Vị khách Tony Blair
Cập
nhật lúc
08:11
10 năm làm Thủ tướng Anh, ông
Tony Blair không một
lần đến VN, song chỉ từ năm 2012 đến nay, ông lại đến VN 5 lần nhưng trong
vai trò một khách mời tham vấn chính sách. Bối cảnh kinh tế VN những lần ông
Blair đến VN gần như không có nhiều thay đổi, vẫn là những khó khăn kinh tế
và những ngổn ngang của các chính sách cải cách.
Song, khác với lần đầu đến VN chớp
nhoáng, lần này ông Blair dành nhiều thời gian hơn để tiếp xúc với các quan
chức VN, đồng thời tham gia hội thảo cùng với các giới chức và chuyên gia
trong nước nhằm cùng thảo luận về các chủ đề kinh tế và cải cách.
Có nhiều hàm ý quan trọng trong các lời
khuyên mà ông đưa ra nhưng tựu trung là vấn đề phân định chức năng giữa nhà
nước với thị trường. Chừng nào vẫn chưa minh định được vai trò của kinh tế
nhà nước (nòng cốt là DNNN) với kinh tế tư nhân thì rất khó tìm được hướng
cải cách phù hợp. Thông điệp của ông quá rõ ràng: DNNN phải được cổ phần hóa,
kinh tế tư nhân phải được khuyến khích phát triển mạnh mẽ hơn. Cái tư tưởng
nhà nước phải nắm quyền chi phối kinh tế để từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế
và bảo vệ lợi ích người lao động vốn đã rất thịnh hành vào những thập niên
1940 - 1950 nhưng nay đã quá lỗi thời. Đã từng có nhiều lý lẽ được đưa ra
nhằm bảo vệ quan điểm vì sao nhà nước chỉ có thể bảo vệ được lợi ích công khi
nào còn sở hữu DN. Quan điểm này đã và đang rất thịnh hành ở VN và không khó
để có thể hiểu được vì sao luôn có sự phản kháng trong các cải cách như ông
Blair nói.
Thực tiễn cho thấy, đã có nhiều chính phủ
theo đuổi mô hình “nhà nước sở hữu” nhưng đã thất bại. Sau thất bại buộc các
chính phủ phải thay đổi tư duy bằng chính sách tư nhân hóa đồng thời với phát
triển kinh tế tư nhân. Như chia sẻ của cựu Thủ tướng Blair, các chính phủ có
thể giỏi trong việc bảo vệ lợi ích chiến lược quốc gia nhưng thường không
hiệu quả trong điều hành các tổ chức kinh tế, đặc biệt là không thể năng động
bằng khu vực tư nhân trong các hoạt động đổi mới và sáng tạo.
Kết quả ngược là, không phải lúc nào nhà
nước cũng có thể bảo vệ tốt nhất lợi ích của người dân. Ở VN, ngay cả trong
cái đề án tái cấu trúc DNNN vẫn giữ quan điểm xem DNNN là công cụ để điều
tiết nền kinh tế và do vậy vẫn phải duy trì sở hữu nhà nước trong các DN. Thế
nhưng, theo ông Blair, không thể nhầm lẫn giữa “nhà nước sở hữu” với “nhà
nước điều tiết” được. Nhiều người sợ hãi một khi nhà nước mất quyền kiểm soát
DN là mất quyền kiểm soát nền kinh tế. Tuy nhiên, như khẳng định của ông
Blair, việc bán tài sản nhà nước không đồng nghĩa với việc rút lui của nhà
nước mà thay vào đó sẽ làm tăng vai trò quản lý và điều tiết của nhà nước đối
với nền kinh tế.
Nhiều ý kiến của ông Blair được các lãnh
đạo VN đánh giá cao và ghi nhận, thậm chí còn “đặt hàng” cho ông với mong
muốn tìm ra được những kiến giải cho VN. Mong rằng những gì mắt thấy tai nghe
là đúng và những lời hứa của các quan chức chúng ta không phải là những ngôn
từ ngoại giao hoa mỹ để chỉ làm vui lòng ông khách quý cho những lần ghé thăm
sau.
(Theo Thanh niên) Đỗ
Thiên Anh Tuấn
(Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright)
Ông Tony Blair đúng là một
chuyên gia kinh tế giỏi, tuy nhiên điều ông nói về kinh tế Nhà nước tại VN thì
nhiều chuyên gia trong nước và lãnh đạo cấp cao VN cũng biết. Lực cản lớn
nhất trong quá trình tư nhân hóa chính là lợi ích của một bộ phận lãnh đạo và
đội ngũ chủ trì DNNN. Họ sẽ mất đi những đặc ưu rất lớn. Tấm ngụy trang lớn
nhất để bảo vệ những “đặc ưu” đó chính là quyền lợi người lao động, là an ninh quốc gia…(Song tại những DNNN làm ăn
kém hiệu quả thì người lao động đang được cư xử kém nhất; còn khi DNNN không
mang lại hiệu quả kinh tế, thậm chí thua lỗ chính là tiềm ẩn tai họa lớn cho
an ninh quốc gia). Tiềm lực to lớn Nhà nước có được hôm nay có phần đóng góp
rất lớn, thậm chí là hơn hẳn của DN tư nhân và DN FDI. Thất thoát rất lớn của
nền kinh tế chính là những thua lỗ của khối DNNN và sự quản lý kinh tế kém
cỏi của hệ thống hành chính Nhà nước.
Thương Giang
|
Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét