Phí đường bộ: Nếu vì dân thì nên
loại bỏ
Cập nhật lúc 08:03
(Tin tức thời sự)
- Trước đề xuất của các ĐBQH nên bỏ việc thu phí quỹ bảo trì đường bộ, lãnh
đạo Hiệp hội vận tải 1 số tỉnh đều đồng tình.
Đắc Lắk: Đừng
để lợi ích nhóm chi phối
Lãnh đạo các Sở GTVT Đắc Lắk,
Bắc Kạn, Cần Thơ, Điện Biên... đều cho rằng không nên bỏ việc thu phí quỹ bảo
trì đường bộ vì phục vụ cho việc phát triển đường giao thông của địa phương.
Trao đổi với Đất Việt, ngày
3/6, trước việc này, ông Lê Quang Mão - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô
Đắc Lắk phản đối: "Theo tôi là nên bỏ. Thực chất việc ban hành về chế độ
chính sách dĩ nhiên chúng tôi không phản đối, nhưng xét đến môi trường
hoạt động trong kinh doanh vận tải thì hiện nay ngoài đường người chủ phương
tiện, đối với vận tải kinh doanh, phải nộp quá nhiều loại phí.
Việc thuế chồng thuế, phí chồng
phí lâu nay đã có, mà thậm chí còn thu nhiều, rõ ràng ảnh hưởng đến kinh
doanh, đời sống của dân".
Theo quan điểm của ông Mão thì
nói nên bỏ phí bảo trì đường bộ cũng không đúng, vì việc thu phí bảo trì
đường bộ đã được quy định rõ trong Luật giao thông đường bộ, thế nhưng,
người dân ra ngoài đường cái gì cũng nộp phí thì không nên.
"Theo tôi nên đặt vấn đề giảm được
mặt nào hay mặt đó, phí bảo trì đường bộ cũng nên đồng tình với ý kiến của
các ĐBQH, nên bỏ. Còn đọc lý lẽ của Sở GTVT thì đó cũng chỉ là thấy
nguồn đầu tư, thu được càng nhiều thì càng tốt, không vì lợi ích của người
dân", ông Mão cho hay.
Nêu ra thực tế, tình hình cụ thể
với Đắc Lắc khi ban hành thực hiện qua 2 năm, theo ông, phường
ông đang sinh sống đến năm 2015, đều dẫn đầu trong việc nộp phí. Thế nhưng,
chỉ có một số phường làm tốt, còn lại thì có thu được hay không,
cũng không quan trọng, để thấy sự quản lý vẫn còn rất lơ mơ, không thu được
thì thôi, thu được thì tốt. Và khi như vậy, tự nhiên nó sẽ biến thành
chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước không hiệu quả.
Là thành viên trong Ban vận động
nộp phí, ông Mão cho hay: "Chúng tôi cũng là thành viên đi vận động
trong các khối phố, thế nhưng có phường làm tốt, nhưng có phường chây ì không
thực hiện, nhưng cũng không có chế tài xử lý. Việc chế tài không đồng bộ với thực
hiện, thì đồng nghĩa với kiến nghị nên bỏ".
Đưa ra phương án,
theo ông Mão, có thể đối với địa phương thì UBND thành phố hoặc
tỉnh có thể ban hành, chỉ đạo công an kiểm tra biên lai nộp phí như kiểm tra
bảo hiểm xe máy thì mới hiệu quả, không có thì phạt.
Trước lập luận của Sở GTVT,
nguồn tiền thu được dành để tu sửa các tuyến đường liên thôn, liên buôn, ông
Mão phủ nhận: "Phường Tân An - TP Buôn Mê Thuột, trong 2 năm vừa rồi nộp
dẫn đầu toàn thành phố những đơn vị đã thu, nhưng thực chất khi thu rồi,
phường muốn xin đầu tư cho một số cơ sở hạ tầng như ngõ ngách, đổ bê tông,
phường xin hỗ trợ 100 triệu đồng. Nhưng tỉnh không giải quyết nên phường cũng
vô cùng bức xúc.
Để thấy, việc điều phối quỹ này
như thế nào, đó chính là biểu hiện của việc chưa được hợp tình, hợp lý, quỹ
địa phương không dùng cho địa phương thì hỏi phát triển, sửa chữa đường liên
thôn, liên buôn ở đâu?".
Hơn nữa, theo ông Mão chia sẻ,
thì trong khi thực trạng hiện nay, nhiều đường xuống huyện, còn đường đất,
mùa nắng thì bụi bẩn khủng khiếp, mùa mưa thì trơn trượt quần áo bẩn hết, nói
là phí sử dụng đường bộ để sửa đường, mà đường như vậy thì hỏi đường đẹp ở
đâu?
Chính vì thế, ông Mão
khẳng định: "Theo tôi nên bỏ việc thu phí, vì tác dụng không có sự
hài hòa. Đồng tình với việc dân cùng làm với nhà nước, có nhiều trường hợp
dân tự làm khi nhà nước không đủ điều kiện, nhưng làm không có chế tài, làm
kiểu "nửa dơi, nửa chuột" thì sẽ rất phức tạp.
Làm như vậy thì tốt nhất là
không nên làm, đừng đề lợi ích nhóm chi phối.
Tuyên Quang:
Dân oằn lưng gánh phí có sung sướng gì!
Cũng đồng tình với việc nên bỏ
việc thu phí bảo trì đường bộ, ông Nguyễn Xuân Lộc - Chủ tịch Hiệp hội vận
tải ô tô Tuyên Quang nhận định: "Theo tôi thì nên bỏ việc thu phí quỹ
bảo trì đường bộ thì hợp lý hơn. Thực ra việc tạo điều kiện cho nông thôn sử
dụng đường bê tông hóa là việc tốt, nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh chủ yếu
vẫn là do dân góp tiền làm, nhà nước có chu cấp nhưng không đáng kể, đặc biệt
là liên thôn, liên xã".
Theo ông Lộc cho biết thì ở đâu
có đường thì dân đi, kể cả các cháu đi học đường nào tốt thì đi, nên việc
loại bỏ loại phí này tránh phiền phức cho dân là nên làm.
"Sở GTVT thì cứ
thấy khoản thu nào có lợi thì cứ đề nghị chứ còn thực tế theo chúng tôi dân
kêu ca rất nhiều, nhưng cuối cùng cũng dân phải tự phục vụ dân", ông Lộc
nhận định.
Còn đối với Tuyên
Quang nếu thu theo kiểu này chỉ là bắt buộc phải mua, mua phí xe máy là bắt
buộc, bây giờ 1 làng có khoảng 20-30 hộ dân, có độ 5 -6 xe máy, dùng để đi
lại trong xóm, đường do dân làm, mà vẫn thu tiền của dân, thì quá vô lý!
Ông Lộc nói:
"Nói chung trên chúng tôi dân nông thôn khó khăn lắm, nghĩ đến việc oằn
lưng gánh phí cũng khổ chứ đâu sung sướng gì, hơn thế, toàn dân tự bỏ tiền để
xây".
Điện Biên: Triển
khai thu sao cho hợp lý
Trong khi đó, cũng
đưa ra quan điểm trước đề xuất này, ông Nguyễn Quốc Mạnh - Chủ tịch Hiệp hội
vận tải ô tô Điện Biên cho biết: "Theo tôi, cũng nên xác định đặc điểm
từng vùng miền có giao thông khác nhau mà đưa ra cơ chế vùng miền phù hợp.
Ví dụ những vùng
giao thông nông thôn, đô thị nếu dân tự bỏ vốn 100% mà thu phí bảo trì đường
bộ của dân thì quá bất cập, không hợp lý".
Vì vậy, theo ông
Mạnh, câu chuyện này cũng rất phức tạp nên phải chọn phương án tối ưu nhất, ở
Điện Biên do tỉnh khó khăn, nên cơ chế giao thôn nông thôn của người dân
không có nhiều, nên triển khai thu sao cho hợp lý.
Mặt khác, ông cho
rằng: "Khi đời sống nhân dân còn khó khăn thì không nên gây khó cho
dân".
Hà Nội: Chắc chắn có
chuyện phí chồng phí
Là thành phố có
lượng xe máy nhiều nhất, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô
Hà Nội cho biết: "Việc thu phí bảo trì đường bộ đã được đưa vào Luật
giao thông đường bộ, tuyệt đại đa số người dân đã đồng tình và đã chấp hành,
thu theo đầu phương tiện, nên việc này là đúng Luật.
Nhưng hiện nay, thứ
nhất, đối với thu phí xe máy chưa có chế tài để thu, chưa có thì việc
thực hiện không hiệu quả, có nhiều địa phương chưa tiến hành thu, có thể nói
việc chấp hành chưa được quán triệt đầy đủ.
Thứ hai, cơ quan kiểm soát thu phí bảo trì đường bộ với xe
máy cũng chưa quyết tâm, chưa đồng tình, cho nên chưa có hiệu quả. Ngay HN,
cũng có 1 số phường thu nhưng cũng có phường chưa thu, điều đó thể hiện hiệu
lực của pháp luật".
Theo ông Liên một
vấn đề đáng quan tâm nữa, đó chính là, sau khi thu phí rồi thì sử dụng vào
mục đích gì, tất cả phải công khai, minh bạch, người dân mới thấy cái lợi khi
đóng góp quỹ bảo trì đường bộ.
Nhưng hiện nay,
đường cho dân ở các địa phương đã đảm bảo hay chưa, hay dân vẫn phải tự
làm, vẫn phải đi đường xấu?
Ông khẳng định:
"Cho nên phải xem xét lại việc thu phí bảo trì đầu phương tiện, việc
dừng lại nếu có lợi cho dân thì nên làm. Nói ngay đến, bây giờ các đoạn đường
được nâng cấp thì lại thu phí BOT, nghĩa là phí chồng phí, một loại phí BOT
đóng cho đơn vị đầu tư bảo hành đường, một loại phí đóng để bảo trì
đường bộ. Tôi cho rằng, nói gì thì nói vẫn có chuyện phí chồng lên phí.
Tại sao không cân
đối nguồn ngân sách nhà nước để cho dân bớt khổ?".
(Theo Đất Việt) Bảo Hân
|
Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét