Biệt thự, sân
tennis vào giá điện chỉ có “tí ti”
Cập nhật lúc 15:31
VOV.VN-Theo
Bộ trưởng Công Thương, mới chỉ có công trình tại Nhiệt điện Phú Mỹ 1 là hạch
toán vào giá thành điện, với tỷ lệ rất nhỏ...
Liên quan vấn đề ngành điện có
đưa chi phí xây dựng một số công trình nhà ở như biệt thư, sân tennis, bể
bơi... của ngành điện vào giá thành điện khiến dư luận bức xúc thời gian vừa qua,
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, theo thanh tra, có 6 công
trình liên quan đến nội dung này. Đó là Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 1 (TP Cần
Thơ), Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nhiệt điện Phú Mỹ 1, Nhiệt điện Quảng Ninh
1 và Nhiệt điện Hải Phòng.
Tỷ lệ hạch toán rất nhỏ
Trong đó, riêng chỉ có Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 1 là có bể
bơi, các công trình khác không có; Nhiệt điện Nghi Sơn 1 có sân tennis; một
số công trình có biệt thự, nhưng là để phục vụ chuyên gia nước ngoài trong
giai đoạn họ vào xây dựng và chuyển giao công nghệ. Đặc điểm các công trình
này phần lớn được xây dựng ở các khu vực xa đô thị, xa trung tâm kinh tế.
Chuyên gia nước ngoài phải bám công trường, không thể đi về với khoảng cách
xa như vậy. Do đó, mình phải xây dựng các công trình phục vụ họ, nhưng cũng
rất hạn chế, không nhiều biệt thự, bể bơi, sân tennis...
Do đó, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, “việc xây dựng các
công trình như vậy, không phải chỉ công trình ngành điện, mà các công trình
khác có vay vốn nước ngoài, sử dụng vốn nước ngoài đều có phục vụ chuyên gia.
Khi hết thời hạn bảo hành, chuyên gia rút về thì các công trình đó được phục
vụ cho nhân viên. Chúng tôi nghĩ rằng, đối với những công trình xa như vậy,
độc hại như vậy, thu hút cán bộ, người lao động đến làm việc rất khó khăn.
Cho nên, việc tạo điều kiện an tâm cho cán bộ công nhân viên làm việc ở đó
bằng cách xây dựng các công trình hạ tầng, phúc lợi là điều chắc rằng dư luận
nhân dân cũng thấy hợp lý”.
Mặc dù vậy, trong 6 công trình nêu trên, mới chỉ có công
trình tại Nhiệt điện Phú Mỹ 1 là hạch toán vào giá thành điện, bởi vì xây
dựng từ những năm trước đây. Và cũng mới chỉ hạch toán tỷ lệ rất nhỏ, từ
1,5-3,0 tỷ đồng/năm trong số tổng doanh thu 6.000 tỷ đồng. Còn lại 5 công
trình kia đều chưa hạch toán vào giá thành điện.
Đầu tư ngoài ngành từ 121.000 tụt xuống
còn 2.000 tỷ đồng
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, năm 2013, Thanh tra
Chính phủ đã tiến hành thanh tra toàn diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
từ năm 2011 về trước. Trong đó, về vấn đề đầu tư ngoài ngành 121.000 tỷ đồng
của EVN, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Thanh tra Chính phủ đũng đã ghi nhận
một ý rằng, đầu tư ngoài ngành là đầu tư ngoài công ty mẹ của EVN. Trước khi
EVN tái cơ cấu, Tổng công ty Điện lực Việt
Còn lại, đại đa số đầu tư cho các công trình điện, trong
đó có nhà máy phát điện, hệ thống đường dây và trạm biến thế, do Tổng công ty
Điện lực Việt
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến 2015,
ngành điện phải thoái vốn hết đối với phần khoảng 2.000 tỷ đồng đầu tư ra
ngân hàng, bảo hiểm./.
Xuân
Thân/VOV online
Tựa
đề của Kinh Bắc
|
Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét