10:13
40
NĂM TRUNG QUỐC ĐÁNH CHIẾM TRÁI PHÉP QUẦN ĐẢO HOÀNG SA:
Sự thừa nhận muộn màng,
nhưng quan trọng
Nhiều tư liệu đã và
đang được giải mật chứng minh, Trung Quốc manh nha âm mưu thôn tính quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu thế kỷ XX và tham vọng bành trướng lãnh thổ của
Bắc Kinh đã lộ rõ khi nước này xua quân đánh chiếm trái phép toàn bộ quần đảo
Hoàng Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.
Hơn 1 năm trước
(5/8/2012), Tân Hoa xã từng đưa tin, Chủ tịch Mao Trạch Đông là người ra lệnh
dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt
Mao Trạch Đông
Tân Hoa xã cho biết,
đầu năm 1974, Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai cùng Nguyên soái
Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp để bàn mưu đánh chiếm quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng khi đó giới truyền thông Trung Quốc lại cố tình
bóp méo sự thật lịch sử với cái gọi là “cuộc chiến phản kích tự vệ trên
biển”. Tuy nhiên, khi Trung Quốc tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa là của mình, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và
chính quyền Việt Nam cộng hòa đều bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc phi lý,
và vô hiệu của Bắc Kinh. Và thấy rõ âm mưu của Bắc Kinh trong việc xâm chiếm
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nhận được sự đồng tình của Mỹ), ngày
15/1/1974, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã điều 3 tàu khu trục và một tàu hộ
vệ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm (gồm Trăng Khuyết và Nguyệt Thiềm) thuộc quần đảo
Hoàng Sa để tăng cường phòng thủ và bắn pháo vào đảo Hữu Nhật, nơi Trung Quốc
vừa cắm trộm cờ.
Ngày 17/1/1974, các
chiến hạm của chính quyền Việt Nam cộng hòa đã giành lại quyền kiểm soát đảo
Hữu Nhật và Quang Ảnh. Cũng trong ngày 17/1/1974, binh lính của Hạm đội Nam
Hải đã phối hợp với quân thuộc quân khu Hải Nam tiến ra 3 đảo Tấn Liễu, Thâm
Hàng và Quảng Kim của quần đảo Hoàng Sa. Ngay trong đêm 17/1/1974, khi nhận
báo cáo tình hình từ Trường Lý Lực, Phó cục trưởng Cục Tác chiến thuộc Bộ
Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc, Thủ tướng Chu Ân Lai đã cùng với Nguyên
soái Diệp Kiếm Anh làm báo cáo khẩn gửi Chủ tịch Mao Trạch Đông đề nghị điều
quân ra đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa. Khi nhận được báo cáo khẩn do
Thủ tướng Chu Ân Lai và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh đưa
tới, Chủ tịch Mao Trạch Đông đắn đo, cân nhắc và không ngủ được bởi 10 giờ
sáng hôm sau ông vẫn chưa ngủ dậy.
Sau khi ngủ dậy, Chủ
tịch Mao Trạch Đông tiếp tục đọc báo cáo rồi suy nghĩ khá lâu bởi ông khá
quen thuộc tình hình quần đảo Hoàng Sa, cũng như mọi động hướng tại đây của
chính quyền Việt Nam cộng hòa mấy năm gần đây. Và Chủ tịch Mao Trạch Đông đã
phê vào bản báo cáo của Thủ tướng Chu Ân Lai và Nguyên soái Diệp Kiếm Anh 2
chữ “Đồng ý”, đồng thời giao cho Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm
Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân đội Trung Quốc đánh chiếm quần
đảo Hoàng Sa. Sau khi nhận “thánh chỉ”, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp
Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình đã điều binh khiển tướng, quyết đánh chiếm quần
đảo Hoàng Sa.
Đích thân Thủ tướng
Chu Ân Lai gọi điện cho Cục Tác chiến, hỏi chi tiết tình hình quần đảo Hoàng
Sa. Sau đó Thủ tướng Chu Ân Lai còn sửa phương án tác chiến do Cục Tác chiến
soạn thảo, đồng thời trả lời Quân khu Quảng Châu về việc điều động binh lực.
20 giờ ngày 17/1/1974, được sự ủy nhiệm của Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ
tướng Chu Ân Lai chủ trì hội nghị đánh Hoàng Sa với sự có mặt của các đơn vị
hữu quan. Sau đó, mặc dù trời đã khuya, nhưng Thủ tướng Chu Ân Lai vẫn chủ
trì hội nghị Bộ Chính trị và đề nghị Quân ủy Trung ương thành lập tổ lãnh đạo
gồm 5 người do Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh đứng đầu, cùng
Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Đặng Tiểu Bình và Trần Tích Liên tham gia
để xử lý mọi công việc của Quân ủy Trung ương và tác chiến khẩn cấp. Sau khi
thống nhất các phương án, Thủ tướng Chu Ân Lai và Vương Hồng Văn liên danh
báo cáo lên Chủ tịch Mao Trạch Đông. Một lần nữa Chủ tịch Mao Trạch Đông đồng
ý với kế hoạch đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Theo mệnh lệnh của
Quân ủy Trung ương, Quân khu Quảng Châu điều tàu số 396, 389 thuộc Hạm đội
quét thủy lôi của Hạm đội Nam Hải và tàu số 271, 274 thuộc Đại đội 73 săn tàu
ngầm ở căn cứ Du Lâm, tiến vào vùng biển gần quần đảo Vĩnh Lạc, Hoàng Sa.
Đồng thời cử 4 Trung đội dân quân lần lượt tiến vào đóng tại 3 đảo Tấn Liễu,
Thâm Hàng, Quảng Kim. Ngoài ra, Quân khu Quảng Châu còn điều tàu số 281, 282
thuộc Đại đội 74 săn tàu ngầm tiến vào vùng gần đảo Vĩnh Hưng, Hoàng Sa làm
nhiệm vụ chi viện; ra lệnh cho Trung đoàn 22 không quân thuộc Hạm đội Nam Hải
cử 2 máy bay bay tuần tra trinh sát trên vùng trời đảo Vĩnh Lạc…
Sáng sớm ngày
19/1/1974, Thủ tướng Chu Ân Lai đề nghị Nguyên soái Diệp Kiếm Anh triệu tập tổ
lãnh đạo kể trên để thông báo quyết định bổ sung thêm Tô Chấn Hoa vào tổ này
nhằm nghiên cứu, thảo luận phương án tác chiến cụ thể tại quần đảo Hoàng Sa.
Sau đó, Thủ tướng Chu Ân Lai còn gọi điện cho Bộ Tổng Tham mưu cho biết: hôm
nay có khả năng khai hỏa, nên quyết định thành lập tổ lãnh đạo để thay mặt
Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương giải quyết các vấn đề có liên quan tới
tác chiến tại quần đảo Hoàng Sa. Tổ lãnh đạo này gồm 6 người (Diệp Kiếm Anh,
Đặng Tiểu Bình, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Trần Tích Liên, Tô Chấn
Hoa) do Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình phụ trách chung. Ngay sau
đó, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình cùng 4
thành viên của tổ lãnh đạo đã tới Cục Tác chiến để trực tiếp chỉ huy cuộc chiến
đánh Hoàng Sa.
Khi đó tàu 396, 389
nhận lệnh ngăn chặn tàu khu trục Lý Thường Kiệt và tàu hộ vệ Sóng nổi giận
của chính quyền Việt Nam cộng hòa; còn tàu săn tàu ngầm số 271, 274, 281 và
389 được lệnh giám sát 2 tàu khu trục Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng của
chính quyền Việt Nam cộng hòa. 10 giờ 25 phút sáng 19/1/1974, binh lính Trung
Quốc khai hoả, đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. 11 giờ 32 phút cùng ngày, Trung
Quốc tăng viện và bắn chìm chiến hạm của hải quân chính quyền Việt Nam cộng
hoà và cưỡng chiếm trái phép hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Khi nghe tin tàu hộ
vệ của chính quyền Việt
Sau khi Trung Quốc
ngang nhiên chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã
thông qua Nguyễn Hữu Chí gửi kháng nghị lên Liên hợp quốc yêu cầu Hội đồng
Bảo an thảo luận vấn đề này. Khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc
Hoàng Hoa đã giảo biện cho hành động xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh
vừa tiến hành. Ngày 27/2/1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: sẽ thả toàn
bộ 48 sĩ quan, binh lính của chính quyền Việt Nam cộng hòa và một sĩ quan
liên lạc Mỹ bị bắt trong cuộc chiến xâm lược trái phép quần đảo Hoàng Sa. Đến
tháng 5/1974, Quân ủy Trung ương Trung Quốc quyết định điều gấp 3 tàu hộ vệ
mang tên lửa từ Hạm đội Đông Hải chi viện cho Hạm đội Nam Hải nhằm duy trì sự
chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
(Theo Petrotimes) Đông Ngàn - Từ Sơn
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét