09:10
Cô dâu Việt bị rao như món hàng ở
Trung Quốc
Trước và sau ngày Lễ Độc thân ở Trung
Quốc (11/11), báo chí nước này lại đua nhau viết về phong trào lấy cô dâu VN,
trong đó thể hiện cô dâu Việt bị rao như món hàng.
Cơn sốt lấy cô dâu Việt đã khiến phóng viên Tân Hoa xã Dương Uy
sang tận Việt
Bài báo phân tích việc lấy cô dâu Việt đang là lựa chọn của nhiều
đàn ông Trung Quốc (TQ), bởi các cô dâu Việt ưa nhìn, cần cù chăm chỉ, không
đòi hỏi nhà lầu, xe hơi... Chi phí lấy một cô dâu Việt khá rẻ, khiến những
thanh niên nghèo, thu nhập kém, sinh sống tại nông thôn TQ vẫn có thể chi trả
được, tạo nên luồng cầu cấp thiết, nảy sinh kẽ hở cho những kẻ môi giới trục
lợi và từ đó sinh ra không ít biến tướng lừa đảo.
“Bảo hành trong 1 năm”
Báo Thanh Niên Bắc Kinh ngày 9/11 cũng cho hay trước ngày Lễ Độc
thân (11/11), trang web của một tập đoàn môi giới cô dâu Việt đã tung ra hoạt
động mời cư dân mạng sang VN ngắm cô dâu Việt “khỏa thân”, thu hút 20.000 đàn
ông độc thân nước này đăng ký tham gia.
Theo phóng viên Lý Triết Vỹ của Thanh Niên Bắc Kinh, tổ chức này
đã quảng bá sự kiện trên ở nhiều diễn đàn xã hội. Ông Quách, người phụ trách
một công ty môi giới cô dâu Việt tại Bắc Kinh, cho biết: “Các cô dâu Việt đều
ở độ tuổi dưới 25, sinh sống rải rác ở mười mấy tỉnh thành tại VN. Khi có
đoàn sang coi mắt, họ sẽ được thông báo tập hợp tại một TP.
Lễ coi mắt sẽ diễn ra tại một tiệm ăn, hoặc quán cà phê nhằm
tránh sự phát hiện của giới chức trách. Phí phiên dịch và môi giới sẽ từ
khoảng 300 - 500 USD/lần, nếu môi giới thành công sẽ giao tiếp 2.000 USD. Chi
phí cưới trọn gói chỉ tốn 50.000 tệ/cô dâu”.
Bài báo Ký sự lấy vợ Việt đăng trên báo mạng Tin tức Cửu Giang
cuối tháng 9/2013 của PV Dương Huy, cho biết việc lấy cô dâu Việt đã thịnh
hành từ sau thập niên 90 thế kỷ 20 với phần lớn cô dâu được gả vào tỉnh Quảng
Đông.
Tuy nhiên, đàn ông TQ lấy vợ Việt giai đoạn này chủ yếu chỉ để có
thêm nhân công lao động. Nay việc rao gả cô dâu Việt đã trở nên quá thịnh
hành như một sản phẩm thông dụng trên nhiều trang web môi giới hôn nhân. Chỉ
cần liên hệ bất kỳ web môi giới nào, cánh đàn ông TQ ở mọi miền đất nước này
cũng được bảo đảm “lấy được vợ Việt trẻ từ độ tuổi 18 - 26, đảm bảo trinh
tiết; nếu trong vòng 1 năm, cô dâu bỏ chạy sẽ đền cho cô khác”.
Truyền thông TQ nhận định việc các cô dâu Việt chịu lấy chồng đại
lục chủ yếu do muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó, hy vọng thông qua hôn nhân để
thay đổi cuộc đời. Theo báo Buổi sáng Hải Tây ngày 25/9, tổng số cô dâu Việt
“nhập khẩu” vào TP.Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến hiện đã lên tới 900. Trong đó
có những thôn cô dâu Việt tập trung rất đông, tới 100 cô.
Chính quyền buông lỏng
Thực tế, phần lớn các cô dâu Việt lấy chồng qua hình thức môi
giới hôn nhân đều vỡ mộng sau khi sang nhà chồng, bởi các chú rể hầu hết là
nông dân, sinh sống tại các vùng sâu vùng xa, thiếu thốn đủ đường về điều
kiện vật chất. Các cô dâu Việt phải đối mặt với nhiều khó khăn như bất đồng
ngôn ngữ; không hợp thời tiết, thực phẩm, phong tục tập quán; phải lao động
nặng; bị khinh rẻ, coi thường... thậm chí còn bị bạo hành gia đình hoặc bạo
dâm. Nhiều cô dâu Việt do không thích ứng nổi cuộc sống xa xứ, đã tìm cách bỏ
chạy lấy người.
Ngược lại, nhiều chú rể TQ cũng bị các công ty môi giới lừa, theo
Tân Hoa xã ngày 23/11/2013. Trên nhiều diễn đàn và bài báo điều tra từ phía
TQ, không ít chú rể bị mất cô dâu sau khi kết hôn không bao lâu và khi quay
lại bắt đền người môi giới thì đều bị cự tuyệt, không hề giống như lời cam
kết ban đầu.
Đặc biệt, trang web môi giới www.008486.com do Phan Thị Mỹ Tiên
(một cô dâu VN) điều hành tại TP.Nam Ninh từng bị tố đã lừa đảo ít nhất gần
chục chú rể, mai mối cho họ các cô dâu đã có gia đình và đều có kế hoạch bỏ
trốn hoàn hảo. Đã từng xảy ra việc chú rể uất ức vì mất tiền, mất vợ, không
kiềm được cơn tức giận đã đâm chết kẻ môi giới và bản thân phải bỏ trốn tha
hương sang Campuchia, theo một số diễn đàn ở TQ.
Điều đáng nói, từ năm 1994, Quốc vụ viện TQ đã ban hành quy định
“tăng cường quản lý hôn nhân có yếu tố nước ngoài”, trong đó nghiêm cấm thành
lập mọi cơ quan tổ chức môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Mọi cá nhân
và cơ quan môi giới hôn nhân trong nước đều bị coi là vi phạm pháp luật khi
tham gia vào việc môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài...
Thế nhưng, suốt thời gian qua, chưa thấy TQ bắt giam, hoặc công
khai xét xử bất kỳ tổ chức nào hành nghề môi giới hôn nhân với cô dâu Việt,
đồng thời cũng chưa có những biện pháp ngăn chặn mạnh trên internet, để mặc
trào lưu kinh doanh này ngày càng lan rộng.
Gõ từ khóa 4 chữ “Cô dâu Việt Nam” bằng tiếng Hoa lên google.cn giờ
đây đã thu được 7,04 triệu kết quả, tăng một cách chóng mặt so với 1 tháng
trước. Lần theo các trang web môi giới hôn nhân chuyên nghiệp, có thể thấy rõ
địa chỉ các công ty môi giới hôn nhân này nằm rải rác nhiều nơi ở TQ như
TP.Nam Ninh và TP.Đông Hưng (Quảng Tây), H.Hà Khẩu (Vân Nam), TP.Hạ Môn (Phúc
Kiến), Hồng Kông... và hầu hết đều có đăng ký kinh doanh rõ ràng với ngành
nghề môi giới hôn nhân.
Theo Thanh Niên
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét