Rút thiếu tiền tại quầy, ngân hàng
không trả lại
Cập nhật lúc 10:59
"Nửa
tháng trước, giao dịch viên chi thừa 10 triệu đồng, tôi quay lại trả vì sợ cô
ấy phải đền. Nay rút ở quầy thiếu 300.000 đồng, tôi quay lại đòi thì ngân
hàng từ chối", chị Nguyệt bức xúc kể.
Chị Nguyệt (35 tuổi), chủ một studio
ảnh cưới tại Đắk Nông kể lại sự việc xảy ra tại quầy giao dịch của trụ sở một
ngân hàng quốc doanh quy mô lớn ở tỉnh.
"Khi rút tiền, tôi đã chú ý nhìn
vào máy đếm và thấy đủ mỗi thếp 100 tờ nên yên tâm. Tuy nhiên, về nhà rồi mở
ra mới biết bị lẫn 2 tờ 50.000 đồng bên trong thếp 200.000 đồng này",
chị kể. Quay trở lại ngân hàng, chị bị từ chối bởi theo quy định, khách hàng phải
đếm tiền trước khi ra khỏi quầy và ngân hàng không chịu trách nhiệm về sau đó.
Trong khi đó, hình ảnh camera ghi lại quá
trình máy đềm tiền cũng không rõ nét. Do đó, ngân hàng không thể trả lại cho
chị 300.000 đồng bị thiếu vì nhìn không rõ tờ 50.000 đồng và 200.000
đồng. Thừa nhận đây là sai sót của bản thân khi không kiểm tra kỹ từng
mệnh giá tiền trước khi rời quầy nhưng chị Nguyệt vẫn không hài lòng với cách
xử lý của ngân hàng.
Theo lời kể của chị, giao dịch viên tại
quầy khẳng định không có chuyện lẫn tiền 50.000 đồng trong thếp 200.000 đồng
bởi khi cho vào đếm, máy sẽ phân biệt được mệnh giá khác nhau và ngừng đếm.
"Nhưng khi tôi yêu cầu đưa nguyên thếp tiền đó vào đếm lại, trước mặt
các bên, máy vẫn đếm bình thường 100 tờ, không có phân biệt mệnh giá. Lúc này
nhân viên ngân hàng lại quay ra nói do máy này lỗi hoặc hỏng".
"Số tiền tôi mất không lớn, chỉ
300.000 đồng, nhưng đây là bài học cho tất cả mọi người khi giao dịch ở ngân hàng
cần kiểm tra kỹ cả bảng hiển thị mệnh giá tiền trên máy đếm thay vì chỉ nhìn
số tờ tiền. Nếu sai sót, sẽ rất khó đòi ngân hàng", chị Nguyệt chia sẻ.
Vị khách hàng này cũng thông tin thêm, nửa
tháng trước, chị cũng rút tiền tại ngân hàng này (với nhân viên giao dịch
khác). "Khi về nhà mới biết thừa 10 triệu đồng nên tôi quay trở lại trả
vì thương cô nhân viên có thể phải bỏ tiền túi ra đền. Ai ngờ đến bây giờ
mình rút bị thiếu tiền lại không có cách nào đòi lại được", chị Nguyệt
tâm sự.
Trên thực tế, theo nhiều giao dịch viên
tại các ngân hàng, máy đếm hiện nay hầu hết đều có 2 chế độ, một là "auto"
- máy sẽ vừa đếm vừa phân loại mệnh giá. Nếu gặp mệnh giá khác, máy sẽ ngừng
đếm. Tuy nhiên, máy sẽ tiếp tục đếm nếu người sử dụng ấn nút cho máy chạy tiếp.
Hai là chế độ "count" - chỉ
đếm tiền, không phân biệt mệnh giá. "Chế độ này chúng tôi thường sử dụng
khi kiểm đếm số tiền quá lớn để tiết kiệm thời gian", một giao dịch viên
tại ngân hàng cổ phần giải thích.
Trưởng phòng giao dịch tại một ngân
hàng cổ phần ở Hà Nội, theo quy định, ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm bồi
thường về việc kiểm đếm sau khi khách rời khỏi quầy giao dịch. "Để tránh
những trường hợp tranh cãi, nhầm lẫn, khách hàng nên chủ động theo dõi sát
sao việc kiểm đếm của giao dịch viên cũng như chú ý nhận mặt cả mệnh giá
thay vì chỉ nhìn vào tổng số tờ tiền trên máy kiểm đếm như phần lớn
người hiện nay", nữ cán bộ ngân hàng này khuyến cáo.
(Theo Vnexpress.net) Thanh Thanh Lan
Về nguyên tắc thì nhân viên ngân hàng không sai. Tuy nhiên nhân
cách con người đôi khi công chức không bằng người dân.
Thương Giang
|
Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét