07:45
Những hủ tục 'sex' tại một số lễ hội cổ
truyền
Những năm đầu của thế kỷ XX, ở miền Bắc Việt
Thế nhưng, cuộc sống hiện đại ngày nay
đã khiến những lễ hội này chỉ còn vang bóng và biến tướng thành nhiều huyền
tích khác nhau.
Đêm rã đám làng La và
câu chuyện nam nữ được tự do “yêu đương” mà không sợ làng bắt vạ
Theo các tài liệu dân tộc học và văn hóa
học chép về lễ hội làng La (thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông xưa, nay thuộc
phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) thì trong đêm rã đám, trai gái trong
làng có thể mặc sức ve vuốt, ôm ấp, thậm chí là có quan hệ “yêu đương”. Những
người phụ nữ có thai trong những ngày này sẽ không bị làng phạt vạ như những
trường hợp khác.
Cả năm mới có một đêm
Làng La Khê
Sau khi kết hôn, ngài đưa vợ về làng La
sinh sống. Đến đời Vua Hùng Duệ Vương, thú dữ hoành hành làm hại con người,
vua cho mời dũng sĩ về dẹp trừ. Ngài bèn ra sức giúp vua đuổi lui bầy thú dữ,
bảo vệ dân làng. Sau cùng, ngài diệt được chúa sơn lâm là con “hổ lang mép
vàng” hung dữ nhất. Nhờ công lao to lớn đó nên khi ngài mất, vua phong làm Đô
đốc Linh ứng Đại vương và người dân tôn làm thành hoàng làng.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu văn hóa Toan
Ánh lại chép trong công trình nghiên cứu của mình về lễ hội này như sau: “Vị
thành hoàng làng lúc sinh thời vốn là một tên đạo chích, lại dâm bôn, chết
nhằm giờ thiêng được dân làng thờ phụng”. Cũng vì thành hoàng làng là đạo chích
nên lễ hội chính diễn ra vào buổi đêm và phải tắt đèn. Vì thế, người dân sau
này gọi đây là lễ hội Tắt đèn. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 7 tới ngày mùng 10
tháng giêng hằng năm.
Nguyên vào hôm cuối của buổi lễ (tức là
tối ngày mùng 10 tháng giêng) có diễn ra lễ rước thành hoàng làng từ miếu của
làng hồi cung (rước về đình làng). Trước kia, lúc rước thần hồi cung thì toàn
thể dân làng phải tham dự, từ nam phụ lão ấu, bà già, con gái còn son trẻ hay
đã có chồng. Lễ hội kết thúc bằng đám tế đêm và mọi người chen chúc để xem tế
dưới ánh đèn. Vì là ông thần ăn trộm nên phải tắt đèn thì ngài mới hành sự
được (trong thần phả thì ghi là diễn lại sự tích bắt hổ). Khi buổi lễ được tổ
chức trong hoàn cảnh đèn nến đã tắt, dân làng cũng nhân cơ hội mà “ăn trộm
lẫn nhau”.
Nhà nghiên cứu Toan Ánh chép như sau:
“Khi đèn nến tắt hết, họ muốn làm gì nhau thì làm. Đèn chỉ tắt trong khoảng
một giờ. Tha hồ họ sờ soạng nhau, ông già sờ cô gái trẻ, cậu trai 18 lại nắm
phải bà già... họ sờ chỗ này, họ sờ chỗ khác, rồi từ chỗ sờ soạng họ còn đi
xa hơn nữa. Có tiếng cười rúc rích, có tiếng chí chóe ồn ào, lại có hơi thở
mạnh. Dân làng cứ ăn trộm nhau cho tới khi đèn được thắp lên thì buổi tế coi
như xong và lễ hội kết thúc”.
Theo lời truyền lại, năm nào làng La
không thực hiện tục này thì trong làng, xã sẽ sinh ra lắm điều ngang trái,
người vật chết chóc, mùa màng thất thu, buôn bán thua lỗ... Cũng tương truyền
rằng, con gái mà lỡ có thai trong dịp hội làng thì sẽ không bị làng phạt vạ
và không bị coi là vi phạm thuần phong, đạo đức. Ngược lại, làng sẽ giảm cho
một nửa số tiền nộp cheo khi cưới vì cho rằng, có thai vào ngày đấy là được
thánh ban lộc và năm đó làng sẽ gặp thuận lợi trong làm ăn sinh sống. Vì thế,
ca dao mới có câu rằng “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy/Vui thì vui vậy chẳng tày
rã đám làng La”.
Thế nhưng, cổ tục này ngày càng mai một
dần và biến mất hẳn trong đời sống xã hội hiện đại. Hiện nay, vẫn còn một số
ý kiến cho rằng lễ hội làng La chỉ là một lễ hội diễn lại sự tích nhân vật
lịch sử chứ không liên quan gì đến yếu tố phồn thực. Nó bị phủ lên một câu
chuyện mang đậm yếu tố lịch sử và thế hệ con cháu làng giờ không ai còn nhớ
tục lệ độc đáo của cha ông nữa.
Bị thay thế bằng huyền tích vị thần đánh
hổ
Thực tế, lễ hội Tắt đèn không chỉ là đặc
trưng riêng của làng La mà ở khá nhiều nơi cũng có tục này như lễ hội làng
Niệm Thượng (huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh – nay là huyện Quế Võ), làng Ngô
Xá (huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh - nay là huyện Quế Võ)... Tất cả những lễ
hội như vậy đều mang tính giải thiêng, chống lại những luật lệ hà khắc của xã
hội phong kiến xưa và cho phép con người trở lại với tự nhiên trong một thời
gian ngắn.
Trò chuyện với phóng viên, cụ Nguyễn Văn
Trinh -Trưởng ban khánh tiết đình La Cả - cho biết: “Làng La cổ trước kia bao
gồm làng Dương Nội và làng Ỷ La, trong đó làng Dương Nội đóng vai trò chủ
chốt trong việc tổ chức hội lễ cho cả làng và có quyền cắt cử người trong
trông nom đình. Các cụ xưa tổ chức lễ hội làng từ ngày mùng 7-15 tháng giêng
và được tổ chức 5 năm một lần. Nếu dân làm ăn thịnh vượng thì dân làng sẽ tổ
chức lễ hội 3 năm một lần. Hiện nay, chúng tôi tổ chức lễ hội từ ngày mùng
7-10 tháng giêng”.
Cũng theo cụ Nguyễn Văn Trinh, vào đêm
rã đám hội làng, người dân sẽ rước thành hoàng làng từ miếu của làng hồi
cung, đồng thời diễn lại thần tích cụ Đương Cảnh Công đánh hổ. Tục này còn
gọi là “đánh bệt”. Điều đặc biệt là trong quá trình diễn lại thần tích này,
đèn, nến phải tắt hết. Một người sẽ đóng giả hổ, chui từ gầm hậu cung ra vồ
người và quá trình đánh hổ diễn ra. Người đóng vai “hổ lang mép vàng” là một
tráng niên tự nguyện đảm nhiệm khoác lên mình bộ da hổ được thửa công phu như
thật. Hàng chục quan viên, tư văn sắm vai người đi săn. Hổ sẽ chạy mấy vòng
quanh để cho đội săn đuổi bắt dưới sự trợ giúp của đội đóng giả chim kêu,
vượn hú và trống chiêng rồn rập. Không khí náo nhiệt cho đến khi buổi lễ kết
thúc. Ông từ sẽ chuyển ngai của thánh lên ban thờ trong thượng cung và lễ hội
kết thúc.
Hiện nay, dân làng La không còn ai nhớ
tới cổ tục tắt đèn ngày xưa nữa. Cụ Nguyễn Văn Trinh cũng nói rằng không biết
tới tục lệ kỳ lạ của tổ tiên. Tuy nhiên, cũng có một số cách nhìn nhận khác.
Tương truyền rằng, khi diễn ra trò đánh bệt thì tất cả đèn, đuốc đều tắt (tắt
từ hai đến ba tiếng). Lúc đó, đình làng còn rậm rạp nhiều cây cối. Lúc này
trai gái tự do gặp gỡ nhau, hoặc trong quá trình đuổi đánh bệt (trong đêm
tối) thì trai gái cũng va chạm vào nhau, gọi là săn hổ nhưng thực ra đấy là
lúc trai gái tự do đi tìm nhau, ai bắt ai, ai đuổi ai cũng mặc.
Đây là đêm “tháo khoán” nam nữ được tự
do bình đẳng không cần giữ thứ bậc, lễ giáo. Đêm tắt đèn và trò trai gái tự
do đùa nghịch là tục bắt buộc phải có của hội Rã La, các cụ trong làng bảo
rằng tục này sẽ làm cho mùa màng sinh sôi, nảy nở, tươi tốt vì sinh lực của
con người truyền xuống đất, đất lại truyền lại cho cây cối. Đây cũng có thể
coi là một biến thể mới của tục “tắt đèn” khi xưa, tuy nhiên nó không đặc sắc
bằng.
Thời nay, những cụ bô lão trong làng đều
về với tiên tổ, lớp người mới không còn biết gì về tục lệ đầy phóng khoáng
của cha ông nữa. Bởi thế, yếu tố phồn thực trong lễ hội này gần như đã mất
hẳn và không thể phục hồi. Ngày nay, nó biến thành một lễ hội về nhân vật
lịch sử thuần túy và những điều còn rơi rớt, có chăng chỉ là tục tắt đèn tế
lễ lúc buổi đêm.
Theo Lao
Động
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét