Vì sao cổ phần hóa
trước đây không thành công?
Cập
nhật lúc 08:25
Khi có khủng hoảng toàn cầu (cuối năm
2008) thì lãnh đạo lại thấy cần tăng cường khả năng can thiệp của nhà nước
đối với thị trường, với nỗi lo sợ thì trường sẽ không chống đỡ nổi và kinh tế
có khả năng sụp xuống.
LTS: Ngày18/2, tại phiên làm việc của Chính phủ với các DN,
Thủ tướng đã đề ra mục tiêu cổ phần hóa (CPH) mạnh mẽ trong 2 năm tới. Từng
nhiều năm theo dõi, tư vấn và phản biện quá trình CPH ở Việt Nam, bà Phạm Chi
Lan sẽ chia sẻ về sự khúc khuỷu của con đường CPH lâu nay cũng như riển vọng sắp
tới.
Quá trình cổ phần hóa (CPH) của Việt
- Chưa lúc nào suôn sẻ.
Ngay cả trước đây, khi chúng ta công bố đã CPH được một số
rất lớn là hơn 3 ngàn DNNN trong 6-7 năm, thì chuyện cũng không hề suôn sẻ.
Sở dĩ nhiều như vậy vì đây đều là những đơn vị rất nhỏ, là một cửa hàng mậu
dịch quốc doanh chẳng hạn, đang hoạt động yếu hay thực tế là đã chết.
Khi Việt
Năm 2006 con số đạt được vẫn cao vì thị trường chứng
khoán bùng lên, sức hút rất lớn. Nhiều DNNN trước đó còn lần chần đã vội lao
ra thị trường bằng cách CPH để IPO lên thị trường chứng khoán, và giá cổ
phiếu tăng vọt ngay.
Đến 2008 thì khựng lại do lạm phát tăng cao, và đầu năm
2008 TƯ Đảng phải đề ra 8 nhóm giải pháp chống lạm phát. Cộng thêm vào đó,
bong bóng của chứng khoán bùng lên nhanh và sụt xuống cũng nhanh, làm cho các
DNNN ngần ngại không muốn CPH.
Xu hướng thành lập tập đoàn
Từ 2006 - 2010 là giai đoạn bùng phát của tập đoàn kinh tế
nhà nước (tập đoàn), và có chuyên gia nói rằng đó là xu hướng đi ngược lại
với CPH?Bà thấy sao?
- Đúng. Vinashin là rõ nhất với tập hợp tới 300-400 công
ty con. Các DN "né" CPH bằng cách gia nhập tập đoàn.
Khi đang giữ mô hình tổng công ty (TCT) thì chỉ có chừng
vài chục công ty là cùng, nhưng trở thành tập đoàn thì mới được kinh doanh đa
ngành, và những DNNN nào muốn "né" CPH thì chui vào tập đoàn. Mô
hình tập đoàn không còn là thí điểm như tuyên bố ban đầu, mà bung ra tới con
số 12.
Thứ nhất, họ thấy DNNN vẫn được ưu ái. Nghị quyết ĐH Đảng
nhấn mạnh DNNN là chủ đạo, cộng thêm việc cho phép tập đoàn kinh doanh đa
ngành. DNNN thấy ngay được thông điệp là nhà nước không định rút ra khỏi lĩnh
vực kinh doanh nào.
Thứ hai, DNNN muốn tiếp tục được hưởng hết những ưu ái như
đất đai, tín dụng và quyền kinh doanh trong những lĩnh vực họ không muốn có
cạnh tranh thị trường.
Lý do thứ ba là lãnh đạo cho rằng tham gia WTO thì cần
phải cũng cố DN trong nước cho mạnh lên, và nhấn mạnh DNNN, đặc biệt là tập
đoàn, phải trở thành những quả đấm thép. Ý tưởng này xuất hiện khi Việt
Đến khi khủng hoảng toàn cầu (cuối 2008) thì lãnh đạo lại
thấy cần tăng cường khả năng can thiệp của nhà nước với thị trường, bởi sợ
nền kinh tế có khả năng bị sụp xuống.
Tôi còn nhớ tại một cuộc họp của CP với CN, một vị lãnh
đạo phụ trách về kinh tế có nói rằng CP không dựa vào DNNN thì dựa vào ai,
khi có một vài tập đoàn nói rằng họ khó tiếp cận với tín dụng, và các bộ các
ngành còn gây khó khăn. Nhiều tập đoàn dựa vào câu nói đó để yêu cầu các cơ
quan liên quan phải giải quyết các vấn đề cho họ.
Cuối cùng, một lợi ích nữa để chui vào tập đoàn và tránh
được CPH, tránh được cạnh tranh thị trường, là vì tuy tham gia WTO Việt Nam
có cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ nhưng vẫn còn những lĩnh vực bảo lưu.
Hoặc có những lĩnh vực mà nhà nước có cái bóng quá lớn trên thị trường thì
các DN tư nhân nên liệu đường mà né.
Nhưng kết quả là gì? Các quả đấm thép kết cục lại đấm vào
nền kinh tế trong nước chứ không phải đấm vào các đối thủ cạnh tranh từ nước
ngoài.
Suốt những năm đó, DN tư nhân chịu thiệt thòi nhiều hơn,
vì phải đương đầu với cạnh tranh khốc liệt, không chỉ với sự tham gia của các
DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mà từ chính sự bành trướng của DNNN.
Tổng kết giai đoạn CPH 2006-2010, có ai chịu trách nhiệm
về việc không hoàn thành nhiệm vụ?
- Không.Vì việc này liên quan đến trách nhiệm của nhiều
người, và đấy là kiểu của ta khi triển khai ngay cả những chủ trương tốt. Vì
có quá nhiều địa chỉ chịu trách nhiệm nên không có ai chịu trách nhiệm cả, họ
đá quả bóng trách nhiệm cho nhau. Trường hợp của Vinashin bị sụp đổ, ngoài 9 lãnh
đạo Vinashin đi tù, người ta có qui kết trách nhiệm được cho ai nữa đâu.
Chính nhóm nghiên cứu Harvard cũng phản biện về tập đoàn,
nhất là Vinashin, rất là dữ cơ mà?
- Không ăn thua. Bởi có nhiều cái họ nói rất trúng về kinh
tế Việt Nam, nhưng cái gì đúng ý mình thì mình bảo được, còn những gì không
đúng ý thì mình cho là họ ở bên ngoài, không mấy hiểu biết tình hình bên
trong. Thực tế cho thấy các bản báo cáo lựa chọn chính sách của nhóm Harvard đều
đúng. Nhưng khi thấy đúng thì đã quá muộn.
Trong nước cũng có nhiều chuyên gia nhận ra vấn đề về tập
đoàn, nhưng phản biện không ăn thua. Ví dụ, văn kiện Đảng cho phép các tập
đoàn được tự do kinh doanh, tôi là một trong những người phản đối hết sức
quyết liệt, nhưng cũng phải chịu thua.
Lúc đó, có người còn bảo DNNN cũng là DN nên họ cũng được
hưởng quyền tự do kinh doanh như trong Luật Doanh nghiệp qui định, tôi đã bảo
không, bản chất của hai loại DN là khác nhau: DN tư nhân tiền vốn và tài sản
là của họ, nên họ muốn làm gì họ làm và lời ăn lỗ chịu; còn DNNN là tiền nhà
nước, tài sản của nhà nước, lãnh đạo DNNN là công việc được nhà nước giao cho
ai đó làm, DNNN phải tập trung vào việc đó, chứ không phải nhảy sang các việc
khác. Điều này cũng tương tự như quyền tự do của công dân là "được làm
những gì pháp luật không cấm" khác với quyền của công chức "chỉ
được làm những gì pháp luật cho phép".
Tôi nhớ rằng Báo SGGP trong số báo Xuân 2006 đã làm chuyên
đề "Khát vọng tập đoàn". Họ có mời tôi viết bài, tôi đã nói ngày là
tôi không có khát vọng tập đoàn đó đâu, tôi chỉ có lo ngại về mô hình này
thôi. Họ đồng ý và tôi đã viết bài phản biện.
Trong bài đó tôi đã viết ra mấy điểm không ổn về mô hình
tập đoàn, và tôi kết luận là có khát vọng là tốt, nhưng cần phải thực tế, nếu
không khát vọng đó sẽ là ảo vọng và gây cho xã hội sự thất vọng. Và thực tế
đã chứng minh.
Vậy với Chính phủ hiện nay, mô hình tập đoàn có được coi
là sai lầm hay chưa, ít nhất trong quyết tâm CPH DNNN lần này?
- Tôi cũng chưa rõ CPH lần này sẽ đụng đến tập đoàn thế
nào. Đơn vị lớn nhất sẽ CPH là Vietnam Airlines thì họ là TCT chứ không phải
TĐ.
Họ sẽ CPH một số đơn vị thành viên của TĐ. Tức là TĐ chưa
bị đụng đến, ngay cả khi nhiều người lên tiếng là không cần nữa, ví dụ như
Dệt May. Bởi đó là một ngành thuần túy kinh doanh, và thị phần của tập đoàn
Dệt May trong ngành dệt may của Việt Nam nói chung ngày càng nhỏ xuống, khi mà
khu vực FDI tăng lên và tư nhân trong nước cũng tăng lên nhiều.
Đằng sau đó là nhóm lợi ích
Bà có nghĩ rằng luôn luôn có những lực lượng cản trở CPH
không?
- Vì định hướng XHCN nên kinh tế nhà nước phải là chủ đạo,
và trong kinh tế nhà nước có DNNN, được nhà nước dùng để điều tiết vĩ mô và
là công cụ để nhà nước can thiệp vào thị trường. Và người ta định vị cho DNNN
một lô vị trí quan trọng, kể cả thực hiện chính sách xã hội nữa.
DNNN bám vào lý do chính trị đó để khẳng định vị thế của
họ, và có sự tiếp tay cho những nhóm quyền lực trong thiết kế và thực thi các
chính sách, nhằm thực hiện vai trò chủ đạo.
Một khi nhà nước, các cơ quan nhà nước, vẫn chiều chuộng
DNNN, thì làm sao có thể CPH họ được?
- Đằng sau đó là chuyện nhóm lợi ích. Lãnh đạo cao nhất
của Đảng đã phát biểu chuyện này rồi, nhưng nhóm lợi ích lớn nhất chính là
DNNN. Sau này, có thêm nhóm lợi ích ở khu vực tư nhân trong nước, khu vực
FDI, nhưng ở hai khu vực sau họ chỉ ăn theo thôi.
Nếu chúng ta cắt đường của nhóm lợi ích ở khu vực DNNN,
đồng thời áp dụng sự minh bạch mới trong cải cách thể chế thì dần dần các
nhóm lợi ích ở hai khu vực kia sẽ bị triệt tiêu.
Nhiều người lo rằng CPH cũng có thể là một cơ hội để tư
hữu hóa tài sản của nhà nước ?
- Về ý chí, người ta có thể tạm tin là CP muốn làm rồi,
nhưng quá trình này CP cũng phải tiến hành một cách nghiêm minh và minh bạch
tối đa mới có thể chống được sự tẩu tán tài sản, hay "đá" những
miếng ngon lại đẩy về cho các công ty "sân sau", công ty "người
nhà".
Thứ hai, cần có thêm đội ngũ phản biện và đánh giá độc
lập, để giúp ngăn chặn bớt những cái xấu.
Trong quá trình giải tỏa đầu tư ngoài ngành, có những
khoản buộc phải bán dưới giá trị sổ sách, mà một trong những nguyên nhân là
giá trị sổ sách đó bị đội lên rất cao so với giá trị thực. Trưởng ban Nội
chính TW Nguyễn Bá Thanh đã kể về ngân hàng cho vay, dựa trên mảnh đất thế
chấp giá trị 100 tỷ được "bơm" lên thành 200 tỷ để cho vay và tạo
ra giá trị ảo.
Như vậy, giải tỏa đi vẫn hay hơn là tiếp tục giữ để rồi
tiếp tục mất mát về sau. Như Vinasshin, trong khi nhiều người nói nên phá sản
đi, thì người ta quyết định giữ lại và cải tổ nó bằng cách đem chia ra làm 3.
Rút cục là mấy năm liền năm nào nhà nước cũng phải đổ ra hàng trăm tỷ để trả
lương công nhân, đến cuối cùng không chịu được nữa cũng phải giải tán.
(Theo
TuanVietNamnet) Huỳnh Phan thực hiện
|
Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét