Tai nạn của ông Khuất Việt Hùng, nhớ chuyện "trả
lợn-trồng cây" của Bác Hồ
Cập
nhật lúc 15:30
Đánh
giá cao thái độ cầu thị, phản ứng nhanh của Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao
thông Quốc gia Khuất Việt Hùng, nhưng nhiều người cho rằng như thế là chưa đủ.
Gần đây dư luận xôn xao khi Báo điện tử VOV đăng tải thông
tin liên quan đến chuyện một quan chức bực tức khi biết thư ký thông báo nhầm
chương trình tọa đàm trực tiếp của VOV2 – Đài tiếng nói Việt Nam thành chương
trình truyền hình VOV.
“Ngay lập tức, trước mặt toàn bộ ekip thực hiện chương
trình, ông hạch sách, rồi tháo vội chiếc caravat lia về phía thư ký. Chiếc
phong bì thù lao khách mời dành cho ông cũng bị chung số phận. Hành xử của
ông khiến toàn bộ ekip sững sờ, trong khi vị thư ký thì lúng ta lúng túng như
"gà mắc tóc" không biết xử sự ra sao trước sự tức tối của lãnh
đạo”, bài báo trên VOV nêu rõ.
Không lâu sau đó, trên trang Facebook cá nhân của mình, ông
Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đã lên
tiếng nhận lỗi.
Ông Hùng gọi đây là “Tai nạn truyền thông” và thẳng thắn
nhận lỗi đồng thời hứa sẽ sữa chữa và khắc phục ngay.
Lời xin của vị Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc
gia đã nhận được hàng trăm lượt like của những người bạn của ông trên
Facebook. Hầu hết mọi người đều ủng hộ lời xin lỗi kịp thời với thái độ cầu
thị của ông.
Phản ứng nhanh, chuẩn xác, đáng học tập…
Bình luận về phản ứng trên của ông Khuất Việt Hùng, trao
đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (đoàn
Hà Nội) nói: “Ông ấy đã thẳng thắn nhận khuyết điểm và hứa sẽ khắc phục. Tôi
rất hoan nghênh điều đó.
Ai cũng có thể có lúc sai lầm, nhưng quan trọng nhất là
người ta biết lỗi và sửa lỗi. Mọi người cũng nên rộng lượng, khoan dung lẫn
nhau bởi các cụ đã dạy: đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”.
Cũng theo bà An, muốn phán xét sự thiếu sót của từng người
thì phải đặt trong hoàn cảnh, bối cảnh cụ thể.
“Nếu chỉ vì một lần “vạ miệng” mà đánh giá nhân cách, đạo
đức, trình độ…của người đó, tôi nghĩ không nên. Đó chỉ là cách ứng xử thiếu
văn hóa, chứ nếu nói về nhân cách thì phải xem xét kĩ và sâu hơn. Có thể
trong phút chốc sai lầm ấy, sức khỏe của họ có vấn đề hay họ gặp một chuyện
bực mình nào đó dẫn tới mất tự chủ, thiếu kiềm chế… Đôi khi ta cũng cần khách
quan hiểu và có sự chia sẻ với tâm trạng của họ.
Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, khi hành xử trước công chúng
mà thể hiện sự cách biệt, xa vời, trên – dưới đều là không chuẩn mực. Từ lời
dạy của Bác Hồ đến Điều lệ Đảng…đều nói cán bộ là đầy tớ, công bộc của dân và
bất cứ cán bộ, đảng viên nào cũng cần thấm thía điều đó.
Nên nhớ không ai khác, chính dân là những người đang đóng
thuế nuôi họ. Không có lý gì chúng ta lại đối xử như vậy với những người dân
đang ngày đêm sáng tối lao động cần cù, chắt bóp từng đồng để nuôi chúng ta!
Cần phải có cách hành xử sao cho xứng đáng với điều đó”, bà An nhấn mạnh.
Bà An đồng thời khẳng định, rất nhiều cán bộ đã thấm nhuần
và thể hiện được điều này, nhưng đúng là đâu đó vẫn còn có những cá nhân chưa
hiểu rõ.
“Do vậy, họ cần phải tự phê bình nghiêm khắc, thậm chí tổ
chức, đơn vị mà người đó đang công tác cũng cần họp rút kinh nghiệm. Đó cũng
là việc họ nên làm thường xuyên sao cho ai cũng hiểu cần phải lấy dân là đối
tượng phục vụ số 1 bởi ngay cả các bộ trưởng – những tư lệnh ngành khi phát
biểu cũng luôn lấy lợi ích của người dân đặt lên hàng đầu”, bà An nói thêm.
…nhưng như thế là chưa đủ!
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đức Nghĩa – người đã có
hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc ở lĩnh vực truyền thông cho một doanh nghiệp
lớn cho biết: “Tôi được biết sau buổi giao lưu đó, ông ấy phải lên máy bay
ngay. Trong thời gian ngồi máy bay, ông ấy đã suy nghĩ rất nhiều về hành động
của mình và tự thấy đó là sai lầm. Cách giải quyết của ông ấy là ngay lập tức
có phản hồi trên mạng xã hội facebook. Tôi nghĩ đó là phản ứng rất nhanh.
Theo cách xử lý khủng hoảng thông tin trước đây, người ta
thường có 24h để xử lý khủng hoảng. Nhưng theo tôi cách xử lý đó đã lỗi thời.
Giờ người ta phải xử lý khủng hoảng theo từng giây, từng phút. Như vậy có thể
thấy ông Hùng đã làm rất tốt, đúng như bài học về xử lý khủng hoảng truyền
thông hiện đại.
Hơn nữa, ở thời điểm hiện tại, ông ấy đã sử dụng kênh mạng
xã hội để gửi gắm thông điệp trên là rất hiệu quả. Đó cũng là một trong những
cách nhanh chóng lọt vào tai, mắt người đọc nhất”.
Tuy vậy, ông Nghĩa nêu quan điểm: “Ai cũng có lúc bức xúc
và rõ ràng nhiều khi giận quá mất khôn. Những gì ông Hùng làm là tốt rồi,
nhưng theo tôi đó mới chỉ là một bước. Ông ấy có thể gặp gỡ một số đại diện
truyền thông, báo chí để bày tỏ, trần tình thì sẽ hay hơn nữa.
Ngoài ra, chúng ta nên khuyến khích thái độ cầu thị như thế
và cần xây dựng văn hóa xin lỗi. Có như thế Việt
Đừng quên lời Bác dạy!
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên, PGS.TS. NGƯT Phạm
Xuân Hằng, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VII,
Nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Nguyên Hiệu trưởng
trường Đại học Khoa học - xã hội và Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho
biết: “Tôi không nắm tường tận về vụ việc này nên không có bình luận trực
tiếp. Nhân đây, xin kể lại câu chuyện Bác Hồ về thăm một xã của Hà Nội. Bác
tới nơi, lãnh đạo xã mời Bác ra thăm trại chăn nuôi lợn. Nhìn đàn lợn béo
tốt, Bác quay về hội trường ngay và nói chuyện với nhân dân, cán bộ toàn xã.
Khi Bác kết thúc buổi nói chuyện ngắn gọn, lãnh đạo xã mời
Bác ở lại dùng cơm trưa. Bác bình thản nói: “Bác phải về ngay để các chú trả
lợn cho dân, lợn lạ cắn nhau đỏ hết cả mình mẩy đó thôi. Các chú nhớ không
được trả nhầm nhé”. Bác đoán không sai, xã trả nhầm lợn làm dân thắc mắc,
than phiền.
Lại một lần khác, Bác về thăm một xã ngoại thành Hà Nội,
khi Bác đến, lãnh đạo mời Bác trồng một cây đa lưu niệm, cây trồng sẵn, mời
Bác cầm ô-doa tưới cây, các phóng viên chụp hình (hồi đó chưa có truyền
hình). Xong việc, Bác vào nói chuyện với bà con. Nói xong, Bác vội vã ra về,
lãnh đạo xã thiết tha mời Bác dùng cơm với bà con trong xã. Trước khi lên xe,
Bác gọi lãnh đạo xã đến và nói: “Bác về nhanh, các chú tìm cây khác trồng
thay cái cành đa đó, chứ để nó chết, dân sẽ chửi Bác”. Người lên xe về thành
phố.
Ôi, bác thật bao dung! Bao dung một cách thanh thản, ung
dung, tự tại. Cách ứng xử của Bác có giá trị giáo dục sâu sắc hơn ngàn lần
mắng mỏ, giáo huấn. Âu cũng do sự thấu hiểu trình độ của cán bộ và đáng
thương họ hơn đáng trách. Bác sống với dân là thế nên sống mãi trong lòng
dân. Xưa mà thế là phạm tội “khi quân đấy”.
Cái làm nên sự vĩ đại trong Bác, lại xuất phát từ những
điều bình dị như thế. Nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang thực hiện Chỉ
thị 03 của Bộ chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
vậy, những ai đi theo lý tưởng của Bác, thì nhanh chóng mà học Bác từ những
điều ứng xử nhỏ nhất với với dân, đồng nghiệp, đồng chí.
Dường như, vẫn còn có người nói học tấm gương Bác trên đầu
lưỡi mà thôi, chả thế mà cuộc chiến đấu đẩy lùi “một bộ phận không nhỏ” sao
cam go vậy. Mọi sự suy thoái đều vì lòng tham mà vô cảm với dân, với nước”.
(Theo Giáo dục VN) Phong Nguyên
|
Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét