Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

07:46

 Anh nông dân và phương pháp phát hiện bệnh dại đơn giản, tránh tiêm phòng nhầm

 
Anh Trai đang tiến hành khám cho một người đến nhờ chuẩn đoán do bị chó cắn.
Tuy làm “hai lúa” thứ thiệt nhưng anh Nguyễn Văn Trai ở Lạng Giang, Bắc Giang lại rất nổi tiếng với phương pháp phát hiện bệnh chó dại cắn chuẩn xác. Chỉ khoảng dăm bảy phút - bằng cách dùng một loại lá cây thử trên da của người bị chó mèo cắn - là anh có thể xác định được người bị cắn có nhiễm virus dại hay không. Với phương pháp rất đơn giản và không tốn tiền này, anh đã chẩn đoán cho hàng trăm người, giúp họ không phải đi tiêm phòng khi chưa biết mình có bị nhiễm bệnh dại hay không.
Cách kiểm tra bệnh dại đơn giản
Bệnh dại là một bệnh cực kì nguy hiểm do chó mèo mang mầm bệnh cắn vào con người hoặc vô tình cũng có thể lây nhiễm từ vật mang bệnh. Căn bệnh này đã gây ra nhiều cái chết thương tâm nếu người bệnh không kịp thời phát hiện. Hiện nay, chưa có biện pháp nào phát hiện được người bị chó mèo cắn có bị nhiễm bệnh dại hay không, trừ phi theo dõi con vật cắn phát cơn dại. Nhưng với những trường hợp bị chó mèo lạ cắn, không theo dõi được hay bị chó mèo liếm vào vết thương thì rất khó xác định. Thường người ta lựa chọn phương pháp là tiêm phòng vaccine bệnh dại để an toàn. Việc tiêm phòng với người bị bệnh là cần thiết, nhưng với những người không bị bệnh nhất là trẻ em thì lại gây ảnh hưởng sức khỏe do tác dụng phụ của vaccine và việc tiêm phòng cũng khá tốn kém.
Nhưng anh Nguyễn Văn Trai (SN 1971), trú tại thôn Đại Giáp, xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang có một phương pháp rất đơn giản là dùng lá thuốc nam thử trên da của người bị chó mèo cắn là có thể biết được người đó có bị nhiễm virus bệnh dại hay không. Theo anh Trai, khi dùng lá sát vào da của người nghi bị nhiễm, nếu da nổi mẩn đỏ sẫm màu là người đó đã bị nhiễm bệnh dại, chỉ ửng đỏ bình thường thì không sao.
Lá dùng để thử phải là lá tươi, dùng ngay trong ngày thì mới có tác dụng, để đến hôm sau lá khô, kết quả thử không rõ, nên tuyệt đối không được dùng vì có thể nguy hại đến người bệnh. Loại lá dùng để thử là một cây thuốc nam quý nên được gia đình trồng ngay trong vườn, tiện cho việc chẩn đoán giúp người bệnh. 
Cách kiểm tra bệnh phát hiện và chữa bệnh dại này đã được truyền ba đời trong nhà anh Trai. Nhưng đến nay, anh Trai không chữa nữa mà chỉ khám để phát hiện bệnh dại. Lý giải cho việc không còn giữ cách chữa trị bệnh dại bằng thuốc nam của cha ông, anh nói: “Do tôi ham mê cây cảnh nên cũng không dành được nhiều thời gian cho nghề thuốc, với lại bây giờ có tiêm phòng vaccine, nên tôi cũng ngại dùng thuốc vì chữa bằng thuốc rất công phu”.
Theo anh Trai, việc bào chế thuốc phải kết hợp từ 9 vị thuốc nam và phải cân đo chuẩn xác để các vị thuốc không phản tác dụng của nhau, rồi cô thành dạng viên dùng để uống. Chữa trị bằng thuốc nam trong trong một tuần sẽ khỏi, phương pháp này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cũng không có tác dụng phụ. Thuốc khi bào chế xong chỉ dùng được trong thời gian ngắn, trong khi hiện nay tỉ lệ người bị nhiễm bệnh dại rất ít, hàng trăm người đến đây khám mới có một, hai người bị nhiễm, nên dùng thuốc rất khó. Hiện hàng ngày, vẫn có hàng chục người từ khắp các nơi đến nhờ anh Trai khám xem có bị nhiễm bệnh hay không. Việc chẩn đoán rất quan trọng, đặc biệt là với các cháu nhỏ.
Theo anh Trai, việc xác định người bị bệnh dại theo phương pháp dùng lá thuốc nam của gia đình anh là chuẩn xác tuyệt đối. Anh nói: “Đây là việc liên quan đến tính mạng con người nên không chính xác thì chẳng ai dám làm, nếu sai một trường hợp nào thì cũng phải bỏ nghề luôn chứ không thể giữ nghề đến bây giờ”. 
Điều này cũng được phó trưởng thôn Đại Giáp là bà Nguyễn Thị Dinh xác nhận là: “Việc hành nghề của gia đình anh Trai có từ lâu. Từ trước đến nay, những người đến đây dùng phương pháp chẩn đoán và chữa trị bệnh dại của gia đình anh Trai chưa thấy trường hợp nào phản ánh là chẩn đoán sai hoặc không chữa được”.
Trong vòng 5 ngày kể từ khi bị cắn, người bệnh đến kiểm tra sẽ có kết quả chính xác nhất. Nếu bị chó dại cắn, tùy thể trạng từng người hoặc do mức độ nghiêm trọng của vết cắn mà thời gian phát bệnh sẽ nhanh hay chậm. Cũng giống như tiêm phòng, việc chữa trị là cần thiết bởi khi đã lên cơn dại thì vô phương cứu cứu chữa. Thời gian phát bệnh sớm là 15 ngày, còn thường là một tháng, có những trường hợp ủ bệnh vài tháng và hàng năm cũng có. 
Bài thuốc quý từ chạy loạn
Theo anh Trai, bài thuốc này do ông nội của anh học được từ một ông lang người dân tộc. Khi chạy loạn lúc thời Pháp thuộc, ông nội của anh và một số người trong đoàn bị một con chó dại cắn. Khi đoàn chạy đến một bản người Dao dừng lại và chuẩn bị hậu sự cho mấy người bị cắn, vì trong đoàn đã có người bị chết vì phát bệnh. Đúng lúc đó, một thầy lang trong bản biết sự việc đã ra tay cứu giúp, cả mấy người đều thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”, không một ai bị lên cơn dại nữa. Biết ơn của thầy lang người Dao đó, hàng năm những người được cứu chữa đều tìm đến tạ ơn. Vì nhận thấy ông nội của anh Trai có tư chất tốt, nên ông lang đã truyền lại bài thuốc cho. 
Theo anh Trai, không phải ai cũng có thể sử dụng được bài thuốc nam này. Vì thế, trong số 8 anh em, chỉ có mỗi mình anh Trai là có thể sử dụng được bài thuốc nam này. Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh dại rất hay và quý cần được nghiên cứu và mở rộng.
(Theo Lao động) Nguyễn Huệ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét