Dự án án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng:
VIDIFI
ăn bớt 1 cây cầu!
Cập nhật lúc 07:51
(Tin tức thời sự) - VIDIFI
được cho là đã “ăn bớt” một cầu vượt trong dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Nông dân cầu cứu
Chia sẻ thông tin với Đất Việt, ông
Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay: "Hiện nay, Bộ GTVT vẫn
chưa nắm được thông tin chính xác về việc này, nên cần thời gian để có thông
tin cụ thể".
Trong khi đó, tờ VnEconomy có đưa tin,
hàng trăm hộ dân huyện Yên Mỹ, Hưng Yên vừa có đơn tố cáo chủ đầu tư dự án
cao tốc Hà Nội - Hải Phòng “ăn bớt” một cầu vượt so với thiết kế được duyệt!
Theo phản ánh của các hộ dân Yên Mỹ, dự
án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khi hoàn thành sẽ chia đôi cánh đồng 300
ha canh tác thâm canh của hai thôn Từ Hồ, Mễ Thượng.
Chính vì vậy, khi công khai quy hoạch,
các hộ dân trong vùng đã được ban giải phóng mặt bằng xã Yên Phú mời đến họp
bàn và cho biết, trong quy hoạch được duyệt sẽ có một cây cầu vượt trên tuyến
đường tỉnh lộ 199, đoạn đi qua địa bàn xã Yên Phú để phục vụ nhu cầu đi lại
của người dân.
Thế nhưng, sau đó thay vì làm cầu vượt,
ban quản lý dự án cho biết sẽ tiến hành lấp hẳn đoạn đường giao với đường
199, thay vào đó là một cống dân sinh có chiều cao khoảng 2 m, rộng 4 m và
cách vị trí làm cầu gần 3 km.
“Nếu xây dựng cống dân sinh như thế sẽ
không đủ điều kiện cho hàng nghìn người hàng ngày phải ra cánh đồng làm việc,
cùng với lưu lượng giao thông trong khu vực đang ngày một tăng”, ông Lương
Văn Ngãi, đại diện các hộ dân nói.
Đáng chú ý, các hộ dân trong vùng cũng
đã đưa ra một phép tính so sánh về mức thiệt hại của họ giữa việc xây cầu
vượt và làm cống dân sinh.
Theo đó, hàng ngày có khoảng 200 hộ
dân, tương đương khoảng 800 người phải đi lại trên con đường trên. Nếu phải
đi vòng xuống đường bộ ở thôn bên cạnh sẽ xa hơn 2 km, thời gian đi bộ hết 40
phút; một ngày cả đi lẫn về 4 lần sẽ mất thêm gần 3h đồng hồ cho quãng đường
khoảng 8 km.
Như vậy, thay vì mỗi ngày làm việc 8
tiếng, nay chỉ còn hơn 5 tiếng. Theo ngày công lao động ở địa phương, hiện
tại, một lao động có thu nhập 150.000/8 giờ; hao phí do phải đi bộ sẽ làm mỗi
người giảm thu nhập hơn 49.000 đồng.
“Chỉ cần làm phép tính đơn giải cũng cho
thấy, mỗi năm, một nông dân bị thiệt hại gần 15 triệu đồng; 800 người sẽ bị
thiệt hại gần 12 tỷ mỗi năm”, một người dân Yên Mỹ cho hay.
Chủ đầu tư bỏ bớt cầu để hạ chi
phí?
Mặt khác, trong công văn phản hồi về
khiếu kiện của các hộ dân mới đây, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư
tài chính (VIDIFI) - chủ đầu tư dự án nói trên, cho hay theo thiết kế ban
đầu, hồ sơ thiết kế kỹ thuật gói thầu EX-2, dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng được phê duyệt năm 2010 thì đường tỉnh 206 và đường tỉnh 199 sẽ được bố
trí 2 cầu vượt.
Tuy nhiên, sau đó VIDFI lại thay đổi
thiết kế với lý do hai tuyến đường nói trên có khoảng cách quá gần, cách nhau
chỉ khoảng 500 m, nên việc bố trí hai cầu vượt có quy mô đường cấp 3 đồng
bằng (12 m) sẽ gây lãng phí không cần thiết và làm mất mỹ quan cho khu vực
nói chung. Ngay cả cống dân sinh VIDIFI cũng đề nghị không xây dựng.
Trước những kiến nghị của các hộ dân xã
Yên Mỹ, chính quyền sở tại đã đề xuất với chủ đầu tư về việc thiết kế cống dân
sinh tại điểm giao giữa đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường DT199, vị
trí được thiết kế sẽ xây cầu vượt.
Thế nhưng, theo ông Hoàng Văn Phan, phó
thôn Từ Hồ, “thời điểm các hộ dân được mời đến thông báo về phương án đền bù,
chúng tôi được biết sẽ có cầu vượt để bà con ra đồng làm việc. Thế nhưng sau
khi thống nhất xong, họ tự ý thay đổi thiết kế và không thông báo cho nhân
dân biết”.
(Theo Đất Việt) Thanh Huyền
|
Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét