|
Liên Hợp quốc
hy vọng, EU xây, Mỹ phá
Ngày 4-3, trả
lời câu hỏi của phóng viên hãng thông tấn TASS về việc đánh giá triển vọng
giải quyết cuộc xung đột, Trợ lý của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon -
ông Ivan Simonović tuyên bố rằng, cộng đồng quốc tế và các bên tham
chiến ở Ukraine không được để cho Hiệp định Minsk 2 thất bại.
Ông Ivan
Simonović đã tuyên bố như trên khi phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva liên
quan đến việc ban hành báo cáo tiếp theo (lần thứ 9), về tình hình nhân quyền
và tự do ở Ukraine, trong đó ông nhấn mạnh về vai trò quan trọng đặc biệt của
thỏa thuận Minsk 2.
Thỏa thuận Minsk 2 đã được xây dựng ở cấp cao nhất và là kết quả
của một quá trình làm việc cực kỳ khó khăn, Ukraine và cộng đồng quốc tế
không thể cho phép những thỏa thuận này chịu sự thất bại. Và “nếu những nỗ
lực này không được tiếp tục, chúng ta sẽ phải đối mặt với thảm họa” - ông
Simonović nói.
Trong một động
thái mới nhất, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã mời “bộ tứ Normandy”, bao gồm
nguyên thủ quốc gia 4 nước Đức, Pháp, Nga và Ukraine tiến hành đàm phán về
những giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine tại Berlin.
Cuộc điện đàm
giữa các nhà lãnh đạo của Đức - bà Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois
Hollande, Tổng thống Ukraine Pyotr Poroshenko và và Tổng thống Nga Vladimir
Putin đã diễn ra vào đêm thứ 2-3 sang sáng 3-3. Bốn vị nguyên thủ đã ghi nhận
sự tiến bộ trong việc giải quyết khủng hoảng ở Ukraine .
Theo hãng tin
Bloomberg, trong cuộc điện đàm lần này, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã mời
các nhà lãnh đạo của “bộ tứ Normandy” tiến hành đàm phán ở Berlin để giải
quyết tình hình Ukraine trong một vài ngày nữa, hướng tới một nhóm giải pháp
nhằm đạt được hòa bình, ổn định ở Ukraine.
Liên Hợp Quốc cho rằng thỏa thuận Minsk 2 bị phá vỡ sẽ là thảm họa |
Thế nhưng bên
cạnh đó, đồng minh Hoa Kỳ của các nước châu Âu lại tiếp tục có những hành
động làm gia tăng thêm cẳng thẳng khi dự định gửi sang Ukraine ít nhất 300
quân nhân Mỹ trong khuôn khổ chương trình hợp tác với lực lượng quân sự của
Kiev.
Thông báo của
Hãng tin Nga RIA "Novosti" cho biết, các quân nhân Mỹ sẽ tới
Ukraine trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 10 năm nay. Hiện trên trang web mua
sắm quốc gia của Hoa Kỳ đã công bố cuộc tranh thầu trên khắp lãnh thổ đất
nước về đảm bảo cung cấp cho các quân nhân này.
Song song với
đó, Hoa Kỳ kêu gọi các nước thuộc Liên minh châu Âu hạn chế các hoạt động
kinh doanh và thương mại với Nga do lập trường của Moscow trong vấn đề
Ukraine, bất chấp việc thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 đang được thực thi khá
hiệu quả..
Tuyên bố được
thực hiện mới đây bởi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf tại một cuộc
họp báo. Ngay trong tuần qua, loạt hiệp định song phương đã được ký kết giữa
Nga và Cộng hòa Síp, Hoa Kỳ đã ngay lập tức bóng gió răn đe các đồng mình là
không được có những động thái “xáp lại gần Nga”.
Theo hãng tin
Sputnik, bà Harf nói rằng, "hiện giờ không phải là lúc làm việc với Nga
theo chế độ thông thường. Chúng tôi đã nhắc nhở các đồng minh và đối tác châu
Âu của chúng tôi về tầm quan trọng việc đoàn kết gây áp lực lên Nga, nhằm
ngăn chặn sự leo thang xung đột ở miền đông Ukraine ".
Báo Canada : Obama ghét Nga nên tìm mọi cách làm Moscow suy yếu
Trong một bài
viết của mình, tờ “Global Research” của Canada bình luận rằng, mục tiêu
chính của Tổng thống Mỹ Barack Obama là làm suy yếu Nga bằng mọi giá
bởi... ông ghét Moscow, chính sách của ông không chỉ đối với Ukraine mà
còn đối với Syria, Iran và các quốc gia khác đều phục vụ mục tiêu chính
đó.
Theo “Global Research”, từ Ukraine đến cuộc chiến chống IS và vụ ám sát nhà lãnh đạo đối lập Boris Nemtsov đều nhằm chống Nga |
Theo tờ báo
Canada, Mỹ “bị ám ảnh” bởi ý muốn lật đổ chế độ Assad bởi Bashar al-Assad
là một đồng minh của Nga, vì thế không phải ngẫu nhiên mà họ cho phép
các loại vũ khí hiện đại lọt vào tay các phần tử cực đoan đang chiến
đấu trong hàng ngũ "Nhà nước Hồi giáo" (IS) ở Syria.
“Global
Research” viết, mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại của ông Obama là
giành thắng lợi trong cuộc chiến chống Nga chứ không phải chống chủ
nghĩa cực đoan Hồi giáo. Các vụ không kích của Mỹ vào các vị trí của IS
tại Iraq
sẽ chỉ dẫn đến việc mở rộng lãnh thổ do tổ chức cực đoan này kiểm soát .
Tờ báo này phân
tích, Syria
là chìa khóa để có khả năng thay thế Nga với tư cách nước chính cung
cấp khí đốt cho châu Âu. Quốc gia này là trở ngại duy nhất không cho phép
xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Qatar
qua Saudi Arabia , Jordan và Thổ
Nhĩ Kỳ đến EU.
Việc thực
hiện một dự án như vậy sẽ cho phép Qatar cạnh tranh với Nga trên thị
trường khí đốt lớn nhất thế giới là thị trường châu Âu.
Tờ “Global
Research” tiết lộ rằng, trước đây ông Obama đã ủng hộ tổ chức "Anh
em Hồi giáo" do Qatar tài trợ, nhưng, tổ chức này đã hoạt động
không hiệu quả ở Syria nên hiện nay Hoa Kỳ quay sang hỗ trợ cho "Nhà
nước Hồi giáo" IS, nằm dưới sự bảo trợ của Saudi Arabia.
Tuy nhiên, như
tờ “Global Research” nhận xét, trong trường hợp chế độ Assad bị lật
đổ, vấn đề tiếp theo mà Hoa Kỳ phải giải quyết có thể là Thổ Nhĩ Kỳ,
bởi vì Ankara đã đạt được thỏa thuận với Moscow về trung chuyển cung cấp
khí đốt Nga sang châu Âu.
Nếu nói về
chính sách của Mỹ đối với Iran ,
thì Ngoại trưởng John Kerry trong quá trình đàm phán với Tehran có thể tìm cách cung cấp khí đốt
của nước này cho châu Âu. Ông Obama sẽ nhượng bộ trong vấn đề hạt nhân trong
các cuộc họp của nhóm P6+1 nhằm đạt được mục đích cuối cùng của mình.
Mục đích chính của ông Obama là hạ gục Nga nằng mọi giá |
Tờ “Global
Research” nhận xét rằng, nếu Iran theo Mỹ chống lại Nga thì
điều đó sẽ làm thay đổi các quy tắc của trò chơi. Tuy nhiên, cuộc
"cách mạng màu" kiểu như ở Ukraine
không giúp gì để đạt được mục tiêu này và Israel
sẽ tích cực chống lại bất kỳ thỏa thuận với Iran .
Trong một vấn
đề có liên quan, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đến từ bang Arizona John McCain
đã nhận xét về hiệu quả công việc của Ngoại trưởng John Kerry là “tồi tệ hơn
cả việc thả xuôi theo dòng chảy”, thậm chí ông còn chỉ trích chính sách đối
ngoại của Tổng thống Obama là “sự nhảm nhí”.
Người đứng đầu
Ủy ban Quốc phòng và an ninh Thượng viện Mỹ cho biết, ông không thể hiểu nổi
tại sao Ngoại trưởng John Kerry đã gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei
Lavrov tại Geneve sau vụ ám sát Boris Nemtsov ở Moscow, trong bối cảnh chính
sách Nga đang là “thủ phạm” trong vấn đề Ukraine.
RIA Novosti đưa
tin, ông McCain đã thách đố những người tham gia cuộc thảo luận, trong cuộc
phỏng vấn với kênh truyền hình địa phương nêu được "ít nhất một thành
tựu của ông Kerry", kể từ khi ông này lên nắm giữ chức vụ Bộ trưởng
Ngoại giao Hoa Kỳ.
Mỹ sẽ thất bại
trong việc gây áp lực lên Nga và Tổng thống Putin
Đáp trả vấn đề
này, ông Alexei Pushkov, người đứng đầu Ủy ban Ngoại giao Quốc hội Nga cho
biết, Hoa Kỳ không bao giờ từ bỏ âm mưu phá hoại nhằm làm sụp đổ nước Nga.
Tất cả những biến cố mới đây liên quan đến tình hình thế giới, Nga và Ukraine đều nằm trong những âm mưu của Washington .
Đồng thời, ông
Pushkov cũng cho rằng, Mỹ đã và đang âm mưu thúc đẩy “Cách mạng cam” ở Nga và
đưa ra ba kịch bản Washington đã và sẽ thực hiện.
Vụ biểu tình trên “Quảng trường Bolotnaya” ở Nga năm 2012 |
Thứ nhất là đã
có một kịch bản Maidan cho Nga với phương án “Quảng trường Bolotnaya” năm
2012. Tuy kịch bản đó đã thất bại nhưng các thành viên tham gia đã được nhìn
nhận là “một phong trào hứa hẹn cần có sự hỗ trợ về thông tin và chính
trị" - TASS dẫn lời ông Pushkov.
Chính trị gia
Nga tiếp tục cho biết, hiện Hoa Kỳ đang nỗ lực thực hiện kịch bản thứ hai. Nó
bao gồm việc duy trì các mối liên lạc với "phe đối lập cực đoan thân Mỹ
gồm những nhân vật như Mikhail Khodorkovsky, Garry Kasparov, Mikhail
Kasyanov", nhằm chờ đợi thời cơ tiến hành các phong trào phản đối của
phe đối lập.
"Kịch bản
thứ ba là gây bất ổn định về kinh tế ở Nga nhằm tạo ra những cuộc biểu tình
phản đối, làm lung lay uy tín và tầm ảnh hưởng của ông Putin. Đúng là tồn tại
những kịch bản như vậy. Nhưng câu hỏi được đặt ra là liệu chúng có khả
thi"?
RIA Novosti dẫn
tuyên bố của người đứng đầu Ủy ban Ngoại giao của hạ viện Nga khẳng định
rằng, những âm mưu trên nhằm chống phá Nga và mọi toan tính gây áp lực lên
Tổng thống Vladimir Putin hòng làm ông thay đổi lập trường đều hoàn toàn vô
vọng.
Ông Pushkov dẫn
tuyên bố của của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry trong cuộc họp báo hôm 3-3,
nói rằng những biện pháp trừng phạt đang tác động đáng kể đến nền kinh tế
Liên bang Nga, nhưng hiện thời chưa đủ để thay đổi lập trường của ông Putin.
Trả lời cho câu
hỏi, liệu Nga có thay đổi lập trường của mình vì những biện pháp trừng phạt
của phương Tây hay không, ông Peskov nhấn mạnh: "Ở những cấp độ khác
nhau và không chỉ một lần, chúng tôi đã chỉ ra rằng mọi toan tính hòng gây áp
lực lên ông Putin hoặc làm thay đổi lập trường dưới sức ép đều hoàn toàn vô
vọng".
(Theo
Đất Việt) Thiên Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét