Hòa giải: Câu
chuyện có thể có hồi kết
Cập nhật lúc 08:31
Chúng ta cần thừa nhận những uẩn khúc rất đời - những câu
chuyện tí hon mà vì hoàn cảnh chiến tranh đã được hấp thụ vào câu chuyện lịch
sử vĩ đại của một dân tộc anh hùng - để mỗi người dù ở phía nào đều thấy chân
dung của mình trong đó.
Vài tháng trước một học giả Pháp có tên Francois Guillemot
xuất bản một cuốn sách về “phụ nữ Việt
Ông ta lý luận chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của Việt
Nam là “nội chiến” vì khi đó trong chính nước Việt, giữa người Việt với nhau cũng
có nhiều phe phái nổi lên tranh giành quyền lực.
Lý luận đó đã dấy lên một cuộc tranh luận nảy lửa trên
diễn đàn Nghiên cứu Việt Nam tại Mỹ về bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Như rất nhiều cuộc tranh cãi khác trong giới trí thức về chủ đề này, phần đông
sẽ kết luận rằng, việc Mỹ giúp Pháp, rồi dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm
và sau đó trực tiếp đổ quân vào Việt Nam là việc làm nếu không được coi là
bành trướng đế quốc thì cũng là trái đạo đức. Tuy nhiên, với những tiếng nói
ít ỏi vang lên, chẳng hạn như Guillemot, cũng không khỏi khiến ta chạnh lòng
suy ngẫm về những gì đã xảy ra trên đất nước Việt
Trong bất kì cuộc kháng chiến nào, việc chống can thiệp
của nước ngoài, ở bất kì nơi đâu không riêng gì Việt Nam, đều có yếu tố nội
bộ. Thứ nhất là bao giờ cũng có những kẻ đầu cơ trục lợi, giặc chưa đến
đã hàng, không những đầu hàng mà còn giúp ngoại bang bóc lột chính dân mình, miễn sao vinh thân phì gia. Số này sẽ chống lại bất kì người bản xứ nào muốn đứng
lên.
Trong số những người còn lại thì hầu như bất kỳ ai khi
đứng trước sự an nguy của đất nước, của gia đình và bản thân cũng đều sẽ đặt
ra câu hỏi, “theo ai, làm gì, như thế nào.” Dù ta có muốn tin rằng
mỗi người Việt là một cấu thành tuyệt đối của tổ quốc Việt Nam thiêng liêng và
sẵn sàng hi sinh đến giọt máu cuối cùng để chống lại sự đô hộ của nước ngoài,
trong thực tế mỗi người Việt khi quyết định tham gia (hay không tham gia) vào
cuộc kháng chiến chống Mỹ đều đã đắn đo hết những thiệt hơn, hết lẽ phải
trái, giữa cái chung và cái riêng. Đó cũng là lẽ thường. Con người mà.
Nhưng chiến tranh càng kéo dài, càng khốc liệt thì lựa
chọn của con người ta càng bị thu hẹp khi mà “đứng giữa” trở thành tiêu chí
xa xỉ, khi cuộc sống được quy nạp chỉ còn hai tiêu chí "bên
này – bên kia”. Tính chất của cuộc chiến, một bên là cường quốc số 1 thế giới
về mọi mặt chống lại một bên là nước nhỏ và nghèo, khiến cho việc tập hợp
khối đại đoàn kết dân tộc trở thành một khối vững chắc là điều tối cần, càng
làm cho lằn ranh giữa tốt (nghĩa là theo ta) và xấu (theo địch) trở nên rõ
ràng hơn.
Có điều khi chiến tranh đã kết thúc thì hệ thống “phân
loại nhị phân” kiểu này đã không còn thích hợp để nói lên tính đa dạng và
nhiều trắc ẩn của cuộc kháng chiến cũng như của từng con người đã phải sống
trong thời “nồi da xáo thịt” đó, đặc biệt càng không giúp ích gì cho việc hàn
gắn vết thương chiến tranh mà dân ta đã phải chịu đựng cả thế kỉ qua (nếu
tính từ những cuộc khởi nghĩa từng vùng/miền chống Pháp từ đầu thế kỉ 20).
Trong một cuộc thảo luận gần đây tại Trung tâm Wilson (thủ
đô Washington) về việc chính phủ Mỹ sử dụng các bài học rút ra từ chiến tranh
Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại, một phụ nữ Mỹ gốc
Việt run giọng (không rõ vì xúc động hay vì cáu giận) nhắc đi nhắc lại một
câu “nước Mỹ không thua Cộng Sản, Nixon có thể tiếp tục cuộc chiến nhưng
quyết định bỏ rơi đồng minh (Sài Gòn)…” tới mức chủ tọa phải ngắt lời và yêu
cầu bà ngồi xuống. Với những người như bà, những người cho rằng việc Mỹ nên
tiến hành chiến tranh ở Việt Nam dù với bất kỳ tên gọi gì hoặc thủ đoạn nào,
thì việc hòa giải hòa hợp là điều bất khả thi.
Cụm từ “Hòa giải” chính nó đã mang nghĩa “hai phía”. Ta
không thể vì mục đích hòa giải mà chấp nhận xuyên tạc tính chính nghĩa của
cuộc kháng chiến vì mục tiêu thống nhất đất nước.
Tuy nhiên chính ta cũng phải thừa nhận đã có những bước đi
không sáng suốt khiến cho việc hòa giải thời kỳ đầu đã trở thêm khó khăn..
Nếu tỉnh táo nhìn nhận thì ta phải thấy trong số những
người ở lại một phần là do không di tản kịp nhưng có rất nhiều người ở lại là
do họ hi vọng vào sự khoan hồng của chính quyền mới. Chính sách cải tạo
đã đẩy những con người này từ chỗ muốn hoàn lương sang chỗ cay đắng, và từ đó
gia đình họ dù ở nước ngoài hay ở Việt
Tai hại hơn, họ và những người vượt biên những năm 70, 80
trở thành phương tiện truyền thông (tích cực) về hình ảnh (tiêu cực) của Việt
Nam đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt là ở Mỹ. Ai đã làm việc với chính phủ
Mỹ để xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, bình thường hóa quan hệ hai nước,
hoặc tăng cường hợp tác… đều hiểu rất rõ rằng những người Việt tị nạn sang Mỹ
sau năm 1975 đóng một vai trò vô cùng lớn trong việc vận động hành lang nhằm
phá cho bằng được bất kì động thái nào giữa hai nước tiến tới một mối quan hệ
hữu nghị.
Còn những thế hệ sau, sinh ra ở Mỹ, thì hoặc là hoàn toàn
mù mờ về gốc gác Việt hoặc nếu có quan tâm thì cũng mang những mặc cảm nặng
nề. Về mặt tinh thần, rõ ràng không ai được lợi từ việc mỗi người hay cả dân tộc
đeo đẳng sự hận thù, cay đắng.
Về mặt chính trị, ta cũng không có lợi khi mà hàng trăm
nghìn người Mỹ gốc Việt – trong con mắt người Mỹ thì họ là đại diện “xác
thực” nhất cho hai chữ “Việt Nam” – lại chỉ có những hành động và lời nói đầy
kỳ thị về nước Việt.
Về mặt kinh tế ta càng không được lợi lộc gì. Theo nghiên
cứu của các nhà xã hội học, người tị nạn/nhập cư, dù xuất phát từ bất kì quốc
gia nào, đều là nhóm năng động và có khả năng thích nghi cao hơn so với mặt bằng
dân số của nước đó. Điều này càng đúng với cộng đồng người Việt tại Mỹ, phần
lớn đều thành công. Một lượng lớn tài năng và chất xám của con người Việt thể
hiện ở những nhà khoa học và kinh tế học, những bác sỹ, kỹ sư người Mỹ gốc
Việt đang ở lại phục vụ nước Mỹ, hoặc liên kết hợp tác với… nước khác chứ
không phải Việt Nam. Thật đáng tiếc.
Còn ở trong nước, việc hàn gắn vết thương chiến tranh càng
cần thiết. Không phải tẩy trắng lịch sử mà phải vẽ một bức tranh không chỉ có
hai màu trắng và đen về cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Chúng ta cần thừa nhận những uẩn khúc rất đời - những câu
chuyện tí hon mà vì hoàn cảnh chiến tranh đã được hấp thụ vào câu chuyện lịch
sử vĩ đại của một dân tộc anh hùng - để mỗi người dù ở phía nào đều thấy chân
dung của mình trong đó. Dân tộc ta giỏi đánh giặc nhưng cũng đầy lòng bao
dung.
Ta đã có tự do, hòa bình, ta đã đổ quá nhiều xương máu để
giành được điều đó. Không có lý gì mỗi chúng ta không thể nắm lấy tay những
người Việt thiện chí khác để cùng nhau xây dựng một trang sử mới cho dân tộc.
Minh Nguyệt (Từ Mỹ)
|
Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét