12:09
NGUYỄN HUỆ CHI “MẦN” CÁI CHI CHI?
NGUYỄN HUỆ CHI VẠCH ÁO THẦY CHO THIÊN HẠ XEM LƯNG
Nguyễn
Huệ Chi, sau khi theo đoàn do
ông Nguyễn Đình Lộc, Cựu Bộ trưởng Tư pháp dẫn đầu (4-2-2013), trao tận tay
cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội bản
“Kiến nghị” về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp và đề xuất thay thế bằng bản “hiến
pháp mới” do chính nhóm của mình soạn, lập tức đã được đài RFA phỏng vấn.Trong
bài DỰ THẢO HIẾN PHÁP: THỬ THÁCH SỰ SỐNG
CÒN CỦA CHẾ ĐỘ, ông ta huyênh hoang trả lời:
“Chúng tôi thấy cần phải đề xuất cho đến cùng. Đến cái
chỗ mà dân tộc Việt Nam hiện nay đang mong muốn, quan tâm nhất. Bản kiến nghị
này hình thành là như vậy”.
Một đặc tính chung của các vị trí thức hãnh tiến là phét
lác, “tôi cao trí thấp tâm tối”, nhưng lại luôn nhân danh những điều
cao cả, luôn thậm xưng, tiếm danh “nhân dân” để thực hiện tham vọng.
Huệ Chi nên nhân danh chính ông và nhóm của ông thôi, không được phép ba hoa
nhân danh “nhân dân” lung tung như vậy!
Vậy Nguyễn Huệ Chi là ai mà thâm thù muốn thay đổi chế độ
đến thế? Phải chăng đã bị cướp công, bị chèn ép, nên muốn đấu tranh thay đổi
thể chế để phát huy được tài năng của mình? Nhưng qua tìm hiểu thì hóa ra lại
ngược lại. Về đường học
vấn, Nguyễn Huệ Chi chỉ “tốt
nghiệp khóa đầu tiên của Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội”,
rồi “tốt nghiệp lớp Đại học Hán học do Viện Văn học tổ chức năm 1968 và
năm 1972”. Nghĩa là Huệ Chi mới có bằng cử nhân văn và học thêm “một
lớp” Hán học, chưa có bằng thạc sĩ, tiến sĩ gì. Vậy mà Huệ Chi vẫn được
phong phó giáo sư năm 1984 và giáo sư năm 1991! Cái điều mà thời bây giờ
người ta có nằm mơ cũng không thấy! Điều
này thì không chỉ riêng Huệ Chi mà nó là đặc thù riêng của một thời. Có điều
có những người như Kỹ sư Trần Đại Nghĩa thì ông không chỉ được nhà nước ta
phong GS mà còn được nước ngoài phong đến Viện sĩ Viện Hàn lâm nữa. Nhưng ông
hoàn toàn xứng đáng bởi những công trạng lớn lao của ông đã được ghi vào
trang sử vàng chói lọi của lịch sử dân tộc. Còn Nguyễn Huệ Chi thì có công
trạng gì? Theo GS Mai Quốc Liêntrong bài Vu
cáo chính trị, mập mờ học thuật cho Nguyễn Huệ Chi chuyên đi “lấy bài nhiều người khác
in, viết Lời giới thiệu rồi đề mình chủ biên”; hoặc “lấy của người…
Sửa có 1 chữ cũng ký tên mình vào! Đúng là “lợn lành chữa thành lợn què… Mà không chỉ có
Như vậy, với bằng cấp và công lao, tài đức như thế, Huệ Chi
vừa được phong GS, vừa được làm Trưởng phòng ở Viện Văn học VN, còn được bầu
làm Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện nữa, thì quả thực đã được nhà nước
quá ưu ái. Lẽ ra Nguyễn Huệ Chi phải cúc cung tận tụy để đền đáp công ơn trời
bể mới phải chứ. Nhưng không, thực tế vị GS này lại luôn hành động ngược lại.
Vậy cụ thể Nguyễn Huệ Chi đã “mần” cái chi chi?
Những ngày hôm nay, Huệ Chi từ viết bài, bênh vực những cá
nhân phạm pháp, tham gia biểu tình gây rối đến việc lập ra trangBauxite Việt Nam lợi dụng mọi chuyện để chống đối,
tất cả đều xuất phát từ những sai lầm trong cốt lõi tư tưởng, thể hiện cụ thể
từ những nhận thức về triết học, khoa học đến chính trị xã hội.
Khởi nguồn có lẽ từ việc Huệ Chi biên soạn cuốn TƯ
TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG GỢI NHỮNG ĐIỂM NHÌN THAM CHIẾU của GS Cao Xuân
Huy. Những tưởng dùng một tên tuổi cỡ GS Cao Xuân Huy, Huệ Chi sẽ có được một
chỗ dựa vững chắc, “bắn một mũi tên trúng hai đích”, vừa có công với
gia đình cụ Cao vừa khuếch trương được “con đường” của mình. Nhưng rồi
vì trí thấp tâm tối, Huệ Chi không thể ngờ rằng mình đã biến tên tuổi người
thầy thành bia đỡ đạn, đã vạch áo thầy cho thiên hạ xem lưng.
Khoảng năm 97, 98 của thế kỷ trước, khi Nguyễn Hòa mới về
làm ở tờ Phụ san VNQĐ còn khá thân với tôi, đã gọi điện nói ý cuốn của cụ Cao
Xuân Huy sai quá, tôi có hiểu về khoa học tự nhiên nên có ý kiến, chính vậy
tôi mới biết đến cuốn TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG GỢI NHỮNG ĐIỂM
NHÌN THAM CHIẾU của GS Cao Xuân Huy, do Nguyễn Huệ Chi soạn, chú và giới thiệu (Nhà xuất bản Văn Học, Hà
Nội, 1995).
Tôi đã tìm đọc cuốn sách và
nhận thấy, nếu trong
tác phẩm này chỉ có phần biên khảo và những giáo trình giảng dạy của cụ Cao
thì không có gì phải bàn. Với mặt bằng tri thức nước ta hồi ấy (cụ Cao ngang
tuổi với ông nội tôi), với công lao là lớp trí thức khai phá mở đường cho nền
giáo dục VN sau cách mạng, cụ hoàn toàn xứng đáng được vinh danh và được xã
hội kính trọng. Tiếc là cuốn sách của cụ lại còn có cả phần cụ đã viết từ rất
lâu, mà cũng không định công bố, về triết học và khoa học, thì cần phải xem
xét theo tinh thần khoa học. Về điều này, GS Trần Thanh Đạm cũng đã có bài
cho rằng Huệ Chi đã sai khi cho xuất bản những trang đó của cụ Cao. Tiếp theo
cũng cần phải coi lại sự ca tụng cụ một cách quá đáng, đầy cảm tính, của
những vị học trò giờ cũng đã là những GS tên tuổi rồi. Như việc cho cụ là “một
hiện tượng đột khởi trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam”, “Việt Nam có triết nhân Cao Xuân
Huy cũng như Trung Quốc có Lão Tử, Trang Tử”. Riêng Nguyễn Huệ Chi,
người học trò đã nhọc công biên soạn cuốn sách thì đã víCao Xuân Huy như “một vầng sáng đã đi
qua lâu rồi nhưng tới nay ánh sáng mới kịp tỏa chiếu”, và cao hơn hết,
Nguyễn Huệ Chi đã xếp thầy mình vào bậc thánh nhân khi gọi Cao Xuân Huy là
một “người hiền”!
Tất cả sự ca tụng trên đây đã không dựa trên một nền
tảng tri thức khoa học, không dựa trên thực tiễn cuộc sống, mà chỉ nương theo
cảm tính, cảm tình, đã cảm nhận những vấn đề triết học, khoa học như cảm thụ
một tác phẩm văn chương, nên đã xúc động thái quá dẫn đến những liên tưởng
quá phong phú. Vì thế sai lầm là tất yếu!
Cụ thể, Nguyễn Huệ Chi, ngoài việc đánh giá cụ là “một
bậc minh triết”, là một nhà “Đạo học”, còn cho rằng cụ đã có một “công
trình triết học”, tránh
cách “tập hợp các trào lưu tư tưởng theo hai dòng phổ biến tâm và vật, mà
tập hợp chúng trong hai hệ thống mới, dựa trên hai phương pháp tư duy khác
biệt nhau về loại: Phương thức “chủ biệt” và phương thức “chủ toàn”.
Trong đó, phương thức “chủ toàn” lấy “tư duy tuệ tính” làm nền
tảng, còn phương thức “chủ biệt” lấy “tư duy lý tính” làm nền
tảng rồi kết luận rằng, phương thức nhận thức thế giới của phương Đông là
đúng đắn và phương Tây là sai lầm.
Như vậy Triết học Mác là triết học duy vật biện chứng tất
cũng bị Huệ Chi cho là sai lầm và bị tư tưởng của Cao Xuân Huy vượt qua! Chưa
hết, cụ Cao còn cho nhà bác học vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học là
Einstein cũng sai nữa.
Bây giờ chúng ta hãy xem cụ thể tư tưởng của GS Cao Xuân
Huy “cao” ra sao và Einstein bị cho là sai như thế nào?
VỀ TRIẾT HỌC:
Về cặp
phạm trù Tâm, Vật, cặp phạm trù cơ bản và quan trọng nhất của triết học
Mác nói riêng và triết học nói chung, GS Cao Xuân Huy cho rằng:
“Loài người đã chia thế giới thành hai hiện thực bao quát nhất, là
tâm và vật... do đó sinh ra nhất nguyên luận duy tâm hoặc duy vật; nhưng cả
hai đều vi phạm logic, vì đã biết tâm và vật chỉ là những bộ phận cấu thành
của thế giới... thì tại sao lại nói tâm là toàn thể, là bản thể của vũ trụ
hay là nói vật là toàn thể, là bản thể của vũ trụ? Nói như thế chẳng phải lấy
bộ phận làm toàn thể là gì? Lấy A làm phi A là gì?”
Nhất nguyên luận duy vật coi “vật chất là bản nguyên của thế giới”,
là “cái sinh ra thế giới”, là cái “có trước” và “sinh ra ý
thức”; còn Nhất nguyên
luận duy tâm quan niệm
ngược lại. Như vậy, nhất nguyên luận duy vật hoặc duy tâm cho vật hoặc tâm là
“cái quyết định”, “sinh ra cái kia”, chứ đâu có cho “một cái
là toàn thể” để rồi “vi phạm logic” như ý của cụ Cao!
Triết học Mác cũng là triết học duy vật, nhưng là duy vật
biện chứng, vì thế là triết học tiến bộ nhất. Bởi nó đã lấy chính nhận thức
của khoa học làm “chứng” để biện giải. Riêng nguyên lý vật chất quyết
định và sinh ra ý thức thì “vật chất” ở đây chính là bộ não người, ý
thức là ý thức người. Điều này đã được khoa học hiện đại chứng minh. Ví như
người ta chỉ cần dùng thuốc gây mê trong phẫu thuật, hoặc uống vài viên thuốc
ngủ là não ngưng “tiết ra” ý thức ngay. Ngược lại chủ nghĩa duy tâm cho ý
thức sinh ra vật chất thì cho đến nay vẫn chỉ có trong một số tôn giáo và
trong truyện thần thoại mà thôi.
Giáo sư Cao Xuân Huy khi bàn về “Bản thể”, cho “Bản
thể” là cái “thực thể tuyệt đối”, “hằng thường, vĩnh cửu, bất
di bất dịch”. Theo cụ, nhiệm vụ cơ bản của triết học là phải chỉ ra “Bản
thể là gì”, “Thế mà, đã từ lâu, các nhà triết học trốn tránh cái nhiệm
vụ đó, chỉ cãi nhau lung tung về cái tâm và cái vật”. Cụ cho, do tư duy “chủ
biệt” người ta đã “hư cấu” ra “không gian”, “thời gian”,
để rồi cho đó là “những cái trường sở quyết định sự tồn tại của vạn vật,
thậm chí cả Bản thể nữa”. Và theo cụ, nếu “thủ tiêu hai cái trường sở
hư cấu ấy đi thì chúng ta sẽ nhận thấy một cách cụ thể rằng cái toàn thể, cái bản thể là cái trường sở trong đó mọi vật
tồn tại cùng nhau và kế tiếp nhau”.
Như vậy, theo cụ Cao, phải thủ tiêu toàn bộ khoa học,
triết học duy vật mới tiếp cận được chân lý. Nhưng theo cách lập luận trên,
người ta cũng chỉ tiếp cận được một cái chân lý mù mờ, và không ai có thể cụ
thể hóa được là cái gì. Nhưng có điều lạ, không hiểu sao những cái nhìn thấy,
sờ thấy, đo đạc được về không gian, thời gian, có thể công thức hóa để tính
toán, ứng dụng hàng ngày trong đời sống, thì cụ bảo là hư cấu, còn những cái
chung chung không biết đâu mà lần, cụ lại cho là cái đích thực? Có điều, nếu
thủ tiêu không gian, thời gian đi thì bây giờ linh hồn cụ cùng các con cháu,
học trò, fan của cụ biết sống ở đâu? Thực tế, các nhà khoa học không chỉ dừng
lại ở việc coi không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất mà còn
đi xa hơn nhiều trong việc khám phá tận cùng bản chất đích thực của vật chất,
thấy tất cả vạn vật đều được
cấu tạo từ những hạt vi mô giống nhau, liên kết với nhau thông qua những lực
hấp dẫn, điện từ, hạt nhân yếu và mạnh. Và
theo công thức E=mc2 thì chính năng lượng là “cấu tử”
tột cùng “cấu tạo” nên vật chất, nó có thể là cái “Không” (theo
Phật giáo); cái “Đạo” (theo Đạo giáo) và là cái “Bản thể” mà cụ
Cao nói ở trên chăng?
Về cặp
phạm trù “nhân” và “quả”, cũng là một cặp phạm trù cơ bản
của Triết học Mác, GS Cao Xuân Huy cho: “đầy
rẫy những mâu thuẫn. Chẳng hạn, nếu nói nhân và quả là hai vật khác nhau, tức
là trong nhân không có quả thì làm sao cái không sinh ra cái có được... tức
là nói A là phi A rồi”.
Mối liên hệ nhân quả cũng là một quy luật khách quan trong
tự nhiên và xã hội, không ai hiểu như trên cả. Ví như cái việc đun nước dẫn đến nước sôi là chuyện hiển nhiên, nên người ta
mới rút ra cái mối liên hệ “nhân quả”. Người ta gọi cái “sự đun”
là nguyên nhân, cái “sự nước sôi” là kết quả, và nói, do đun nước nên đã dẫn đến nước sôi, chứ không ai hiểu
theo cụ Cao là: cho “sự đun” là A, còn “sự nước sôi” là phi A,
rồi quá trình trên dẫn đến sự mâu thuẫn: “sự đun nước” là “sự nước
sôi”!
Về vấn đề mà GS Cao Xuân Huy gọi là Tri giác và thế giới, phải
nói cụ có những suy nghĩ thật ngộ nghĩnh. Theo cụ, chúng ta chỉ có thể “trực
giác được sự tồn tại của một vật nào đó là vì cái bản thể, cái tồn tại phổ
biến ở trong vật đó cũng chính là cái bản thể, cái tồn tại phổ biến ở trong
ta”. Cụ minh họa: một tờ giấy màu xám phơi ngoài nắng sẽ phóng xạ vào mắt
ta ánh sáng của nắng. Lẽ ra ta phải “nhìn thấy” tờ giấy mang màu của ánh
nắng, nhưng thực tế ta lại thấy tờ giấy vẫn là màu xám. Cụ cho rằng, do trong
ta đã có sẵn một hình ảnh tâm lý tờ giấy có màu xám nên ta đã nhìn thấy tờ giấy mang màu xám, và đó là một sự tri giác sai!
Đây là sự giải thích không đúng với thực tế. Tờ giấy màu
xám phơi nắng sẽ phản xạ vào mắt ta cả màu xám của tờ giấy và màu của ánh
nắng, và mắt ta nhận được cả hai, nhưng vì ánh nắng là trong suốt, nên mắt ta
vẫn nhận được tờ giấy là màu xám, tất nhiên có “sáng hơn” do sự cộng hưởng
với màu của ánh nắng. Còn nếu ta nhìn tờ giấy trong môi trường ánh sáng
màu đục, có thể át được màu xám tờ giấy, lúc đó mắt ta sẽ nhận thấy tờ
giấy mang màu của ánh sáng chiếu ấy, chứ ta không thể nhận được “màu xám
tâm lý” như cụ Cao đã nói.
Về điều này, Nguyễn Huệ Chi cũng rất thuộc lời thầy mình: “Một
khi bản thể vũ trụ là cái chung nhất, tồn tại sâu kín trong… cả chủ thể lẫn
khách thể, thì… việc chủ thể nhận thức được khách thể không còn có gì là lạ”.
Trong thực tế, muốn nhìn thấy bất cứ vật gì phải có khoảng
cách nhất định, tùy thuộc thủy tinh thể điều tiết tiêu cự của mắt sao cho ảnh
của vật hiện đúng võng mạc, tế bào thần kinh thị giác mới nhận được và chuyển
thành ý thức, tức là “tâm”. Còn cái lập luận cho ta nhìn thấy vật là
do ta có cùng bản thể với vật, thì tại sao trong đêm tối cái bản thể còn
nguyên đó, sao ta vẫn không thấy gì? Và chắc những người bị khiếm thị sẽ là
chứng nhân sống động nhất phản bác cái “ngụy vấn đề” mà các vị đã tưởng tượng
ra đó!
VỀ KHOA HỌC:
GS Cao Xuân Huy cho rằng, vì có cách nhìn tách biệt “không
gian”, “thời gian”, nên “đã có những nhà khoa học như Einstein
và những nhà triết học mưu đồ
thống nhất hai phạm trù này,
nhưng họ không thành công, vì hai
phạm trù này là kết quả của một sự
sai lầm cơ bản trong tư tưởng
logic”.
Viết như vậy chứng tỏ GS Cao Xuân Huy chưa hiểu Thuyết
tương đối của Einstein và sai hoàn toàn về khoa học. Trước đây với cơ học
VỀ TƯ TƯỞNG “CHỦ TOÀN”:
Đây là tư tưởng chủ yếu của GS Cao Xuân Huy. Cụ đã lấyChu
dịch làm chứng, chứng minh
tính đúng đắn của tư duy tổng hợp phương Đông, phương thức “chủ toàn”
của tư tưởng: “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ
tượng sinh bát quái”; rồi: “Thái cực” là cái Đại toàn thể, cái
Đại hữu, cái “Có” làm điều kiện, làm cơ sở chung cho…tất cả các hiện tượng ở
trong vũ trụ”. Trong đó, Lưỡng
nghi là Âm Dương, là hai phạm trù cơ
bản của
Điều này thực chất chỉ là sự liệt kê những hiện tượng đối
lập trong cuộc sống, còn chúng tác động với nhau thế nào, biến đổi ra sao,
thành những cái gì,... thì không ai có thể chứng minh và cụ thể hóa được. Lâu
nay, dường như đã có không ít người có quan niệm lạ lùng là: khi nhận thức
thế giới, phương Tây thường trọng tư duy “phân tích” còn phương Đông
trọng tư duy “tổng hợp”; cũng như cụ Cao nói, phương Tây quen thói “chia
thế giới thành sự vật cá biệt”, còn phương Đông “nhìn thế giới như một
thể thống nhất”. Điều này rõ ràng là không đúng với thực tế. Thế giới
khách quan chỉ có một, nên sự nhận thức thế giới chỉ có một, hoặc đúng sai, hoặc cao thấp khác nhau mà thôi.
Nếu cho phương Tây (thực chất là cả loài người) nhìn thế giới thành các vật
cá biệt, thì không phải do thói quen, mà do bản thân thế giới gồm các vật cá
biệt như thế. Ví như mặt trăng, mặt trời là hai vật thể khác nhau, thì dù Tây
hay Đông, cũng phải thấy là hai vật thể khác nhau, còn nó khác như thế nào,
giống nhau ra sao, khởi thủy được cấu tạo từ cái gì, hình thành ra sao, thì
phải khám phá; và trong quá trình khám phá ấy, người ta buộc phải tiến hành vô vàn các
phương pháp phân tích. Chỉ có như thế mới tiếp cận được chân lý. Cái quan
điểm cho phương Tây, vì nhận thức theo kiểu phân tích như thế, nên đã dẫn đến
những mâu thuẫn, “bí đường”; còn phương Đông nhìn thế giới ở một thể thống
nhất, nên tuyệt đối đúng; thì thật vô lý. Vì như vậy có khác gì bảo, một
người làm ra được bao nhiêu việc, gặp phải chuyện này chuyện nọ, là sai lầm;
còn một người không làm gì cả, không gặp khó khăn gì, là đúng đắn!
Thực chất, quá trình nhận thức thế
giới cả Tây hoặc Đông đều đi từ trực quan sơ khai đến phân tích chi tiết.
Cũng như từ đại khái đến cụ thể vậy. Trước đây, không chỉ Phương Đông nhìn
thế giới một cách “tổng hợp” mà phương Tây cũng vậy. Nếu phương Đông khởi
thủy cho vạn vật trong thế
giới do “ngũ hành” tương sinh, tương khắc tạo nên, hoặc theo “Dịch
học”, do hai mặt đối lập Âm Dương giao cảm và biến hóa mà thành; thì Phương Tây khởi thủy
(theo Platon) cũng chia
thế giới thành hai phần :“Tồn tại” (dạng phi vật chất, chỉ nhận thức
được bằng trí tuệ) và “Không tồn tại” (thế giới vật chất), đến Đê-mô-crit thì cho thế giới được tạo thành bởi “nguyên tử”;
còn Arixtốt thì cho thế giới do: Đất, nước, lửa, không khí tạo nên. Có điều, tư tưởng phương
Đông cổ đại không lấy giới tự nhiên làm đối tượng mà chỉ đưa ra những khái
niệm trừu tượng, chung chung, nên không phát triển. Trái lại, tư duy phân tích
của phương Tây cổ đại nói riêng và của loài người ngày nay nói chung, đã lấy
chính giới tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu. Đã khám phá ra cấu tạo vật chất,
từ “nguyên tử”, rồi điện
tử, hạt nhân, proton, nơtron, hạt quack, hạt ảo, phản hạt…; rồi phát hiện ra bản chất “nhị nguyên sóng hạt” của các
hạt vi mô (cũng đã có những nhà bác học gốc phương Đông: Pakistan, Ấn Độ,
Trung Quốc đã được giải Noben trong quá trình này), loài người đã xây nên
toàn bộ nền văn minh cả vật chất, trí tuệ lẫn tinh thần hôm nay. Như vậy
không thể nói đã có hai phương thức nhận thức thế giới, làm nên hai nền văn
minh hiện đại, và một bên là đúng đắn còn một bên đang “bí” được!
***
Trong một bài viết, Nguyễn Huệ Chi đã kể lại cái duyên cớ
đưa ông ta tới việc biên soạn và công bố công trình của thầy mình, năm 1983,
“có dịp tiếp xúc với cảo bản có lẽ là độc nhất… Tập cảo bản mỏng manh nát
nhàu… chính là một vấn đề triết học trọng đại: bản thể luận và nhận thức luận
về vũ trụ… Nếu từ trước tới nay chúng ta phân triết học thành duy vật và duy
tâm… thì dưới con mắt Cao Xuân Huy, cách phân chia như vậy… chưa đạt tới tầm
cao trong nhận thức bản chất vũ trụ, và xét cho cùng không tránh khỏi vi phạm
lô-gic”.
Phải chăng, qua nhận thức như vậy, Huệ Chi đã bác bỏ Chủ
nghĩa Mác vốn lấy cơ sở lý luận từ Duy vật Biện chứng? Và đó chính là nền
tảng tư tưởng để ông ta “dấn thân” trong những ngày hôm nay? Chưa hết,
Huệ Chi còn tìm thấy trong khoa học cơ sở để mình hành động, khi tuyên bố: “học
thuyết tương đối của Einstein rọi sáng cho cả một thời đại mới: thời đại
“giải lý tính”và đã rút ra “Ý nghĩa của cuộc đấu tranh phát
huy tương đối luận” để phủ nhận thành quả của cách
mạng:
“Chúng ta đã từng rút được không ít bài học thấm thía
về sự cả tin vào ý chí của một thời vốn được mệnh danh là “thời đại cách mạng
lay trời chuyển đất” … khi ta mơ ước chân thành mà cũng có phần nông nổi về
lý tưởng tối hậu của cuộc đấu tranh giai cấp”.
18-11-2013
Theo blog ĐÔNG LA
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét