Họ
đâu cần quan tâm tới khoa học...
Cập
nhật lúc 09:01
Sau khi có thông
tin về việc Trường đại học (ÐH) Sư phạm Hà Nội lập Hội đồng thẩm định luận
văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, quyết định thu hồi bằng, hủy luận văn thạc sĩ
của Ðỗ Thị Thoan, một số người lại tiếp tục lên tiếng bênh vực tác giả luận
văn và bác bỏ kết luận của Hội đồng thẩm định. Tuy nhiên, họ không đưa ra
được bất kỳ luận chứng nào về mặt khoa học, mà chỉ bác bỏ bằng cảm tính hoặc
"chính trị hóa" vấn đề.
Sai lầm của luận văn
Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm "Mở miệng" từ góc nhìn
Văn hóa của Ðỗ Thị Thoan (ÐTT) bắt đầu từ đối tượng nghiên cứu của nó là nhóm
"Mở miệng", từ quan niệm của tác giả về nhóm người nhân danh tự do sáng
tác, tự do ngôn luận làm ra một số sản phẩm "phản văn hóa" và nhằm
vào các mục đích khác (như Bùi Chát thừa nhận là không kể hết). Sản phẩm của
"Mở miệng" gồm các văn bản xuyên tạc từ ca dao đến danh ngôn, sáng
tác của các danh nhân được dân tộc Việt Nam tôn kính, và những văn bản với
ngôn từ thô tục, nhơ bẩn, dơ dáy, có tính chất "bôi đen" xã hội...
Ðiều đó quyết không phải là cách tân hay sáng tạo nghệ thuật như ÐTT ca tụng,
không tác động tới đời sống văn học, và ngay cả những người ủng hộ "Mở
miệng" cũng nhận thấy các sáng tác (nếu có thể gọi là sáng tác) của nhóm
này không có giá trị về phương diện thẩm mỹ. Vì phản nghệ thuật cho nên chỉ
sau có mấy năm, số thành viên của "Mở miệng" không tăng lên mà lại
giảm xuống, rồi tất cả mất hút trên chính internet - môi trường tồn tại của
nó. Vậy tác giả luận văn và người hướng dẫn "khai quật một xác
chết" để làm gì?
Dù sản phẩm của
"Mở miệng" không thể là đối tượng nghiên cứu của khoa học Ngữ văn,
nhưng để cấp cho nó một "căn cước", ÐTT vẫn vơ váo một số sự kiện,
ý kiến rồi gắn kết với nhau để dựng lên lịch sử vấn đề, rồi xác định nghiên
cứu "Mở miệng" như là một tất yếu khách quan! Coi "Mở miệng"
là hiện tượng "bên lề" (!), tác giả gạt bỏ mọi ý kiến phê phán, mà
vinh danh bằng cách so sánh với sản phẩm phản nghệ thuật nổi loạn ở phương
Tây, như bức tranh Ðái vào chúa của Serrano. Dẫu sao Serrano còn có thể biện
bạch thiếu thuyết phục rằng làm như vậy không phải với thái độ bất kính mà do
phẫn nộ với nạn buôn thánh, bán chúa trong xã hội hiện đại. Còn với "Mở
miệng", không gì có thể biện hộ cho ÐTT khi coi đó là sản phẩm kêu gọi
"tự do ngôn luận, tự do sáng tác, tự do xuất bản". Ðấy là ngụy biện.
Không chỉ tại Việt
Gần đây trên blog cá
nhân, đề cập tới luận văn Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm
"Mở miệng" từ góc nhìn Văn hóa ÐTT viết: "sự sai đúng của luận
văn, khoa học hay không khoa học là tùy từng góc nhìn (mà có chuyện sai, đúng
sao?)". Thật kinh ngạc khi một người làm khoa học lại đặt ra câu hỏi:
trong khoa học "có chuyện sai, đúng sao?". Dù sai là khả năng có
thể xảy ra trong nghiên cứu khoa học, thì việc xác định đúng - sai vẫn là một
trong các yếu tố quan trọng hàng đầu giúp khoa học phát triển. Khoa học không
phải là "chợ trời", muốn nghiên cứu gì thì nghiên cứu, không cần
biết đúng, sai. Vả lại, nếu quan niệm "sai đúng của luận văn, khoa học
hay không khoa học là tùy từng góc nhìn" có ý nghĩa, nhẽ ra tiếp cận
"Mở miệng" từ góc nhìn văn hóa, luận văn sẽ phải chỉ ra xu hướng
"phản văn hóa" của "Mở miệng", chứ sao lại ca ngợi, tán
dương những quan niệm, những câu chữ nhơ nhớp như thế! Làm khoa học nhưng
không biết hoặc cố tình không biết thế nào là khoa học, nên Chương 2, Chương
3 của luận văn được viết như bút pháp của người ngộ chữ và mê sảng lý thuyết
để thỏa mãn cái "mỹ học kẻ khác" được sử dụng để vinh danh "Mở
miệng"! Càng viết, càng thấy có sự nhập nhằng giữa lý thuyết với đối
tượng nghiên cứu, từ đó "hóa kiếp" và tưởng tượng ra những
"phẩm chất từ trên trời rơi xuống" để gán cho "Mở miệng",
qua đó cấp cho "Mở miệng" ý nghĩa là sáng tạo văn hóa, sáng tạo
nghệ thuật... cần ghi nhận!
Dù còn thắc mắc tại
sao phải phân biệt đúng sai trong nghiên cứu khoa học, ÐTT vẫn có thể tự do
nghiên cứu, kể cả nghiên cứu có sai lầm. Cũng không ai ngăn cản chị tự do
công bố bài vở trên các trang mạng. Nhưng một luận văn khoa học thực hiện tại
một trường đại học lại là chuyện khác, như Michel Beaud đã viết: "Dù
không phải lúc nào cũng là một kiệt tác nhưng ít nhất cũng là một công trình để
người nghiên cứu tự khẳng định mình, minh chứng được năng lực và chứng tỏ được
khả năng thực hiện thành công một công trình nghiên cứu" (Michel Beaud, Nghệ
thuật viết luận văn, NXB Tri thức, H.2013, tr.20). Nói như Michel Beaud, thì
luận văn về nhóm "Mở miệng" chưa phát lộ dấu hiệu khả năng nghiên cứu.
Luận văn khoa học Ngữ văn nhưng tính Ngữ văn rất thấp, lại đậm đặc quan điểm
chính trị cá nhân. Nhận xét của một số thành viên của Hội đồng chấm luận văn
năm 2010 công bố trên blog cá nhân ÐTT cho thấy điều này: "Năng lực báo
chí rất mạnh đã chi phối từ nhãn quan đến tư liệu và các thao tác làm việc.
Trong triển khai có thể thấy tính phê bình trội hơn nghiên cứu, tính chất đấu
tranh xã hội mạnh hơn luận giải văn hóa, sự sắc sảo của lý trí mạnh hơn sự
tinh tế của mỹ cảm. Và giọng "lý sự búa xua" đầy tính chủ quan luôn
có xu hướng áp đảo" (PGS, TS CVS), "trong dịp trao đổi trực tiếp
với một số học giả châu Âu gần đây, khi nói về hậu hiện đại, họ thừa nhận hậu
hiện đại như một thực tế, nhưng đồng thời cũng lưu ý đó là mảnh đất cư trú
của những kẻ thiên tài hoặc bất tài. Tôi nói ý này mong tác giả luận văn lưu
ý tới bản chất của vấn đề" (PGS, TS NÐÐ), "Tôi vẫn cho rằng, ngôn
ngữ chính là sản phẩm của văn hóa, đồng thời là chỉ báo của văn hóa. Cho nên,
nó có ý nghĩa lưu giữ ký ức tinh thần của dân tộc và mang tính bảo thủ (hiểu
theo nghĩa tương đối bền vững, ổn định). Tâm thức văn hóa giữ cho việc sử dụng
ngôn ngữ của con người không sa vào sự văng tục văng mạng, đồng nghĩa với khiêu
khích, phá phách. Cho nên, về điểm này, tôi là người không ủng hộ cho việc ca
ngợi như trong luận văn đã thể hiện (tr.67). Ý thức về văn hóa như là cái phanh
để giữ cho xã hội cũng như cá nhân tránh sa đà vào những lầm lạc có tính cách
nhảm nhí (...). Sự tôn vinh quá mức về nhóm Mở Miệng trong vai trò "thực
hành văn hóa" như trong luận văn thể hiện (tr.105) mang màu sắc cường
điệu" (PGS, TS NVG),... Ðáng tiếc là dù nhận xét như thế, nhưng các
thành viên nêu trên vẫn cho luận văn điểm 10!
Sau khi báo chí đăng
bài phê phán nội dung và việc chấm điểm cao nhất cho luận văn này, trên
internet xuất hiện ý kiến một số người bảo vệ ÐTT. Mới đây, sự kiện Trường ÐH
Sư phạm Hà Nội lập Hội đồng thẩm định luận văn, quyết định thu hồi bằng, hủy
luận văn thạc sĩ, thì họ không chỉ bảo vệ tác giả luận văn mà còn nhục mạ Hội
đồng thẩm định. Nhân danh khoa học, nhưng các ý kiến này không đưa ra bất kỳ
điều gì chứng minh việc lựa chọn đề tài, luận điểm của ÐTT trong luận văn là
xác đáng về khoa học. Họ tảng lờ các văn bản rác rưởi của "Mở
miệng". Họ bảo vệ ÐTT một cách rất cảm tính: vì đó là "một cô
gái", là người có "phong thái rất lịch thiệp, hồn nhiên, nhiều ưu
tư và đầy nhân ái với/về đời sống". Họ biện hộ "cái sai lương
thiện, có khả năng thúc đẩy tư duy để hướng tới cái đúng, cái khác". Họ
đánh đồng cá nhân cụ thể với nghiên cứu khoa học. Họ hàm hồ kết luận: "Tất
cả những bài đánh đấm luận văn của Nhã Thuyên đều không phải phê bình văn học"!
Họ làm như học vị thạc sĩ đã được công nhận sẽ là bất khả xâm phạm. Họ không
cần biết nếu so sánh điểm c mục 3 Ðiều 26 Chương IV Thông tư 10/2011/TT-BGDÐT
Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ: "Người phản biện phải là người am hiểu
đề tài luận văn" với văn bản người phản biện đăng trên blog của ÐTT:
"Phải thành thật mà thưa rằng một số vấn đề lý thuyết mà luận văn đưa ra
để lấy đó làm điểm tựa cho việc triển khai hoặc tôi chưa có điều kiện để tâm
đến nơi đến chốn, hoặc hoàn toàn mới mẻ so với tôi, thí dụ lý thuyết về
samizdat chẳng hạn. Ðó là điều làm cản trở cho việc đọc thẩm định một luận
văn đề cập tới một vấn đề phức tạp như thế này" thì chỉ riêng quy định
đối với người phản biện cũng cho thấy luận văn cần phải thẩm định.
Trong luận văn, ÐTT sử
dụng khái niệm samizdat (tiếng Ðức là Samisdat) để khẳng định, biện hộ
"thơ rác, thơ dơ". Theo Wikipedia tiếng Ðức, Samisdat là khái niệm
chỉ các ấn phẩm tự làm ra, bị cấm, nên ngoài việc đọc cho nhau nghe thì cách
duy nhất là phổ biến bí mật. Với hình thức nhân bản truyền tay, Samisdat chỉ
tồn tại trong thời chiến tranh lạnh, tác giả của Samisdat là một số người đi
đầu phong trào chống chế độ. Theo các tài liệu khác thì khẩu hiệu của những
người đã làm ra Samisdat là: "Mehr Samisdat schafft mehr
Opposition" (Nhiều samisdat tạo ra nhiều chống đối); câu này được viết
theo một vòng hình elip, để từ đó có thể hiểu là: nhiều chống đối tạo ra nhiều
Samisdat! Ở CHLB Ðức, sản phẩm Samisdat hiện chỉ được lưu giữ ở nhà bảo tàng,
kho lưu trữ, chưa bao giờ được xuất bản. Một vài người vì tò mò, hoặc vì muốn
cổ vũ phong trào chống đối tại một số nước thì ra vẻ nghiên cứu để khoác cho
Samisdat nhãn nghệ thuật, khoa học; còn về đại thể thì đến nay không mấy ai
biết Samisdat là cái gì, người thuộc cái gọi là "thơ" trong
Samisdat lại càng không. Vì Samisdat ra đời không phải vì mục đích văn học,
mà chỉ là một phương tiện phục vụ hoạt động chính trị chống đối chế độ, nên
khi "sứ mạng" xong rồi thì Samisdat cũng bị lãng quên.
Liên quan đến việc
thẩm định luận văn của ÐTT, thật ngạc nhiên khi trên BBC tiếng Việt, ông Phạm
Xuân Nguyên đưa ra ý kiến về việc ông gọi là "chính trị hóa",
"phi khoa học" của "những thế lực" nào đó. Ở quốc gia nào
cũng vậy, khi phát hiện một Hội đồng chấm luận văn có sai lầm nghiêm trọng
thì đều phải thẩm tra lại. Ở CHLB Ðức, trường hợp tước học vị của ông
Karl-Theodor zu Guttenberg, là một thí dụ. Năm 2007, luận văn phó tiến sĩ
luật của ông được đánh giá rất cao, nhưng sau bốn năm lại phát hiện có sai
lầm, Viện kiểm sát phải vào cuộc. Rồi năm 2013, bà Annette Schavan bị tước
học vị phó tiến sĩ vì trong luận văn triết học bảo vệ năm 1980, bà đã vi phạm
các quy định. Mỗi trường đại học lại đưa ra nội quy về thủ tục thi và bảo vệ
luận văn thạc sĩ. Về cơ bản, quy định tước học vị thạc sĩ của các trường là
tương tự như nhau. Thí dụ, Ðiều 21 quy định thủ tục thi, bảo vệ luận văn thạc
sĩ ngành kinh tế Trường Ðại học Tổng hợp Dortmund ghi rõ: Học vị thạc sĩ có
thể bị tước nếu sau khi trao, phát hiện người làm luận văn lừa dối hoặc có sự
ngộ nhận của hội đồng chấm luận văn. Hội đồng khoa có thẩm quyền quyết định việc
tước học vị. Như vậy việc chấm lại luận văn là rất bình thường. Nên ông Phạm
Xuân Nguyên nói rằng có thế lực đã "chính trị hóa" việc thẩm định
luận văn của ÐTT mà bỏ qua việc xác định "thơ dơ, thơ rác" có xứng
đáng là đối tượng nghiên cứu, ca ngợi, rồi nhân danh khoa học để biện hộ quan
điểm chính trị sai trái thể hiện trong luận văn,... thì thực chất chỉ là ý đồ
biến một sự việc bình thường thành một sự kiện bất bình thường, rồi đẩy vấn đề
sang lĩnh vực chính trị.
Chúng ta đều biết văn
học là sản phẩm do con người làm ra, là một bộ phận của văn hóa. Ðể trở thành
con người có văn hóa, mỗi người phải tự giác học hỏi, trau dồi các giá trị
văn hóa, trong đó có việc học hỏi, trau dồi từ các tác phẩm văn học. Chỉ cần
đọc những câu "thơ" được ÐTT dẫn lại trong luận văn cũng thấy quá tục
tĩu, nên lẽ ra khi chọn góc nhìn văn hóa để nghiên cứu "thơ rác, thơ
dơ", ÐTT và các thầy cô đã cho điểm 10 phải khẳng định "thơ rác,
thơ dơ" là sản phẩm phản văn hóa, nhưng tiếc là ngược lại, họ biến
"thơ rác, thơ dơ" thành sản phẩm văn hóa để ca ngợi! Những gì xảy
ra ở Liên Xô và Ðông Âu trong quá khứ, được ghi lại trong sách báo đã chỉ rõ
rằng, Samisdat là một công cụ nguy hiểm đối với xã hội. Do đó, một luận văn
với lời ca ngợi mấy bài văn vần thiếu văn hóa, lại chứa màu sắc chính trị
chống đối như vậy, không thể coi là luận văn khoa học, càng không thể được chấp
nhận trong bất kỳ trường đại học nào trên thế giới, chứ không phải chỉ ở
Trường ÐH Sư phạm Hà Nội.
(Theo Nhân dân) TRẦN VIỆT QUANG - HỒ NGỌC THẮNG
|
Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét