Hai khu tập thể cũ án ngữ khu
"đất vàng" vào tầm ngắm
Cập
nhật lúc 15:20
Đầu tháng 2/2016, UBND Thành phố
Hà Nội ra lệnh sẽ di dời khẩn cấp hai khu tập thể cũ là G6A Thành Công và khu
A tập thể Ngọc Khánh để xây mới. Đây là hai khu tập thể có vị trí đẹp bởi nó
án ngữ ngay trước mặt hồ Giảng Võ và hồ Thành Công.
Lý do Thành phố Hà Nội cho di dời khẩn
cấp hai khu tập thể G6A Thành Công và khu A tập thể Ngọc Khánh là vì 2 tòa
nhà này được xếp vào diện nguy hiểm cấp độ D – cấp đặc biệt nguy hiểm.
Ngay sau đó, Thành phố đã ban hành quy
chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô
lịch sử Hà Nội. Quy chế này được áp dụng trên khu vực có quy mô diện tích
khoảng 3.881 ha, thuộc địa giới hành chính của 5 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hoàn
Kiếm, một phần phía Bắc quận Hai Bà Trưng và một phần phía Nam của quận Tây
Hồ.
Việc quản lý, kiểm soát về quy hoạch,
kiến trúc đối với các công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử, Thành
phố Hà Nội được thực hiện trên cơ sở đảm bảo đúng định hướng Quy hoạch chung
xây dựng Thủ đô Hà Nội.
Theo quy chế, Hà Nội cho phép nghiên
cứu xây dựng công trình cao tầng tại hai bên đường vành đai, trục hướng tâm,
tuyến phố chính, khu vực điểm nhấn. Khu vực vành đai I, chiều cao tối đa công
trình là 24 tầng, 86m; Vành đai 2, chiều cao tối đa 27 tầng, 97m; đường ven
đê Sông Hồng, chiều cao 21 tầng, 76m… Tầng cao tối đa một số khu tập thể cũ ở
Hà Nội như sau: Khu Văn Chương (18 tầng); Nguyễn Công Trứ 25 tầng; Giảng Võ,
Hào Nam, Ngọc Khánh 21 tầng; các khu Thành Công, Khương Thượng, Vĩnh Hồ, Nam
Đồng, Kim Liên, Láng Hạ, Phương Mai, Thanh Nhàn… 24 tầng.
Quy chế mới này đã gỡ bỏ được nút thắt
trong bài toán cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội vốn bế tắc cả chục năm nay.
Bởi, trước đây, do quy định của Luật Thủ đô, quy hoạch chung Hà Nội.., thì
việc cải tạo chung cư cũ tối đa chỉ được xây 9 tầng. Vì vậy nhiều doanh
nghiệp tham gia xây dựng chung cư cũ không cân đối được bài toán tài chính,
làm thì lỗ. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp không mặn mà.
Tuy nhiên, việc Hà Nội chính thức cho
nâng tầng cao khi cải tạo chung cư cũ sẽ giúp các doanh nghiệp có lợi nhuận.
Nhiều khả năng, việc xây dựng chung cư cũ lại trở thành "miếng
bánh" ngon cho các doanh nghiệp.
Và đương nhiên, các doanh nghiệp sẽ ưu
ái lựa chọn “miếng bánh” ngon nhất để làm trước. Và hai tòa chung cư cũ có vị
trí đắc địa nhất của Quận Ba Đình đã vào tầm ngắm.
Theo tìm hiểu của PV, hiện tại, giá nhà
chung cư tại khu vực vùng lõi các quận Ba Đình như Ngọc Khánh, Giảng Võ giá
bán ở mức cao ngất ngưởng 45-60 triệu đồng/m2. Đối với những chung cư có vị
trí mặt hồ giá bán ở mức 65-70 triệu đồng/m2.
Đương nhiên, hai tòa chung cư cũ G6A
Thành Công và khu A tập thể Ngọc Khánh (Ba Đình) với lợi thế chiếm trọn vẹn
hai mặt hồ Giảng Võ và hồ Thành Công, khi đập đi xây mới lại, doanh nghiệp sẽ
kiếm được bạc tỷ. Ngoài ra, với vị trí đẹp, các doanh nghiệp sẽ không phải lo
bài toán về đầu ra.
Theo phân tích của chuyên gia quy hoạch
Nguyễn Hữu Thanh, sở dĩ, doanh nghiệp muốn xin nâng tầng bởi các khu chung cư
cũ đều ở vị trí đẹp, doanh nghiệp xây dựng là bán được ngay. Thêm vào đó, số
tầng cao được tăng gấp 2-3 lần thì doanh nghiệp nào cũng muốn làm. Nếu nhà
đầu tư nào cũng khoanh vùng khu chung cư đẹp, sau đó xin cơ chế nâng tầng,
làm mà có lãi thì ai cũng muốn làm. “Tôi thấy, trước nay, nhiều dự án được đề
xuất đối ứng hình thức BT, nhiều doanh nghiệp được giao thêm các dự án nhưng
dự án ở vị trí xa trung tâm, ở khu vực đất bỏ hoang nên không doanh nghiệp
nào muốn nhận. Giải pháp nâng tầng cao chỉ để phục vụ cho một nhóm lợi ích
nào đó" - ông Thanh nói.
Cũng theo ông Thanh, Hà Nội đã có Luật
Thủ đô, có quy hoạch phân khu và điều lệ quản lý quy hoạch do vậy phải tuân
thủ quy hoạch. Các dự án xây dựng phải đảm bảo các yếu tố quy hoạch như tổng
thể mật độ, tầng cao, số lượng dân cư. Nhà nước, cơ quan quản lý hoàn toàn có
cơ chế để doanh nghiệp có lãi như cơ chế đối ứng bù cho doanh nghiệp một dự án
khác để kinh doanh. Không nhất thiết cứ phải chọn giải pháp nâng tầng cao.
(Theo VnMedia) Huy Nam
|
Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét