Pháp bí mật điều
tra thất bại tại Điện Biên Phủ suốt 50 năm
Cập nhật lúc 14:19
VOV.VN
- Thảm bại khó tin tại Điện Biên Phủ đã buộc chính quyền Pháp phải thành
lập một Ủy ban điều tra vào ngày 31/3/1955.
Mọi thông tin về Ủy ban này bao gồm 22 cuộc điều trần và
những kết luận cuối cùng đã được giữ kín ở mức “tuyệt mật” trong vòng 50 năm
và cho đến nay rất ít người Pháp, ngay cả đến những cựu tướng lĩnh khi xưa, biết
đến sự tồn tại và những kết luận của Ủy ban này.
Vì sao lại có Ủy ban điều tra đó? Phải chăng vì chính
tướng lĩnh Pháp cũng không hiểu nổi vì sao họ lại thua ở Điện Biên Phủ? Và
kết luận cuối cùng của Ủy ban là gì?
Phóng viên VOV đã tiếp cận thành công toàn bộ hồ sơ về Ủy
ban điều tra này tại trung tâm lịch sử của Bộ quốc phòng Pháp cũng như phỏng
vấn Đại úy Ivan Cadeau – tác giả đề tài nghiên cứu về Ủy ban.
Chủ tịch Ủy ban điều tra Tướng Catroux: Việt Minh đã xây
dựng được những con đường tiếp tế à?
Tướng De Castries: Vâng, họ có những con đường và có xe
tải Molotova để vận chuyển đạn dược và tiếp tế. Những con đường đó chúng tôi chỉ
nhìn thấy khi chúng tôi bị bắt làm tù binh.
- Tại sao máy bay lại không nhìn thấy?
- Vì những con đường đã được bộ đội Việt
...
- Những đợt tấn công mà các ông tiến hành đã có thể cho
phép thâm nhập vào trận địa của quân đội Việt hay các ông chỉ luôn bị khóa ở
vòng ngoài ?
- Chúng tôi chỉ luôn ở vòng ngoài.
- Các ông chỉ luôn ở vòng ngoài ư ?
- Đúng thế, chỉ một vài lần chúng tôi vào được phía Bắc,
còn phía Đông thì gần như chưa bao giờ.
Đó là hai đoạn trích dẫn phần điều trần của tướng De
Castries- chỉ huy quân đội Pháp trong trận Điện Biên Phủ trước Ủy ban điều tra.
Tổng cộng có 22 phiên điều trần đối với những tướng lĩnh
cấp cao như ông De Castries, Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương
Tất cả những phần hỏi đáp chi tiết được lưu đầy đủ trong 9
hộp tư liệu có mã số GR1R từ 229 đến 237, hiện được lưu tại trung tâm lịch sử
của Bộ Quốc phòng Pháp.
Yêu cầu thành lập Ủy ban điều tra –
“lời kêu cứu của tướng
Trả lời phóng viên VOV, Đại úy Ivan Cadeau, thuộc bộ phận
lịch sử và trung tâm tư liệu của Bộ Quốc phòng Pháp cho biết Ủy ban điều tra
được thành lập theo yêu cầu của tướng Navarre–người được giao làm Tổng tư lệnh
quân Pháp tại Đông Dương từ 5/1953 với mục tiêu tìm một “lối thoát trong danh
dự” cho quân Pháp tại Đông Dương.
“Sau thất bại tại Điện Biên Phủ, tướng Navarre cảm thấy bị
tổn thương về danh dự, bị phán xét sai và đối xử tệ, những chức vụ mà ông
được hứa hẹn trước đây thì ông đều không được nhận. Cuối năm 1954, ông kêu
cứu lên Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề chiến tranh và đề nghị thành lập một Ủy
ban điều tra bao gồm các chuyên gia quân sự để điều tra rõ trách nhiệm chỉ
huy của từng người kể từ thời điểm ông nhận chức Tổng tư lệnh ở Đông Dương
tháng 5/1953 cho đến khi kết thúc cuộc chiến ở Điện Biên Phủ”, Đại úy Cadeau
nói.
“Tướng
Vì các khúc mắc về pháp lý và các tranh cãi chính trị, yêu
cầu thành lập Ủy bancủa tướng Navarre đã rất nhiều lần được nâng lên, đặt
xuống trong các tranh luận giữa giới chức quân đội cấp cao và nhiều lần bị
gạt bỏ.
Tuy nhiên, tướng
Tướng
Ngày 22/1/1955, Thủ tướng Pháp Mendes
“Bí mật quốc gia” của Pháp suốt 50 năm
(1955-2005)
Chủ tịch Ủy ban điều tra Tướng Catroux và các thành viên
đều là những nhân vật cao cấp trong quân đội Pháp, có quyền hành tối cao,
được phép tiếp xúc với tất cả các tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Pháp và tiến
hành điều trần chi tiết với từng nhân vật lãnh đạo chính của trận Điện Biên Phủ.
Vì có quyền hạn rất lớn như thế, nên kết luận của Ủy ban
điều tra đã đề cập đến gần như mọi chi tiết của cuộc chiến, từ các sai lầm
chiến thuật, các mâu thuẫn cá nhân, sai lầm chính trị…
Và cũng vì thế, chính quyền Pháp đã không cho phép công bố
những kết luận của Ủy ban trong suốt 50 năm (đến năm 2005, bộ tư liệu được mở
cho công chúng và giới chuyên môn tiếp cận).
Về điều này, Đại úy Ivan Cadeau cho biết: “Ủy ban điều tra
kết luận rằng đặt trong tình huống đó, đối mặt với đội quân Việt minh mạnh và
được Trung Quốc yểm trợ, các tướng lĩnh khác của Pháp cũng khó có thể làm tốt
hơn những gì mà các Tướng Navarre hay Cogny đã làm ở Điện Biên Phủ”.
“Sau khi Ủy ban điều tra kết thúc công việc, có một sự
thống nhất cao trong quân đội là những nhân vật chính phải điều trần trong vụ
điều tra không thể bị coi là những thủ phạm chính của thất bại ở Đông Dương. Việc
nước Pháp bị hất ra khỏi Viễn Đông là hệ quả của một loạt những sai lầm từ
chính trị đến quân sự”, ông Cadeau nói.
“Tuy nhiên, những kết quả của cuộc điều tra sau đó không
được công bố cho dư luận, lý do là các chính trị gia thì muốn trốn tránh
trách nhiệm và cũng có nhiều cơ quan khác phía quân đội cũng không muốn những
kết luận đó được biết đến nhiều. Vì vậy, cả phía dân sự lẫn quân sự đều bắt tay
nhau làm chìm đi các kết luận của Ủy ban điều tra, với lập luận là ở thời
điểm đó nước Pháp vẫn đang phải đối mặt với các cuộc chiến khác ở Bắc Phi.
Đến cuối năm 1955, tướng
“Hộp tư liệu mang mã số GR1R237 có lưu những kết luận của
Ủy ban điều tra với dấu “tuyệt mật”, gồm 6 phần: Phần 1: Kế hoạch của Tướng Navarre;
phần 2: triển khai kế hoạch của Tướng Navarre ; phần 3: Trận Điện Biên Phủ;
phần 4: Diễn biến chiến tranh và trận Điện Biên Phủ; phần 5: Rà soát trách
nhiệm ở các cấp khác nhau và ý kiến của ủy ban; cuối cùng là phần 6: Tưởng
nhớ những binh lính đã tham gia trận Điện Biên Phủ”, ông Cadeau cho biết
thêm.
Trong phần kết luận, Ủy ban điều tra có nêu: “Vị trí của
Điện Biên Phủ, cách bờ biển 400km, cách các căn cứ không quân của Pháp 300km
và gần biên giới với Trung Quốc, khiến quân đội Pháp hoàn toàn bị bất lợi khi
tiến hành trận đánh với Việt Minh”.
Ủy ban kết luận, “quyết định tiến hành trận Điện Biên Phủ
là một sai lầm mà tướng
Rõ ràng, một phần thừa nhận những bất lợi dẫn đến thất bại
khó tránh khỏi tại Điện Biên Phủ, phần vì không muốn đào sâu những sai lầm
của giới cầm quyền lẫn quân đội, nên Ủy ban đưa ra những kết luận không quá nặng
nề.
Vén bức màn bí mật về mâu thuẫn trong
bộ chỉ huy Pháp
Nhiều cựu chiến binh Pháp cho biết họ chỉ biết mang máng
về Ủy ban điều tra. Đại tá Jacques Allaire, khi đó là thượng úy thuộc binh
đoàn 6 tham chiến tại Điện Biên Phủ, còn cho biết Ủy ban điều tra sau này đã
hé lộ cho những tướng lĩnh cấp thấp như ông biết về mâu thuẫn lớn giữa Tướng
Navarre và Tướng Cogny.
“Ở vào thời điểm chiến sự, lính Pháp không hay biết gì về
mối thâm thù nội bộ giữa hai nhà lãnh đạo này. Ở cấp của tôi, tôi không hay
biết về điều đó. Chỉ sau khi được quân đội Việt
Nếu như những kết luận của Ủy ban điều tra không có nhiều
đột biến và không tạo chấn động lớn, thì câu chuyện giằng co về sự thành lập
Ủy ban này cũng như việc giấu diếm những kết luận của Ủy ban trong suốt 50 năm,
cho thấy chính quyền, quân đội và người dân Pháp coi thất bại tại Điện Biên
Phủ là nỗi hổ thẹn lớn không muốn nhắc đến.
Từ tướng lĩnh đến cựu binh trở
về từ Điện Biên Phủ đã không được nhìn nhận trong một thời gian dài; và điển
hình là vị tổng tư lệnh Navarre đã phải đấu tranh quyết liệt để đi đến kết
luận về một trách nhiệm “tổng thể và toàn diện” của cả hệ thống chính trị và
quân sự Pháp trong thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ.
Hỉnh ảnh một số tài liệu khác liên quan đến Ủy ban điều tra:
Thùy Vân/VOV–Paris
|
Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét