Món nợ
Vinashin 63.000 tỷ: Ai phải trả?
Cập nhật lúc 19:26
Trước thông tin ngân sách nguy cơ phải trả nợ thay khoản nợ
63.000 tỷ từ thời Vinashin, Chủ tịch Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC
- tên gọi mới sau tái cơ cấu của Vinashin) cho rằng khoản nợ từ thời Vinashin
sẽ do Bộ Tài chính đứng ra xử lý.
Trả lời PV.VietNamNet liên quan đến
thông tin ngân sách nguy cơ phải trả nợ thay khoản nợ
63.000 tỷ từ thời
Vinashin, ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công
nghiệp tàu thủy (SBIC - tên gọi mới của Vinashin) cho biết: Tất cả các khoản
nợ trước đây của Vinashin giờ Bộ Tài chính đứng ra xử lý.
Thực tế, việc
tái cơ cấu khoản nợ lên đến 86.000 tỷ từ thời Vinashin là một gánh nặng không
hề nhỏ cho Việt Nam. Năm 2013, Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của
doanh nghiệp (DATC - Bộ Tài chính) đã phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo
lãnh để hoán đổi trái phiếu Vinashin cho các chủ nợ. Trái phiếu mới có giá
trị hơn 600 triệu USD với lãi suất 1%/năm, có kỳ hạn 12 năm và cả gốc lãi sẽ
được trả 1 lần vào năm 2025.
Với trái phiếu
này, lãnh đạo SBIC cho hay: Nếu như SBIC không trả được thì Bộ Tài chính sẽ
ứng tiền trả thay. SBIC sau này có nguồn sẽ trả sau.
Ông
Nguyễn Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ
Tài chính) cho hay nghĩa vụ nợ dự phòng của SBIC không chỉ bao gồm nợ được
Chính phủ bảo lãnh, mà gồm cả nợ Chính phủ vay về cho vay lại với Vinashin.
“Các khoản này
nằm ngoài Nghị định 15/2011/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, nhưng
nó nằm trong tổng thể tái cơ cấu SBIC. Tuy nhiên, hiện nay theo chỉ đạo của
Chính phủ, Bộ GTVT - với vai trò cơ quan đầu mối đang phối hợp với Bộ Tài
chính - làm đề án tái cơ cấu tài chính của SBIC. Hiện chúng tôi chưa được
tiếp cận đề án chính thức của SBIC, căn cứ vào đó chúng tôi mới xây dựng các
phương án để trả nợ của SBIC”, ông Hải nói.
Trong một báo
cáo thẩm tra tình hình nợ công hồi tháng 10 năm ngoái, Ủy ban tài chính ngân
sách của Quốc hội đã chỉ ra rủi ro trong khoản nợ của Vinashin.
Theo đó, với trường hợp của SBIC - tên gọi của Vinashin sau tái cơ cấu, Ủy
ban Tài chính ngân sách của Quốc hội dự kiến nợ dự phòng ngân sách nhà nước
phải ứng trả thay cho DN này trong 10 năm tới lên tới 63,2 nghìn tỷ đồng...
Từ tháng
10/2013, sau khi "con tàu Vinashin" bị đắm, Bộ Giao thông Vận tải
đã quyết định đổi tên và “hạ cấp” Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam
(Vinashin) thành Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy trên cơ sở tổ chức lại
Công ty mẹ và một số đơn vị thành viên.
SBIC tại thời
điểm thành lập có vốn điều lệ là 9.520 tỉ đồng, với các ngành, nghề kinh
doanh chính: Đóng mới tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; Sửa chữa, hoán
cải tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi.
(Theo VietNamNet)
L.Bằng
|
Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét