Giá
xăng, dầu, điện, than dứt khoát theo thị trường
Cập nhật lúc 08:03
Ngày 2-3, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 2-2015.
Tại phiên họp, các
thành viên Chính phủ đã dành phần lớn thời gian tập trung thảo luận về báo
cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và hai tháng đầu năm 2015; dự thảo
nghị quyết của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia năm 2015.
Dứt khoát phải theo thị trường và minh bạch
Phát biểu kết luận
phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá 2 tháng đầu năm 2015, các cấp,
các ngành đã nghiêm túc chấp hành các nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc
hội, Chính phủ, có các giải pháp thực hiện các nhiệm vụ từ ngày đầu, tháng
đầu của năm; đạt được kết quả tích cực trên hầu hết lĩnh vực.
“Đây là những tín
hiệu tích cực để chúng ta có thêm cơ sở nhằm phấn đấu đạt và vượt các mục
tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra” - Thủ tướng phát biểu.
Tuy nhiên, Thủ tướng
cũng lưu ý một số vấn đề nổi lên như cần phân tích rõ tình hình, nguyên nhân
và bản chất số doanh nghiệp ngừng hoạt động lớn; tình hình thu ngân sách từ
dầu khí giảm; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh có
bước tiến nhưng so với yêu cầu còn chậm; số vụ, số người chết, số người
bị thương do tai nạn giao thông còn cao; tình hình tội phạm còn diễn biến
phức tạp; vấn đề tổ chức và quản lý lễ hội còn nhiều bất cập...
Với tinh thần chung
phải nỗ lực cao nhất để đạt và vượt kế hoạch đã đề ra, Thủ tướng yêu cầu các
bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi
cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh; tiếp tục giữ ổn định kinh tế
vĩ mô; nghiên cứu để sớm giảm tiếp lãi suất cho vay nhằm tạo thuận lợi
cho doanh nghiệp.
Tập trung và cương
quyết đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả, bảo vệ sản xuất và thị trường trong
nước. “Những cán bộ, công chức liên quan, tiếp tay cho buôn lậu phải kiên
quyết xử lý” - Thủ tướng yêu cầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng yêu cầu tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy đầu tư, nhất là đầu tư công, giải
ngân vốn ODA, đồng thời huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Tiếp
tục tập trung chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu kinh tế, trong đó tập trung tái cơ
cấu doanh nghiệp nhà nước, tập trung cổ phần hóa, thoái vốn ngoài ngành gắn
với niêm yết trên thị trường chứng khoán; tiếp tục tái cơ cấu ngân hàng, nhất
là những ngân hàng yếu kém.
Tập trung thực hiện
đột phá về hoàn thiện thể chế, trong đó trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường.
“Giá xăng, dầu, điện,
than dứt khoát theo thị trường nhưng phải minh bạch. Tương tự giá dịch
vụ y tế cũng phải tính đúng, tính đủ. Đi liền đó phải điều tiết để khắc phục
những khiếm khuyết của kinh tế thị trường, Nhà nước phải giúp người nghèo,
bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội” - Thủ tướng yêu cầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng cũng yêu cầu các bộ, ngành tập trung chỉ đạo các nhiệm vụ trong các lĩnh
vực y tế, giáo dục, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, giảm nghèo. Tiếp tục
quan tâm bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hội nhập quốc tế. Tiếp tục
làm tốt công tác thông tin, truyền thông.
Về cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, Thủ tướng cho rằng
đây là nhiệm vụ quan trọng, phải làm đồng bộ, trong đó tập trung vào cải cách
thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp đầu tư,
kinh doanh, phấn đấu ngang bằng các nước ASEAN 6, thậm chí ASEAN 4.
“Đất nước đã hội nhập
sâu rộng, thực hiện cơ chế thị trường ngày càng đầy đủ, vấn đề môi trường đầu
tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia có ý nghĩa quyết định
cho tăng trưởng bền vững, cho cạnh tranh hiệu quả” - Thủ tướng phát biểu.
Với tinh thần này,
Thủ tướng nêu rõ các thành viên Chính phủ trong năm 2015 phải tạo ra
bước chuyển biến thật sự và mạnh mẽ về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia.
Thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp
Báo cáo tại phiên họp
cho thấy trong 2 tháng đầu năm, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển
khai các nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Chính phủ và các chỉ thị,
công điện của Thủ tướng Chính phủ về bình ổn giá cả, thị trường, chuẩn bị cho
nhân dân đón Tết Nguyên đán cũng như các nhiệm vụ cần triển khai thực
hiện sau tết và đã đạt được những kết quả tích cực.
Sản xuất nông nghiệp
tiếp tục phát triển. Sản xuất công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu
tháng 2 giảm so với tháng trước do ảnh hưởng của kỳ nghỉ tết khá dài, nhưng
tính chung 2 tháng đầu năm vẫn đạt khá.
Vốn ODA và FDI thực
hiện tiếp tục tăng so với cùng kỳ; tình hình thu hút FDI tiếp tục đạt được
những tín hiệu tích cực, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế
tạo. Khu vực dịch vụ phát triển khá, khách quốc tế đến Việt
Đời sống của người
dân, đặc biệt là người có công, hộ nghèo, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải đảo được quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần. An ninh
chính trị, trật tự xã hội được giữ vững. Công tác bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ được tăng cường.
Tại phiên họp, các
thành viên Chính phủ thống nhất cho rằng trong hai tháng đầu năm, các
bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra
từ đầu năm và đã đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực.
Ý kiến của các thành
viên Chính phủ cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy cổ phần hóa doanh
nghiệp, huy động các nguồn lực đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất
là hạ tầng giao thông vận tải, rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp
luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo môi trường đầu tư
kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho doanh nghiệp và người dân;
tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị
trường tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm nông, thủy sản; các giải pháp nhằm
tiếp tục bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
Về việc tiếp tục cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các thành
viên Chính phủ cho rằng thời gian qua hoạt động này đã có nhiều nỗ lực, song
so với yêu cầu đặt ra, nhất là về thể chế luật pháp, cơ chế chính sách, thủ
tục hành chính, thực thi công vụ vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc, gây tốn
kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân…
Vì vậy, để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải coi
đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, tập trung
vào cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần
thiết, nhất là thủ tục liên quan đến các chỉ số xếp hạng môi trường kinh
doanh, năng lực cạnh tranh; đề cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ
công chức; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực;
đổi mới quy trình quản lý, sản xuất và dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm…
(Theo
Tuổi trẻ) V.V.THÀNH
Liệu vài ba Ông Độc Quyền đã
làm nên một thị trường cạnh tranh hay chưa? Nếu có thì đó phải là một siêu
thị trường!
Thương Giang
|
Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét