Báo Pháp:
TẬP CẬN BÌNH ĐANG ĐƯA TRUNG QUỐC THEO CON ĐƯỜNG PHẢN ĐỘNG
Cập nhật lúc 08:10
Nhật
báo Le Monde (Pháp) số ra 16/4/2016 đăng hồ sơ đặc biệt về Chủ tịch Tập Cận
Bình với tựa đề: “Trung Quốc: Phục hồi thanh trừng chính trị và sùng bái cá
nhân”.
Hồ sơ gồm hai
trang báo do Brice Pedroletti (phóng viên thường trú ở Bắc Kinh) và nhà báo
François Bougon, phó trưởng chuyên mục quốc tế của Le Monde, dày công viết.
Hồ sơ này đã phác họa toàn cảnh cuộc thanh trừng chính trị triền miên dưới
thời Tập Cận Bình và cho thấy cách trị quốc của ông đang bắt đầu có vấn đề.
Mở đầu bài viết
các tác giả mô tả hai hình ảnh đang được loan truyền trên mạng xã hội Trung
Quốc: một là hình thật cảnh ông Tập Trọng Huân, cha của Chủ tịch Trung Quốc
hiện nay, trên cổ đeo một tấm biển ghi dòng chữ “Đã sử dụng một cuốn tiểu
thuyết để chống Đảng”. Đó là hình lúc ông Tập Trọng Huân là nạn nhân của cuộc
đại thanh trừng trong Cách mạng Văn hóa năm 1962, khi đó ông là phó Thủ tướng
Trung Quốc. Tấm hình thứ hai của ông Nhậm Chí Cường, một tỷ phú bất động sản
và cũng là đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc, gần đây đã đăng trên internet
những chỉ trích chính sách của Tập Cận Bình và ngay lập tức trang mạng của
ông bị xóa và báo chí chính thống tấn công ông không thương tiếc. Tấm hình
chế lại cho thấy tỷ phú Nhậm Chí Cường trên cổ đeo một tấm biển có dòng chữ
“Đã sử dụng mạng Vi Bác để chống Đảng”.
Le Monde nhận
xét: những hình ảnh trên được người sử dụng internet Trung Quốc loan truyền
trên WeChat, một ứng dụng nhắn tin rất phổ biến ở Trung Quốc, như là lời nhắc
nhở ông Tập Cận Bình về chiến dịch thanh lọc nội bộ mà ông tiến hành liên tục
từ khi lên nắm toàn quyền lãnh đạo Trung Quốc, đồng thời nhắc lại gốc gác của
ông sinh ra trong một gia đình cũng là nạn nhân của nạn thanh trừng nội bộ.
Tờ nhật báo số
một của Pháp cho rằng các vụ thanh trừng dưới thời Tập Cận Bình không khỏi
khiến dự luận Trung Quốc so sánh với thời kỳ ghê tởm của những năm từ 1966
đến 1976 từng khiến hàng triệu người trở thành nạn nhân của hệ tư tưởng cuồng
tín.
Về kết quả của
chiến dịch thành trừng được núp dưới danh nghĩa “cuộc chiến chống tham
nhũng”, Le Monde nhắc lại: báo cáo tổng kết trình Quốc hội Trung Quốc hôm
13/3 của Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao Tào Kiến Minh cho biết đã có 22
cựu quan chức từ cấp bộ trở lên cho đến ủy viên Bộ Chính trị đã bị truy tố
trong năm 2015, trong đó 15 người đã bị kết án mà nhân vật nổi tiếng nhất là
Chu Vĩnh Khang. Tổng số đã có hơn 50.000 cán bộ là đối tượng điều tra và 41
nghìn trường hợp tham nhũng được phát hiện.
Le Monde trích
dẫn lời giải thích của ông Ngô Tử, cựu tổng biên tập tạp chí Viêm Hoàng Xuân
Thu: “Vì lý do nền kinh tế suy yếu, quy mô của nạn tham nhũng, ông Tập phải
tập trung về mình quyền lực để có thể tiến hành các cải cách. Mọi người ban
đầu hưởng ứng vì ông đã làm những gì mình đã hứa. Nhưng bấy giờ ông quay sang
quá tả, bị mất uy tín với giới trí thức, với dân mới giàu. Điều này không kéo
dài được lâu”.
Theo le Monde
sự quay ngoắt đó chính là trở lại với thời kỳ Mao. Mặc dù cha ông cũng là nạn
nhân của Mao, nhưng dường như Tập Cận Bình tỏ ra quyết tâm giữ gìn di sản của
Người cầm lái vĩ đại.
Một điểm khác
được Le Monde ghi nhận là trong khi tập trung thâu tóm quyền lực, Tập Cận
Bình đã cổ vũ cho tệ sùng bái cá nhân mà các tác giả bài viết gọi là phiên
bản 2.0. Hình ảnh của Tập Cận Bình đang thay thế dần Mao Trạch Đông, trên các
phương tiện truyền thông, trong các ca khúc hay trong các đủ mọi cách thức
tuyên truyền.
Song song với
việc thanh trừng nội bộ, đề cao sùng bái cá nhân là trấn áp đối kháng. Mọi
tiếng nói chỉ trích bị bịt miệng, xã hội dân sự bị trói tay trói chân. Các
luật sư, nhà bảo vệ nhân quyền tố cáo tình trạng lạm dụng chống tham nhũng
thì bị vô hiệu hóa, bắt bớ… các phương tiện truyền thông thì bị kiểm soát.
Những việc làm
để tập trung quyền lực của Tập Cận Bình bắt đầu tạo lên những cơn sóng ngầm
phản đối. Bài báo cho biết đúng vào ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội hồi đầu
tháng 3/2016, một trang thông tin trên mạng internet đã đăng một kiến nghị ký
tên “các đảng viên”, không đòi gì hơn ngoài việc đòi Tập Cận Bình từ chức.
Bản kiến nghị chỉ trích Tập Cận Bình là tả khuynh, độc đoán chuyên quyền … Vụ
này đã gây tiếng vang lớn và dẫn đến chiến dịch bắt bớ hàng chục người. Cùng
thời điểm đó, một nhà báo của Tân Hoa Xã đăng thư ngỏ chỉ trích chính sách và
cá nhân Tập Cận Bình.
Theo nhận xét
của Le Monde, giới con ông cháu cha nay cũng bắt đầu chán với cách lãnh đạo
của Tập Cận Bình. Giới trẻ Trung Quốc ở nước ngoài, kể cả những người được
hưởng đặc quyền đặc lợi của chế độ cũng bắt đầu nhìn thấy Trung Quốc đang sa
lầy trong trận chiến tư tưởng lạc hậu. Bài viết dẫn ý kiến của cô sinh viên
tên là Jasmine Yin, đang theo học tại đại học Columbia ở New York. Cô là cháu
nội của nguyên soái Diệp Kiếm Anh, nhân vật lịch sử của cách mạng Trung Quốc
và từng đóng vai trò chủ chốt đưa Đặng Tiểu Bình trở lại chính trường sau
Cách mạng Văn hóa. Trên một diễn đàn internet do cô lập, Yasmine Yin viết:
“Những người đồng trang lứa với tôi và tôi không thể giấu được nỗi khiếp sợ
của chúng tôi trước tiến triển chính trị đáng báo động đang diễn ra ở đất
nước chúng tôi. Ông Tập đang đưa Trung Quốc theo con đường khiếp sợ, phản
động và không tưởng”.
(Theo Năng
lượng Mới) Th. Long
|
Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét