Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn
Thanh Sơn:
Tư tưởng hận thù sẽ làm đất nước yếu kém
Cập nhật lúc 07:57
4,5
triệu người Việt ở hải ngoại chưa về với chúng ta thì cả hai phía còn sẽ có
những đêm mất ngủ, trăn trở.
“Tôi rất mong muốn thực hiện ý tưởng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
là làm sao ngày 30-4 hằng năm toàn dân trong và ngoài nước đều vui chứ không
phải là “hàng triệu người vui nhưng cũng có hàng triệu người buồn””. Thứ
trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người
Việt Nam ở nước ngoài, chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Pháp Luật TP.HCM
về những nỗ lực hòa giải dân tộc trong thời gian qua, ngay sau chuyến đưa
đoàn kiều bào ra thăm Trường Sa.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn nói:
Chúng ta là người chủ đất nước, chúng ta đi lên thì không có lý gì bỏ rơi
họ trong mặc cảm, tự ti. Họ đã ra đi trong suốt 40 năm qua và luôn mặc cảm,
có những hận thù đối với đất nước. Nếu chúng ta không chủ động xóa bỏ những
hằn học trong suy nghĩ thì sẽ không bao giờ hàn gắn vết thương lòng sau chiến
tranh để lại.
Đất nước có phát triển về kinh tế nhưng suy nghĩ của người dân
còn hận thù từ đời này sang đời khác thì chúng ta khó có đại đoàn kết dân
tộc, không có sức mạnh dân tộc.
Áp lực từ cả hai phía
. Là người đứng mũi chịu sào trong tiến trình thúc đẩy hòa
giải, hòa hợp dân tộc với nhiều hoạt động mang tính đột phá, có lẽ ông gặp
không ít trở ngại từ cả hai phía?
+ Có nhiều. Ngay việc tôi gặp những nhóm người chống đối ở hải
ngoại cũng đã là dấn thân, là mạo hiểm rồi. Bởi vì họ là những thành phần
kích động, có thể xông lên hành hung mình hoặc làm bất cứ chuyện gì. Nhưng
tôi cho rằng bằng tình cảm, bằng tấm lòng chân thành của mình sẽ xóa đi hố
sâu thù hận.
Điều khiến tôi buồn nhất là tôi gặp trở ngại từ một số cựu chiến
binh, một số vị lão thành cách mạng và cả các cán bộ ở địa phương khi thấy
tôi tổ chức chuyến hải trình ra Trường Sa lần thứ ba với việc tổ chức cầu
siêu cho những người nằm xuống ở cả hai phía để bảo vệ biển, đảo. Tôi cũng
rất buồn là có những người trong và cả ngoài nước rất không hài lòng, lo lắng
khi thấy chúng tôi càng ngày đưa càng nhiều người có tư tưởng cực đoan về
nước. Ngay trong bộ máy nhà nước cũng có một số người bảo thủ, giáo điều làm
kìm hãm sự vận hành của bộ máy nhà nước, sự hòa hợp hòa giải dân tộc, không
đem lại lợi ích cho dân tộc. Cũng may là số người này không nhiều.
Lịch sử không cho phép nói dối, che đậy
. Ông đã phải nói gì với họ?
+ Chúng ta đã tha thứ cho kẻ thù của chúng ta là đế quốc Mỹ, thực
dân Pháp. Vậy tại sao họ dễ dàng tha thứ cho Mỹ, Pháp mà không nhìn nhận
người anh em cùng một bào thai, cùng một dòng máu Lạc Hồng?
Thanh niên, sinh viên kiều bào nắm tay đoàn kết với tuổi trẻ Đà Nẵng tại Trại hè Việt Nam 2013. Ảnh: TTXVN
Ta ở quan điểm chính nghĩa và nhìn nhận một cách lôgic theo
truyền thống nhân đạo của ông cha ta thì bên nào cũng có lý tưởng của bên
đấy. Ngày xưa ta không thể nói là không có chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền
. Có những người nghĩ rằng Bắc Việt xâm lược miền
+ Câu hỏi này của chị đúng là câu hỏi mà tôi đã trả lời rất nhiều
cá nhân cực đoan ở Mỹ. Họ đã nêu câu hỏi là tại sao các ông ở miền Bắc lại
vào xâm chiếm miền
Tôi đã giải thích rất rõ cho họ là chính các quý vị trong thời
Việt Nam Cộng hòa đã đưa đế quốc Mỹ vào xâm lược miền
Chúng ta không chấp nhận chuyện đó. Cho nên Mặt trận Dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam được thành lập để kháng chiến chống đế quốc Mỹ và
những người anh em miền Bắc phải có trách nhiệm giúp giải phóng miền Nam, đưa
đến thống nhất đất nước. Chính người Mỹ đã rút chạy trước và bỏ lại miền
74 người lính quân lực Việt Nam Cộng hòa chết trong bảo vệ Hoàng
Sa làm tôi rất đau xót. Nếu người Mỹ lúc bấy giờ lệnh cho Tổng thống Thiệu
đưa máy bay ra để hỗ trợ họ thì tôi dám chắc Hoàng Sa chúng ta không mất.
Những sĩ quan, binh lính của Việt Nam Cộng hòa nằm xuống đã phải bị đau ba
lần. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa bỏ rơi họ, người Mỹ bỏ rơi họ và kẻ thù đã
giết họ. Trong lần ra thăm thứ ba này của đoàn kiều bào có cầu siêu cho họ
thì âu cũng là một việc làm rất chính nghĩa.
Ngày 30-4: Ngày của đại đoàn kết dân tộc
. Với những nỗ lực của ông và Ủy ban, bao giờ thì chúng ta có
được đại đoàn kết dân tộc thực sự?
+ Tôi rất lạc quan và tin tưởng nếu Đảng và Nhà nước tiếp tục tin
tưởng giao trọng trách này cho tôi, tôi tin không lâu thì ngày 30-4 vừa là
ngày thống nhất đất nước vừa là ngày đại đoàn kết dân tộc, chứ không thể để
ngày thống nhất đất nước mà vẫn còn rất nhiều người đau buồn do hậu quả của
chiến tranh để lại. Đó là ngày chưa thể trọn niềm vui trong ngày vui chiến
thắng.
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã từng nói trong chuyến
thăm kiều bào ở Mỹ rằng đất nước Việt Nam luôn giang tay đón kiều bào, bất kể
người đó ra đi vì lý do nào, trong trường hợp nào, miễn là trở về với tấm
lòng yêu nước, xây dựng đất nước. Đây là thông điệp rất rõ ràng và tôi rất
tâm đắc. Những người nào không hiểu, không thông thì sẽ bị thực tế của hội
nhập đào thải, đứng ngoài lề.
Tư tưởng hận thù chỉ đem lại sự chia rẽ nhân dân, yếu kém cho đất
nước. Chỉ có dũng cảm, chân thành, mong muốn đại đoàn kết dân tộc mới có đại
đoàn kết dân tộc. 4,5 triệu người Việt ở hải ngoại chưa về với chúng ta thì
cả hai phía còn sẽ có những đêm mất ngủ, trăn trở.
. Xin cảm ơn ông.
(
|
Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét