3 điều cần “thuộc
lòng” để phòng và trị bệnh sởi!
Cập nhật lúc 08:00
(Dân trí) -
Sởi là bệnh nguy hiểm, rất dễ lây. Dưới đây là những thông tin cơ bản từ WHO
và các chuyên gia quốc tế về cách dự phòng bệnh và chăm sóc cho trẻ mắc sởi.
Cơ chế lây truyền và biểu hiện của bệnh sởi
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi thường
là sốt cao, bắt đầu từ 10- 12 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút, và kéo dài từ
4 - 7 ngày.
Chảy nước mũi, ho, mắt đỏ và chảy nước
mắt, và các đốm trắng nhỏ bên trong má có thể là dấu hiệu bệnh ở giai đoạn
đầu. Sau vài ngày, xuất hiện phát ban, thường là trên mặt và cổ.
Trong khoảng ba ngày, phát ban lan
rộng, cuối cùng đến tay và chân. Phát ban kéo dài 5-6 ngày, và sau đó bay
dần. Tính trung bình, phát ban xuất hiện sau 14 ngày sau khi tiếp xúc với vi
rút (trong phạm vi từ 7 đến 18 ngày).
Diễn tiến bệnh nặng có thể xảy ra ở trẻ
nhỏ được nuôi dưỡng kém, đặc biệt là những người thiếu vitamin A hoặc hệ miễn
dịch yếu do nhiễm HIV/AIDS hoặc những bệnh khác.
2.
Cơ chế lây truyền và kiểm soát lây truyền
Loại vi rút này rất dễ lây lan qua ho,
hắt hơi, tiếp xúc gần gũi hoặc trực tiếp với dịch mũi, họng chứa mầm bệnh.
Loại vi rút này vẫn hoạt động và lây
nhiễm trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm trong 2 giờ. Nó có thể
được truyền từ người nhiễm bệnh từ 4 ngày trước khi bắt đầu phát ban tới 4
ngày sau khi ban xuất hiện.
Ở trẻ trên 9 tháng hoặc người lớn chưa
được tiêm phòng sởi tiếp xúc với bệnh sởi, việc tiêm phòng vắc xin sởi, quai
bị, rubella (MMR) trong vòng 72 giờ ngay sau lần đầu tiếp xúc có thể dự phòng
nhiễm bệnh một cách hiệu quả.
Sau 3 đến 7 ngày kể từ khi phơi nhiễm,
immunoglobulin có thể dự phòng lây nhiễm.
Trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi tiếp xúc với
bệnh sởi, khả năng mắc bệnh sởi có thể giảm bằng việc dùng immunoglobulin
trong vòng 7 ngày sau khi tiếp xúc. Sau đó nên chủng ngừa bằng vắc-xin MMR
càng sớm càng tốt trước 12 tháng tuổi nhưng ít nhất là sau 3 tháng dùng immunoglobulin.
Người bị bệnh sởi nên được cách ly với
những người chưa được chủng ngừa ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Họ nên ở
nhà thay vì đến trường hoặc nơi làm việc.
Trẻ chưa được tiêm chủng tiếp xúc với
người nhiễm bệnh nên được cách ly trong 14 ngày từ ngày đầu tiên xuất hiện
phát ban ở trường hợp mắc cuối cùng mà trẻ tiếp xúc.
Trẻ chưa tiêm chủng đã được chủng ngừa
trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với vi rút thì có thể trở lại trường học.
Tất cả những trẻ suy giảm miễn dịch có tiếp xúc với bệnh nhân sởi nên được
cách ly 14 ngày sau ngày đầu tiên xuất hiện ban đỏ ở trường hợp cuối cùng
tiếp xúc.
Những người trưởng thành sinh từ năm
1966 trở lại đây rất dễ bị bệnh sởi. Trừ những người đã được xác định là từng
nhiễm sởi, những người còn lại nên chắc chắn là đã được tiêm 2 liều vắc-xin,
nếu không họ cũng có nguy cơ bị bệnh.
3.
Chăm sóc và điều trị
Không có phương pháp điều trị kháng vi
rút đặc hiệu cho bệnh sởi.
Có thể phòng tránh một số biến chứng
nghiêm trọng của bệnh sởi thông qua chăm sóc tốt, đảm bảo đủ dinh dưỡng, uống
đủ nước, và điều trị mất nước với dung dịch bù nước và điện giải. Dung dịch
này nhằm bù nước và các yếu tố thiết yếu khác đã bị mất do tiêu chảy hoặc
nôn. Các thuốc kháng sinh cũng được kê để điều trị đau mắt, nhiễm trùng tai
và viêm phổi.
Tất cả trẻ được chẩn đoán bị sởi nên
được uống bổ sung 2 liều vitamin A, cách nhau 24 giờ. Cụ thể, Tổ chức Y tế
thế giới khuyến cáo bổ sung vitamin A cho tất cả trẻ em được chẩn đoán với
bệnh sởi với liều lượng theo độ tuổi như sau:
• Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng: 50.000
IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ
• Tuổi 6-11 tháng: 100.000 IU/ngày,
dùng 2 liều cách nhau 24 giờ
• Trẻ trên 1 tuổi: 200.000 IU ngày,
dùng 2 liều cách nhau 24 giờ
• Trẻ em có dấu hiệu lâm sàng thiếu
vitamin A: 2 liều đầu tiên theo tuổi, từ 2 đến 4 tuần sau đó bổ sung thêm
liều thứ 3 theo tuổi
Cách này nhằm phục hồi nồng độ vitamin
A thấp khi mắc sởi, xuất hiện ở cả những trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt và
có thể dự phòng tổn thương mắt và mù. Bổ sung vitamin A cho thấy giảm 50% số
ca tử vong do sởi.
|
Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét