.2013, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định có quyết định phê duyệt
kết quả tuyển dụng công chức không qua thi tuyển đối với ông Cảnh. Ngày
26.3.2013, Sở Nội vụ tỉnh Bình Định ra quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch công chức đối với ông Cảnh về công tác tại Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND
tỉnh Bình Định từ ngày 1.4.2013.
Ngày
9.7.2013, căn cứ tờ trình của Đảng đoàn HĐND tỉnh Bình Định, Ban Tổ chức Tỉnh
ủy Bình Định có tờ trình gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị nhân sự bổ sung
quy hoạch chức danh Phó chánh văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2010
- 2015 đối với ông Nguyễn Văn Cảnh. Ngày 10.7.2013, Hội nghị Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Bình Định lần thứ 35 có kết luận thống nhất bổ sung quy hoạch chức
danh Phó chánh văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đối với ông Cảnh, đồng thời
thống nhất chủ trương bổ nhiệm ông Cảnh giữ chức Phó chánh văn phòng Đoàn
ĐBQH và HĐND tỉnh. Ngày 17.7.2013, Thường trực HĐND tỉnh Bình Định có quyết
định bổ nhiệm ông Cảnh giữ chức vụ Phó chánh văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.
Ngày
1.8.2013, Thường trực HĐND tỉnh Bình Định có quyết định phân công ông Cảnh
phụ trách Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh. Ngày 8.8.2013, Đảng đoàn HĐND
tỉnh Bình Định có tờ trình gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bổ sung quy hoạch
chức danh Chánh văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đối với ông Cảnh và chủ
trương thực hiện quy trình bổ nhiệm chức danh này. Ngày 9.8.2013, Đảng đoàn
HĐND tỉnh có tờ trình gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy xin ý kiến bổ nhiệm chánh văn
phòng đối với ông Cảnh. Ngày 15.8.2013, tại hội nghị bất thường, Ban Thường
vụ Tỉnh ủy Bình Định thống nhất chủ trương bổ sung quy hoạch chức danh Chánh
văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đối với ông Cảnh, đồng thời thống nhất chủ trương
bổ nhiệm ông Cảnh vào chức danh này. Cùng ngày, Thường trực HĐND tỉnh Bình
Định có quyết định bổ nhiệm ông Cảnh giữ chức Chánh văn phòng Đoàn ĐBQH -
HĐND tỉnh.
Như
vậy, từ 20.3 - 15.8.2013, trong vòng 5 tháng, ông Cảnh từ chủ một doanh
nghiệp tư nhân đã “thần tốc” trở thành Chánh văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND tỉnh
Bình Định. Đến ngày 28.11.2014, Ban Công tác đại biểu - Ủy ban Thường vụ Quốc
hội có công văn thông báo đồng ý chủ trương điều ông Cảnh về làm Ủy viên
chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Trước
sự bất thường này, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình
Định tiến hành kiểm điểm về những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác cán
bộ, trong đó có việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Cảnh.
(Theo Thanh niên) Hoàng Trọng
Dư
luận đang trông đợi việc làm rõ những gì bất thường đằng sau "ông Thánh
Gióng" thời hiện đại này.
Thương
Giang
|
Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét