Hòa Phát vay 10.000 tỷ làm thép Dung Quất: Mạo hiểm không?
Cập
nhật lúc 14:49
(Doanh nghiệp) - Chuyên
gia thép bày tỏ lo ngại Hòa Phát phải đối diện, trong khi đó, chuyên gia tài
chính lại tin tưởng số phận Hòa Phát sẽ thay đổi.
Liên quan tới thông tin Tập đoàn Hòa Phát và Ngân hàng Công thương
Việt Nam (VietinBank) đã ký kết hợp đồng tín dụng, tài trợ vốn lên tới 10.000
tỷ đồng cho dự án Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất. Khi
được hỏi, các chuyên gia đã đưa ra nhiều cách nhìn nhận khác nhau.
Khó cho Hòa Phát
GS. TS Phùng Viết Ngư, Hội Khoa học kỹ thuật Đúc – Luyện kim Việt Nam
thì bày tỏ lo ngại cho số phận cũng như những khó khăn Hòa Phát phải đối diện.
Vị GS cho hay, hiện nay Việt Nam đang có rất nhiều dự án sản xuất thép
với quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, dự án thép Dung Quất không phải là
dự án được đánh giá cao về tiềm năng khai thác.
"Đó là một quyết định đầu tư mạo hiểm. Tôi chưa bàn tới việc Hòa
Phát sẽ làm với ai, làm như thế nào nhưng đánh giá chung về tiềm năng phát
triển thị trường thép là không khả quan. Hơn nữa, việc khai thác quặng tại
khu vực này cũng rất khó khăn, không có nhiều", GS Ngư nói.
Đưa ra nhận định tương tự, GS.TS Phạm Phố - nguyên Hiệu trưởng Trường
Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn cũng cho rằng đó là một quyết định
"mạo hiểm" do nhu cầu thép trong nước hiện không lớn, trong khi
xuất khẩu thép đang gặp rất nhiều khó khăn.
Cũng theo vị GS cho biết, ông từng được biết Hòa Phát cũng đã có ý
định mua lại nhà máy thép Thái Nguyên, tuy nhiên do công nghệ quá lạc hậu,
giá cao nên vụ mua bán không thành.
Vị GS cho rằng, ý định mua lại Dung Quất chắc đã được Hòa Phát cân
nhắc từ lâu, vì Hòa Phát là doanh nghiệp có tư duy kinh tế khá tốt. Hơn nữa,
Dung Quất cũng được đầu tư công nghệ tương tự như tại Formosa Hà Tĩnh như
vậy, khả năng phải đầu tư vào đây sẽ ít hơn, chi phí thấp hơn.
Mặc dù vậy, ông vẫn khẳng định, để Hòa Phát trụ được không còn con
đường nào khác là phải xuất khẩu nếu không sẽ phải đối diện với rất
nhiều khó khăn cũng như nguy cơ thua lỗ kéo dài..
Phân tích cụ thể hơn, GS. TS Phạm Phố cho biết: Trên thị trường thế
giới, vị GS cho hay, Hòa Phát còn phải cạnh tranh với đối thủ rất mạnh là
thép Trung Quốc. Hiện Trung Quốc vẫn đang sản xuất với quy mô rất lớn, sản
lượng thép của Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2014 ở mức 823 triệu tấn và 804
triệu tấn vào năm 2015.
Với công suất như vậy, những năm gần đây thế giới đã phải chứng kiến
cảnh tượng thừa mứa thép sản xuất của Trung Quốc.
Tính bình quân Trung Quốc xuất khẩu ra thị trường thế giới khoảng 15%
tổng lượng thép hàng năm, và khi kinh tế nước này giảm tốc dẫn đến nhu cầu sử
dụng thép vào xây dựng hạ tầng sụt giảm nghiêm trọng, thì ước tính có thể dư
thừa khoảng 300 triệu tấn thép mỗi năm.
Chính vì vậy, Trung Quốc đang tìm mọi cách đẩy được số lượng dư thừa
vào Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Với ưu thế giá rẻ, nguồn sẵn
thép Trung Quốc đang là đối thủ không dễ dàng vượt qua được.
Ở trong nước theo vị GS, Hòa Phát cũng phải đối diện với Formosa,
doanh nghiệp sản xuất thép của Đài Loan (Trung Quốc) có quy mô lớn nhất
tại Việt Nam.
Hiện doanh nghiệp này đang đưa ra kế hoạch sản xuất với khối lượng rất
lớn. Nếu so sánh những lợi thế giữa Formosa với Hòa Phát có thể thấy Hòa Phát
đang đứng trước nhiều bất lợi lớn.
Thứ nhất, Formosa có sẵn thị trường tiêu thụ tại Đài Loan, do đó, khối
lượng sản xuất ra một phần cung cấp cho thị trường Việt Nam, phần chủ yếu sẽ
được chuyển về nước sở tại. Trong khi Hòa Phát phải loay hoay tìm thị trường
đầu ra thì Formosa vốn đã không phải lo về thị trường tiêu thụ.
Cửa duy nhất để Hòa Phát có cơ hội phát triển có lợi là phải xuất
khẩu. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu thép Việt Nam cũng đang gặp bất lợi,
thép Việt liên tục dính tới những vụ kiện chống phá giá, lẩn trốn thuế trên
thị trường Mỹ và một số nước Châu Âu.
Thứ hai, sản xuất thép hiện đang bị phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhập
nguyên liệu đầu vào.
Hiện cả Formosa và Hòa Phát nếu sản xuất thép thì đều phải đi nhập
nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, Formosa đang có lợi thế lớn nhờ có sẵn quặng
khai thác ở Thạch Khê, còn tiềm năng của mỏ ở Quảng Ngãi chưa có đánh giá cụ
thể. Do đó, việc phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào là nguyên nhân đẩy chi phí
lên, đội giá thành dẫn tới giá thành sản phẩm cao hơn, rất khó có thể cạnh
tranh được.
"Đó là lý do tôi nói rằng việc vay vốn để đầu tư tới 10.000 tỷ
vào dự án thép này là mạo hiểm. Quá khó cho Hòa Phát", GS Phạm Phố nêu
quan điểm.
Không đáng ngại
Trong khi các chuyên gia luyện thép thiếu lòng tin, bày tỏ những lo
ngại cho số phận của Hòa Phát thì ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Hiệp
hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) lại tỏ ra lạc quan, tin rằng Hòa Phát sẽ
làm tốt. Ông nói rõ hai vấn đề, một là đầu tư như vậy có phải là mạo hiểm hay
không và hai là cơ hội nào cho Hòa Phát phát triển?
Ông Hải cho biết, đứng về phía Ngân hàng Công thương Việt Nam
(VietinBank) đây là lựa chọn đã được cân nhắc, không quá bất ngờ. Theo quy
định, hạn mức tín dụng cho vay lớn nhất có thể lên tới 10.000 tỷ đồng, định
mức cho vay phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của mỗi ngân hàng.
VietinBank có quy mô rất lớn, nguồn vốn rồi rào, do đó, quyết định cho
Hòa Phát vay 10.000 tỷ đồng không phải là quá khó khăn.
Hơn nữa, nói 10.000 tỷ thì là số tiền lớn nhưng phải hiêu rằng Hòa
Phát là doanh nghiệp có tiềm lực, có dòng vốn ổn định, lợi nhuật thu hồi tốt.
Vì vậy, VietinBank sẵn sàng rót tiền vào đây không phải là quyết định ngẫu
hứng.
Về phía Hòa Phát, ông Hải cho biết, năm 2016, dòng tiền doanh nghiệp
này thu về đã trừ khấu hao cơ bản lên tới hơn 8.000 tỷ. Như vậy, nếu Hòa Phát
có quyết định vay 10.000 tỷ để đầu tư vào dự án này thì với tiềm lực của Hòa
Phát cũng dễ dàng có thể trả hết ngay trong thời gian ngắn.
"Tôi tin chỉ trong khoảng 3 năm họ có thể xử lý hoàn toàn khấu
hao xong cho dự án trong giai đoạn 1. Vì vậy, con số này đối với Hòa Phát
không có gì khó khăn", ông Hải cho hay.
Phó Chủ tịch VAFI cho biết thêm, để các ngân hàng cho được Hòa Phát
vay cũng là vấn đề không đơn giản.
"Tôi còn biết, mời được Hòa Phát vay không hề đơn giản. Rất nhiều
ngân hàng lớn, có uy tín mở lời mời muốn được cho Hòa Phát vay, thậm chí còn
phải cho vay với cơ chế cạnh tranh, lãi suất thấp hơn các doanh nghiệp nhỏ và
vừa từ 3-5% mới được doanh nghiệp này lựa chọn".
Về vấn đề thứ hai, theo ông Hải tình hình kinh tế Việt Nam những năm
gần đây đang tiến triển theo chiều hướng tốt. Theo dự kiến mỗi năm sản lượng
thép Việt Nam tăng khoảng 10%. như vậy, mỗi năm nhu cầu tiêu thụ là khoảng 8
triệu tấn, nếu cộng thêm 10% tăng trưởng là 9 triệu tấn. Trong khi sản lượng
dự kiến Hòa Phát đưa ra khoảng 2 triệu tấn/năm, như vậy cũng chỉ tương đương
với phần tăng thêm, không có gì đáng ngại.
Về giá cả, ông Hải cũng tin tưởng sản phẩm của Hòa Phát hoàn toàn có
thể cạnh tranh và đứng vững được.
"Hiện nay Hòa Phát đang thực hiện mô hình sản xuất theo công nghệ
khép kín, như vậy cũng giúp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. Tại thị trường,
thép Hòa Phát cũng đang có giá thành thấp nhất. Xétt về tiềm năng, Hòa Phát
hoàn toàn đủ sức cạnh tranh ngang ngửa với những tập đoàn, doanh nghiệp thép
lớn nhất của Trung Quốc.
Chính vì vậy, về khả năng cạnh tranh không có gì đáng ngại, kể cả trên
thị trường trong nước, lẫn thị trường xuất khẩu Hòa Phát vẫn có khả năng thu
được lợi nhuận cao", ông Hải lạc quan.
(Theo
Đất Việt) Lam Lam
|
Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét