08:34
Lổ hổng giá gas
Thị trường gas
trong 11 tháng đầu năm 2013 được đánh giá khá bình yên với mức giá trồi sụt
đan xen. Trong đó, mức tăng cao nhất được ghi nhận vào tháng 11 là 18.000
đồng/bình, nâng giá gas bán lẻ phổ biến khoảng 400.000 - 410.000 đồng/bình...
Bỗng nhiên giá
gas trên thị trường thế giới từ đầu tháng 12 bán ở mức trên 1.162,5 USD/tấn,
tăng khoảng 267,5 USD/tấn so với hồi đầu tháng 11. Đây là mức giá cao nhất
trong vòng 15 tháng qua. Do vậy, bắt đầu từ ngày 1-12, giá bán lẻ gas trong
nước sẽ được các đơn vị cung cấp gas điều chỉnh tăng từ 70.000-80.000
đồng/bình 12 kg. Với mức giá tăng mới này, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng
sẽ tăng lên 475.000-485.000 đồng/bình 12 kg, đây là mức giá cao nhất, tương
đương mức kỷ lục hồi tháng 3-2012 (470.000 - 480.000 đồng/bình khi giá gas
thế giới là 1.205 USD/tấn).
Không nằm trong
mặt hàng nhà nước định giá, cũng không bị quản lý chặt chẽ như giá xăng dầu
nhưng theo quy định, gas thuộc diện nhà nước quản lý nên doanh nghiệp (DN)
phải đăng ký, kê khai giá, nếu muốn điều chỉnh giá phải báo cáo. Việc giá gas
tăng cao như vậy, một câu hỏi đặt ra: Cơ quan quản lý có vai trò gì trong
việc quản lý giá một trong những mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng lớn đến đời
sống dân sinh?
Hiện Việt Nam
nhập khẩu gas hơn 50% và nguồn gas sản xuất chỉ đáp ứng gần 50% nhu cầu tiêu
dùng trong nước. Do vậy, phải chấp nhận một thực tế giá gas ở Việt
Tuy nhiên, điều
đáng nói ở đây là khi giá gas thế giới tăng thì giá bán lẻ trong nước tăng
theo với mức nào là hợp lý. Theo các chuyên gia, mức chênh lệch quá lớn giữa
giá nhập khẩu và giá bán lẻ trong nước từ 125.000-155.000 đồng/bình 12 kg như
hiện nay là phi lý, khó chấp nhận. Cách tính chi phí kinh doanh quá cao,
không hợp lý cũng như khâu trung gian được hưởng lợi lớn gây thiệt hại cho
người tiêu dùng. Đúng ra, giới kinh doanh chỉ nên chia sẻ phần lợi nhuận
khoảng 50.000 đồng/bình 12 kg, còn cả trăm ngàn đồng chênh lệch nên trả lại
cho người tiêu dùng mới hợp lý.
Thế nhưng,
trong thực tế, các DN đầu mối và đại lý ấn định giá nào thì người tiêu dùng
biết giá đó. Bộ Tài chính chỉ kiểm soát giá gas thông qua đăng ký giá của DN.
Giá gas tăng mạnh là do các DN và đại lý không chia sẻ với người tiêu dùng,
luôn giữ mức lợi nhuận tới 30%. Người tiêu dùng còn bức xúc hơn là nhiều khi
các đại lý bán lẻ còn đẩy giá lên thêm nữa. Và mỗi cửa hàng mỗi giá khác
nhau, có khi chênh lệch tới 20.000-30.000 đồng/ bình...
Với việc tăng
sốc giá gas lần này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 12
và cả năm 2013. Còn với người tiêu dùng, trong tình hình thu nhập không
được cải thiện, việc gas tăng giá mạnh đã và đang khiến nhiều gia đình vô
cùng lo lắng. Điều đó cho thấy tầm quan trọng trong việc quản lý thị trường
gas và việc minh bạch giá gas để bình ổn giá mặt hàng này. Đã đến lúc cơ
quan chức năng cần phải có biện pháp cấp bách thực hiện trách nhiệm quản lý
của mình.
(Theo Người Lao
động) PGS, TS Ngô Trí Long
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét