10:18
|
|
Ủy ban độc lập chống tham nhũng Hong Kong (ICAC). Ảnh: ICAC
|
"Tôi muốn
so sánh Hong Kong của những năm 70 thế kỷ trước với Argentina
ngày nay", CNN dẫn lời ông Ran Liao, điều phối viên
cao cấp thuộc Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI). Căn cứ theo chỉ số tham nhũng
mới nhất của tổ chức này, Argentina
thuộc hàng các nước có tỷ lệ tham nhũng cao, chỉ đạt mức điểm 34/100 và xếp
thứ 106.
Hong Kong hiện
tại đạt mức điểm 75, đứng thứ 15 trên 177 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc
diện điều tra, trên cả Nhật Bản (thứ 18) và Mỹ (thứ 19).
Quá trình thay
đổi chỉ được bắt đầu từ sau các cuộc biểu tình của cư dân Hong Kong năm 1974,
vào lúc cảnh sát trưởng thành phố Peter Godber bỏ trốn khi bị điều tra với
các cáo buộc tham nhũng.
Vụ việc này
buộc chính quyền thành phố thành lập Ủy ban độc lập chống tham nhũng (ICAC),
với quyền hạn điều tra rộng khắp. Những thay đổi này không chỉ nhằm vào các
quan chức. "Cách tiếp cận của Hong Kong
có ba hướng chính, bao gồm biện pháp trừng phạt, công tác giáo dục và phương
án phòng ngừa", ông Liao cho biết.
Công tác giáo
dục chống tham nhũng được bắt đầu trường mẫu giáo. ICAC hư cấu ra các tình
huống đạo đức khó xử mà nhân vật trung thực luôn là người chiến thắng.
"Chúng tôi không dạy học sinh luật pháp mà định hướng giá trị sống cho
các em", bà Monica Yu, giám đốc Trung tâm phát triển đạo đức Hong Kong thuộc ICAC, cho biết.
Sau khi áp dụng
biện pháp trên với hai thế hệ, thái độ của người dân Hong
Kong trước vấn đề tham nhũng đã có sự biến chuyển lớn.
"Chúng tôi dùng thang điểm 0-10 để đánh giá mức độ chịu đựng của người
dân trước tệ nạn tham nhũng. 0 là chỉ số tuyệt đối không chấp nhận và 10 mang
ý nghĩa hoàn toàn chấp nhận. Chỉ số của 10 năm trở lại đây dao động ở mức 0,7
hoặc 0,8", bà Yu cho biết. "Người dân Hong
Kong ngày nay không bao giờ chấp nhận các hành vi tham
nhũng".
Bà Yu cũng cho
hay, việc người dân Hong Kong không khoan dung trước các hành vi phạm luật
còn có tác dụng tăng cường nền tảng đạo đức của xã hội trên cả việc công cũng
như việc tư. Những người phạm luật sẽ bị bạn bè, đồng nghiệp đặt biệt danh và
sỉ nhục.
"Mọi người
thường xuyên đến ICAC để tố cáo những hành vi mà họ nghi ngờ là phạm luật.
Điều này hoàn toàn khác biệt so với thời điểm trước khi ICAC được thành
lập", bà Yu nói.
|
Năm ngoái, người dân Hong Kong biểu tình ủng hộ việc ông
Tăng Âm Quyền, nguyên trưởng đặc khu, bị ICAC điều tra về các cáo buộc
tham nhũng. Ảnh: Caijing
|
Giải thích về
thành công lớn này của Hong Kong , ông Liao
cho biết: "Trước khi ICAC được thành lập, không ai nghĩ ra biện pháp
tổng hợp trên để phòng chống tham nhũng". Nếu chỉ coi nhà tù như biện
pháp duy nhất, thì sẽ không có một cuộc chiến chống tham nhũng thực sự.
"Trừng
phạt đồng nghĩa với việc bạn khẳng định đó là hành vi sai trái. Đề phòng cũng
rất quan trọng. ICAC sẽ tuyên truyền với những người thuộc các lĩnh vực như
xây dựng và ngân hàng", ông Liao bình luận.
ICAC xuất bản
các sách hướng dẫn cho doanh nhân và xác định các hoạt động có nguy cơ tham
nhũng cao. Cơ quan này cũng tổ chức các buổi nói chuyện nhằm nâng cao hiệu
quả công tác phòng chống tham nhũng trong giới doanh nhân và chính phủ. Trong
các buổi nói chuyện trên, nhân viên sẽ được hướng dẫn, giới thiệu phương pháp
tố giác các hành vi sai trái và cơ quan thụ lý các cáo buộc.
Tâm lý căm ghét
tham nhũng tại Hong Kong khá trái ngược với
Trung Quốc Đại lục. Quốc gia này xếp thứ 80 trong bảng xếp hạng năm nay của
TI. Theo đánh giá của ông Liao, tình trạng trên sẽ khó lòng được cải thiện
trong tương lai gần.
Đố kỵ là một
trong những tâm lý chung của tham quan Trung Quốc. "Các tham quan tại
Trung Quốc sẽ chạy đua xem ai nhận được nhiều hối lộ hơn", ông Liao cho
biết. Theo các cơ quan thông tấn Trung Quốc, truyền thống cho tiền vào các
phong bao đỏ như món quà trong dịp lễ tết đã biến tướng thành hình thức hối
lộ quan chức.
"Thay đổi
về nhận thức là điều quan trọng và cần thiết", ông Liao kết luận.
"Tại Hong Kong, mọi người cảm thấy bị sỉ nhục khi hối lộ".
Đức Dương (theo CNN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét