Cuộc
chiến Trung-Hàn đang nóng từng ngày
Cập nhật lúc 16:33
Hôm
27/2, Tập đoàn Lotte (lớn thứ 5 Hàn Quốc) đã ký hợp đồng đổi đất, cho phép
quân đội sử dụng đất của sân golf Seongju ở tỉnh Gyeongsang làm địa điểm để
quân đội Mỹ đặt Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD)
nhằm đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ nước láng giềng phía Bắc
Triều Tiên. Trung Quốc đã nổi giận, hàng loạt biện pháp trừng phạt đã nhằm
vào Lotte, các công ty và sản phẩm hàng hóa Hàn Quốc.
Lotte
bị Trung Quốc trút hận
Ngay
ngày 27/2, “Thời báo Hoàn cầu” đã đăng xã luận nhan đề: “Trung Quốc không còn
sự lựa chọn nào khác ngoài trừng phạt Lotte Hàn Quốc”. Bài báo viết, “trục
xuất Lotte ra khỏi thị trường Trung Quốc để ‘giết một kẻ khiến trăm người sợ’
là cách làm cần thiết của nước lớn nhằm đối phó với thế lực bên ngoài gây
nguy hại lợi ích của Trung Quốc”.
Với
tinh thần đó, người dân Trung Quốc đã tiến hành trả thù: tẩy chay, không mua
hàng Lotte Mart, biểu tình chống Lotte Mart; các cơ quan quản lý công thương,
thuế vụ sử dụng các chiêu trò kiểm tra, hạch sách.
Một số
công ty đối tác của Trung Quốc cũng tuyên bố ngừng hợp tác, dỡ bỏ sản phẩm
Lotte Mart; Cục Kiểm dịch Thanh Đảo tuyên bố tiêu hủy sản phẩm bánh kẹo của
Lotte do có phụ gia; các hacker tấn công trang web “lotte.cn” của Lotte ở
Trung Quốc từ 28/2, vẫn chưa khôi phục được.
Gian
hàng Lotte ở “Đông Kinh thương thành” – trung tâm bán đồ điện lớn nhất Trung
Quốc đột ngột bị đóng cửa với lời giải thích “do trục trặc hệ thống máy
tính”. Cơ quan chức năng Trung Quốc cũng đình chỉ hoạt động xây dựng dự án
bất động sản trị giá 3 nghìn tỷ Won, tương đương 2,6 tỷ USD mang tên “Lotte
Town” ở dự kiến hoàn thành vào năm 2019. Đòn này đã khiến cổ phiếu của Lotte
sụt gần một nửa.
30 bộ
“truyền tín hiệu radio bất hợp pháp” tại một siêu thị Lotte tại An Huy cũng
bị tịch thu và phạt 20.000 NDT, tương đương 2.900 USD với lý do “phát hiện
thấy tín hiệu bất thường từ siêu thị Lotte”. Công ty tài chính và bán lẻ Thụy
Tường có trụ sở ở Giang Tô tuyên bố dừng chương trình thẻ mua sắm hợp tác với
khoảng 50 cơ sở của Lotte ở tỉnh này. Các sản phẩm Hàn Quốc cũng không còn
được bán trên trang web và siêu thị của Thụy Tường. Các Công ty mỹ phẩm Tụ
Mỹ, Công ty thực phẩm Hồi Long ở Hà Nam cũng tuyên bố sẽ dừng hợp tác với
Lotte.
Hành
động trả thù lan rộng
Tờ Thời
báo Hoàn cầu hô hào: “Chúng tôi cũng kêu gọi người dân tình nguyện hợp tác
trong việc mở rộng cấm vận đối với các sản phẩm văn hóa giải trí Hàn Quốc,
sẵn sàng cấm tiệt khi cần thiết”. Phiên bản tiếng Trung của báo này còn đề
nghị cấm luôn xe hơi, điện thoại để ngăn Hàn Quốc theo đuổi “tham vọng THAAD”.
Một số
công ty Hàn Quốc làm ăn tại Trung Quốc như Samsung cũng liên tiếp bị điều tra
về thuế và các phương diện khác; Lệnh cấm nhập khẩu các loại mỹ phẩm Hàn Quốc
cũng được ban hành. Giá cổ phiếu của các công ty Hàn Quốc liên quan đến du
lịch và hàng không trượt dốc. Các buổi biểu diễn âm nhạc của các nghệ sĩ xứ
kim chi cho đến các bộ phim tình cảm vốn rất được người xem Trung Quốc ưa
thích trên các kênh tivi đều bị hủy. Kế hoạch tổ chức triển lãm mỹ thuật
chung nhân dịp hai nước kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao cũng
không thành.
Theo
Yunhap, ngày 2/3, Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc đã triệu tập cuộc họp với
các công ty lữ hành, chỉ thị miệng theo đó, tất cả các đoàn khách du lịch đi
theo tour hay khách lẻ định đến Hàn Quốc sẽ bị cấm mua vé máy bay và cấm xuất
cảnh, bất kể thông qua các công ty lữ hành hay du lịch tự do; các hợp đồng đã
ký chỉ được thực hiện đến ngày 15/3; những công ty nào không dự họp thì được
thông báo bằng điện thoại. Chính phủ có kế hoạch mở rộng lênh cấm này từ các
công ty của Bắc Kinh ra toàn quốc.
Ngày
3/3, khi được hỏi về thông tin “Trung Quốc cấm du lịch Hàn Quốc” để trả đũa
việc Hàn Quốc triển khai THAAD, Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho
biết “có đọc được tin trên báo, nhưng không nghe nói gì về chuyện này”. Nhưng
sau ông Sảng lại nói: “Trung Quốc mạnh mẽ phản đối việc triển khai THAAD tại
Hàn Quốc và sẽ kiên quyết áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh
và lợi ích của mình”. Ông này còn đe dọa: “chính phủ Hàn Quốc hãy chú ý lằng
nghe tiếng nói của dân chúng, áp dụng biện pháp hữu hiệu để tránh làm tổn hại
thêm đến quan hệ Trung-Hàn và sự giao lưu, hợp tác giữa hai nước”.
Phát
biểu trên Thời báo Hoàn Cầu, Thiếu tướng La Viện - Ủy viên đặc biệt của Ủy
ban cố vấn học thuật quốc gia cấp cao, thuộc Viện khoa học quân sự Trung
Quốc, nói: trong trường hợp cần thiết, quân đội Trung Quốc có thể tiến hành
“tấn công phẫu thuật” nhằm vào sân golf Seongju, nơi triển khai THAAD, để vô
hiệu hóa và khiến Hàn Quốc không kịp trở tay vì tê liệt.
Trung
tướng Vương Hồng Quang, cựu Phó Tư lệnh Quân khu Nam Kinh khi được hỏi về
việc Mỹ không loại trừ khả năng bố trí hệ thống THAAD ở Đài Loan, đã trả lời:
“Ngày mà Mỹ bố trí THAAD ở Đài Loan sẽ là lúc chúng ta giải phóng Đài Loan!”.
Không
nhân nhượng
Chuyện
Triều Tiên thường xuyên thử tên lửa và đe dọa dìm Hàn Quốc trong biển lửa,
thậm chí đã tổ chức diễn tập tấn công Nhà Xanh thì ai cũng rõ. Việc Hàn Quốc
cho Mỹ đặt tên lửa trên lãnh thổ của họ để tự vệ, phòng thủ đòn tấn công từ
bên ngoài được họ xem là chuyện thuộc về công việc nội bộ và chủ quyền của họ.
Thế
nhưng Trung Quốc lại không nghĩ vậy! Lấy lý do an ninh, Trung Quốc đã đề nghị
Hàn Quốc từ bỏ ý định này, nhưng Hàn Quốc không chịu. Ngày 3/2/2017, đồng cấp
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Hàn đã nhất trí triển khai THAAD trong năm nay. Một
nguồn tin cho biết có 9 bệ phóng, đi kèm với mỗi bệ phóng là 8 tên lửa sẽ
được triển khai vào cuối tháng 6 bất chấp những phản đối, đe dọa, trừng phạt
từ phía Trung Quốc.
Lập
tức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cùng ngày đã
phản đối mạnh mẽ. Tuy nhiên, Hàn Quốc và Mỹ đều khẳng định, THAAD diễn ra
trong bối cảnh Triều Tiên tuyên bố có thể phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa
vào bất cứ thời điểm nào.
Ngay
sau khi hợp đồng với Tập đoàn Lotte và quân đội Hàn Quốc được ký, người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đe dọa: “Mỹ và Hàn Quốc sẽ phải đối
mặt với mọi hậu quả. Chúng tôi hối thúc các bên liên quan ngừng triển khai và
chấm dứt các bước đi theo con đường sai lầm này”.
Sean
Spicer từ Nhà Trắng, hôm 2/3 cũng đáp lại rằng, phía Mỹ sẽ theo dõi chặt chẽ
sự phát triển của tình hình. Mỹ sẽ giữ vững cam kết giúp Hàn Quốc phòng vệ,
sẽ tiếp tục phát triển hệ thống phòng vệ toàn diện hơn để đối phó với mối đe
dọa quân sự ngày càng gia tăng từ phía Triều Tiên.
Về phía
Hàn Quốc, lãnh đạo Đảng Saenuri (Tân thế giới) cầm quyền, ông In Myung-jin
tuyên bố: “Chúng ta không thể bị lo-gic của người Trung Quốc dắt mũi mà trì
hoãn (việc bố trí THAAD) cho chính phủ nhiệm kỳ sau mà phải nhanh chóng quyết
định”. Lãnh đạo Đảng Dân chủ đối lập tuy phản đối việc “dễ dãi nhận THAAD”,
nhưng cũng cho rằng các biện pháp ngoại giao và trả thù kiểu trừng phạt, cấm
du lịch của Trung Quốc không thể giải quyết được vấn đề.
Ông
Hwang Kyo-ahn, Thủ tướng kiêm Tổng thống lâm thời Hàn Quốc hôm 3/3 tuyên bố,
triển khai THAAD là một biện pháp phòng thủ sống còn để đáp ứng các nhu cầu
an ninh quốc gia và bảo vệ cuộc sống của nhân dân trước các mối đe dọa hạt
nhân và tên lửa của Triều Tiên, không ảnh hưởng đến bất kỳ nước thứ ba nào”.
Tình
hình đang tiếp tục diễn biến phức tạp. Người Hàn Quốc sẽ không thỏa hiệp làm
theo ý Trung Quốc. Dư luận Hàn Quốc đánh giá kiểu hành xử này của Bắc Kinh
chỉ khiến người Hàn Quốc quay sang với Nhật - quốc gia mà người Hàn vốn không
ưa thích bởi những vấn đề trong lịch sử!
(Theo TuanVietNam) Ngô Tuyết
|
Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét