“Phải loại ngay những cán bộ có tư tưởng sống ký
sinh ở Hà Nội”
Cập nhật lúc 14:11
Trung tướng
Nguyễn Quốc Thước bày tỏ sự ủng hộ Chủ tịch Hà Nội tiếp tục có những hành
động quyết liệt, loại bỏ những cán bộ đạo đức yếu kém.
Sai phạm đều do cán bộ mà ra
Sau bài phát biểu
thẳng thắn của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội – ông Nguyễn
Đức Chung vào ngày 4/3 về tình hình trật tự đô thị, đặc biệt là chuyện cán bộ
công an, cán bộ phường, quận đứng sau nhiều điểm kinh doanh, Trung tướng
Nguyễn Quốc Thước – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu
IV bày tỏ, ông ủng hộ những phát biểu của Chủ tịch Thành phố Hà Nội, vì đó là
thái độ cần thiết với cán bộ.
Tướng Thước chia sẻ: “Tôi
mong rằng sau những phát biểu ấy, lãnh đạo Hà Nội sẽ có ngay những biện pháp
đánh giá xem cán bộ các cấp có nghiêm túc chấp hành không?
Khi đã biết cán bộ vì lợi
ích riêng mà ảnh hưởng tới công việc chung thì lãnh đạo thành phố phải kiên
quyết xử lý, tôi tin rằng nhân dân Thủ đô hoàn toàn ủng hộ.
Chắc hẳn cũng có người
băn khoăn rằng Chủ tịch Hà Nội nói như vậy là động chạm vào nhiều người, động
chạm nhiều mối quan hệ, liệu họ có tìm cách liên kết với nhau để chống đối
không?
Thực tế cũng có thể xảy
ra chuyện ấy. Nhưng tôi cũng tin còn nhiều cán bộ tốt, họ muốn có nhiều đóng
góp, cống hiến cho Thủ đô chứ không phải chỉ biết có lợi ích của riêng mình”.
Trung tướng Nguyễn Quốc
Thước nhận định, suy thoái đạo đức, lối sống luôn gắn liền với suy thoái tư
tưởng chính trị. Nếu cán bộ yếu về năng lực nhưng cái tâm sáng thì còn có cơ
hội sửa chữa, nhưng năng lực yếu và đạo đức lại kém thì họ sẽ gây ra nhiều bất
hạnh cho nhân dân.
Ông bày tỏ: “Tôi đã từng
nói rằng bây giờ có nhiều người tìm cách vào Đảng để leo cao, để có vị trí
cho tiện bề làm ăn chứ họ chẳng phải muốn cống hiến gì.
Khi đã có vị trí, chức
quyền rồi thì mới dần dần lộ nguyên hình là bản chất của một kẻ vụ lợi, mưu
cầu lợi ích riêng chứ chẳng phải vì dân, vì Đảng.
Họ kéo bè, kéo cánh, lợi
dụng chức vụ để bổ nhiệm người thân tạo vây cánh cho mình
Cán bộ Đảng viên suy thoái
là những người có chức quyền mới có điều kiện gây ra tham nhũng, lãng phí.
Chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống và chống tham nhũng, lãng phí là
phải nhằm vào những người đó.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng cũng đã từng nói rằng, hiện nay có chuyện nói nhiều làm ít, nói mà
không làm.
Vì vậy mà phải tập trung
vào vấn đề chống suy thoái đạo đức với cán bộ, điển hình là đạo đức công vụ,
như Marx nói: Đạo đức cao nhất của con người là làm
được cái gì?”.
Bao giờ hết tham nhũng vặt?
Sau khi Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XI ra đời, công tác xây dựng Đảng đã đạt được những kết quả nhất
định, nhưng tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ
Đảng viên vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, thậm chí còn diễn biến phức tạp.
Tham nhũng lớn thì làm
kiệt quệ kinh tế quốc gia, còn tham nhũng vặt thì gây ra bức xúc kéo dài
trong đời sống nhân dân.
Bà Nguyễn Thị Doan khi
còn ở cương vị Phó Chủ tịch nước đã từng nói rằng ‘Người ta ăn của dân không
trừ thứ gì’.
Còn ở Quốc hội khóa XI
thì có vị Đại biểu Quốc hội cũng từng ví von rằng tham nhũng vặt đã len lỏi
vào khắp các ngõ ngách.
Tại Đại hội lần thứ 12,
Đảng đã xác định một số vấn đề rất rõ ràng đối với công tác cán bộ, đó là:
Có ý chí chiến đấu cao,
gương mẫu thực hiện nguyên tắc, kỷ luật của Đảng, nói đi đôi với làm, gắn bó
mật thiết với nhân dân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt
trong hành động.
Có phẩm chất đạo đức và
lối sống trong sáng, gương mẫu, được cán bộ, đảng viên và quần chúng tín
nhiệm; có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ với công việc; bản thân không
tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực và kiên quyết đấu
tranh chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng;
Không để vợ, chồng, con,
người thân lợi dụng chức quyền để trục lợi; có ý thức giữ gìn sự đoàn kết
thống nhất trong Đảng, gương mẫu chấp hành sự phân công và nguyên tắc tổ
chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự
phê bình và phê bình; công minh, công bằng trong đánh giá, sử dụng cán bộ.
Đại hội XII của Đảng tiếp
tục cảnh báo và đặt ra yêu cầu đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu
hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa," coi đây là một
trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ này.
“Cán bộ có năng lực nhưng
đạo đức yếu kém thì rồi cũng hỏng, mà cái hỏng không chỉ đối với riêng cán bộ
ấy mà còn làm xấu hình ảnh của Đảng, gây ra những hậu quả không thể lường
trước với tổ chức.
Tôi cho rằng vẫn còn có
những cán bộ đạo đức yếu kém, ăn mà không làm, thậm chí còn vừa ăn vừa phá đó
là do một giai đoạn trước đây có chuyện tuyển dụng, đề bạt cán bộ như nhiều
người đã phản ánh là dựa vào hậu duệ - tiền tệ - quan hệ - trí tuệ.
Chúng tôi rất mong Đảng
bộ Hà Nội thống nhất đoàn kết để đi đầu cả nước về vấn đề xử lý những yếu kém
của cán bộ, có như vậy thì Thủ đô mới phát triển được, mới xứng đáng là trái
tim của cả nước. Hà Nội là Thủ đô, nhưng bao giờ mới trở thành thành phố đáng
sống nhất? Đó là một vấn đề rất lớn cần phải đặt ra và phải giải quyết cho
được”, Tướng Thước bày tỏ.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn căn dặn, muốn xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội thì trước
hết phải hoàn thiện được yếu tố chủ đạo là tư tưởng và con người xã hội chủ
nghĩa.
Người dạy rằng, cán bộ
giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì "Con người xã hội chủ nghĩa là
con người có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ
phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng".
Người khẳng định vai trò
của cán bộ là tiền vốn của đoàn thể, là cái gốc của mọi công việc, đồng thời
đặt ra yêu cầu người cán bộ mẫu mực phải có đức, có tài.
Tài và đức là hai yếu tố
quan trọng, nhưng chữ đức được lựa chọn đứng trên, bởi mọi biểu hiện của chủ
nghĩa cá nhân, xa rời quần chúng, hống hách kiểu quan cách mạng, quan liêu,
tham nhũng, vô trách nhiệm dẫn đến chia rẽ, cục bộ địa phương và kết quả tất
yếu là hỏng việc.
Theo tư tưởng của Người,
nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì phải xây dựng mối quan hệ
bình đẳng qua lại giữa nhà nước và công dân; Tôn trọng và bảo đảm thực tế các
quyền tự do cơ bản của con người; Các quyền con người, quyền tự do dân chủ
được pháp luật bảo đảm và bảo vệ; Cán bộ nhà nước phải giữ đúng chức trách là
“công bộc” của dân.
Tướng Thước chia sẻ:
"Mấy năm trước một cán bộ đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Thành ủy nói về hiện
tượng chạy công chức, nhưng rồi không tìm ra. Sau này, Đại biểu Quốc hội và
báo chí rất nhiều lần đề cập tới chuyện bôi trơn sổ đỏ nhưng rồi cũng lắng
xuống.
Tôi mong rằng sau những
phát biểu thẳng thắn thời gian vừa qua của Chủ tịch Thành phố sẽ được biến
thành sức mạnh hành động thật sự, điều đó hoàn toàn đúng với tinh thần Chính
phủ liêm chính, kiến tạo và hành động. Phải thẳng tay loại bỏ những cán bộ có
tư tưởng sống ký sinh ở Hà Nội, lúc ấy Thủ đô mới thực sự trở thành nơi đáng
sống".
(Theo
Giáo dục VN) Ngọc
Quang
|
Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét