Có tình trạng cấp trên sợ cấp dưới
vì... lá phiếu
Cập nhật lúc 09:55
Nguyễn Xuân Sơn, Trịnh Xuân Thanh, Vũ
Đình Duy… là những cái tên được nêu làm ví dụ về những tồn tại, yếu kém của
công tác cán bộ gây bức xúc trong nhân dân. Có tình trạng nể nang, bổ nhiệm
không đúng người đúng việc.
Đó là những nội dung đáng chú ý được báo cáo của Ban Tổ
chức Trung ương chỉ ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Tổ chức xây
dựng Đảng năm 2017, diễn ra trong ngày 4-3.
“Có thao túng
trong công tác cán bộ ?”
Đề cập đến những hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ,
Phó trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Bình nêu: “Vẫn
chưa khắc phục được tình trạng cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động kém hiệu lực,
hiệu quả của tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị”.
“Chưa ngăn chặn, đẩy lùi được tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên. Việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về xây dựng,
chỉnh đốn đảng, xây dựng hệ thống chính trị chưa đạt mục tiêu đề ra”.
Ban Tổ chức Trung ương nhận định: “Công tác cán bộ và quản
lý đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế, yếu kém, sơ hở; còn tình trạng nể nang,
né tránh, ngại va chạm, cấp trên sợ cấp dưới trước thời điểm lấy phiếu
tín nhiệm hoặc đánh giá cán bộ cuối năm; còn tình trạng cấp dưới chưa thực
hiện nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên”.
“Ở một số nơi, một số trường hợp tuy thực hiện
'đúng' quy trình nhưng vẫn không chọn 'trúng' người,
'đúng' việc, gây bức xúc trong xã hội như các trường hợp: Nguyễn Xuân Sơn,
Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy…” - ông Bình nói.
Từ thực tế này, báo cáo đặt vấn đề: “Tình trạng trên phải
chăng là do: còn sơ sài, thiếu chặt chẽ, thiếu dân chủ trong việc giới thiệu
quy hoạch, giới thiệu nhân sự? Còn kẽ hở trong quy trình, thủ tục thẩm định,
đề bạt, điều động, bổ nhiệm? Công tác quản lý hồ sơ và thẩm định hồ sơ còn
đơn giản, chủ quan? Công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát, theo dõi và quản
lý cán bộ còn lỏng lẻo? Phân cấp quản lý cán bộ còn chưa hợp lý, dễ bị lợi
dụng để hợp thức hóa? Có tiêu cực, thao túng trong công tác cán bộ?”.
Đề cao pháp trị
Ông Nguyễn Thanh Bình cho biết, một trong những nhiệm vụ
trọng tâm mà Ban Tổ chức tập trung thực hiện trong năm 2016 là chủ động tham
mưu cấp ủy các cấp tiếp tục thực hiện quyết liệt Nghị quyết Trung ương 4 Khóa
XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”.
Việc thực hiện nghị quyết tiếp tục tạo được những chuyển
biến tích cực trong hệ thống chính trị; góp phần cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe,
từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực và xử lý nghiêm những
đảng viên vi phạm; khắc phục, sửa chữa được một số hạn chế, khuyết điểm trong
công tác cán bộ.
Đặc biệt, Ban Tổ chức đã tham mưu xây dựng nghị quyết
Trung ương 4 Khóa XII, với quan điểm kết hợp giữa “xây” và “chống”, nhưng lấy
“xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược lâu dài, lấy chống là nhiệm vụ thường
xuyên, quan trọng và cấp bách; coi trọng cả “đức trị” và “pháp trị” nhưng đề
cao “pháp trị”.
“Nghị quyết đã chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, 'tự chuyển hóa', bốn nhóm giải
pháp cụ thể với cách làm không hình thức, phô trương; phát huy sức mạnh tổng
hợp của hệ thống chính trị “mọi lúc, mọi nơi, mọi người” đều tham gia xây
dựng, chỉnh đốn đảng, xây dựng hệ thống chính trị” - ông Bình nói.
Hội nghị lần này có sự tham dự của
nhiều ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương đảng, lần đầu tiên được kết
nối trực tuyến tới 73 điểm trên toàn quốc. Tuổi Trẻ Online sẽ tiếp tục
cập nhật diễn biến của Hội nghị.
(Theo Tuổi trẻ) LÊ KIÊN
|
Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét