10:12
Đảm bảo lợi ích người trồng lúa, phải
tính thêm chuyện giảm giá thành
SGTT.VN - Thời
gian qua, giá lúa hè thu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm khá
mạnh, nhiều nơi nông dân bán lúa với giá chưa bằng giá rơm, ốc bươu vàng. Dư
luận quan tâm và bức xúc vì cho rằng doanh nghiệp đang tìm cách ép giá để
hưởng lợi. Sáng ngày 4.7, ông Trương Thanh Phong, chủ tịch VFA có buổi làm
việc với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị xung quanh vấn đề này.
Ông Phong trình bày: Ngay từ đầu năm nay, VFA đưa ra dự báo tình
hình lương thực thế giới năm 2013 sẽ có khủng hoảng thừa. Hàng loạt nước xuất
khẩu hàng đầu như Thái Lan, Ấn Độ và ngay cả Việt
Nhiều địa phương cho rằng, sở dĩ giá lúa hè thu đầu vụ giảm là do
việc triển khai chính sách mua tạm trữ quá chậm?
Tôi khẳng định, triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo từ 15.6 là
sớm chứ không muộn bởi vì thời điểm này, theo khảo sát của hiệp hội, diện
tích thu hoạch chưa nhiều. Chỉ có một vài tỉnh thu hoạch diện tích lớn như
Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long… nhưng lại gặp ngay thời điểm mưa bão, lúa bị
chất lượng xấu nên việc mua có chậm so với yêu cầu. Đến cuối tháng 6, diện
tích lúa thu hoạch được khoảng hơn 300.000 hecta, trong đó doanh nghiệp mua
tạm trữ tổng cộng 218.000 tấn gạo. Số gạo tạm trữ còn lại sẽ mua dứt điểm
trong tháng 7, tháng 8 vì đây là thời gian thu hoạch rộ nhất của vụ hè thu,
diện tích lên đến 1,3 triệu hecta. Sở dĩ có tình trạng chất lượng lúa hè thu
đầu vụ không đạt là do năm 2012, mùa lũ ở các tỉnh ĐBSCL thấp nên nông dân
sản xuất vụ đông xuân 2013 sớm hơn một tháng. Khi thu hoạch xong thì họ lại
xuống giống ngay vụ xuân hè cũng sớm hơn một tháng. Thời điểm gieo sạ gặp
nắng hạn, nước mặn xâm nhập làm cho chất lượng lúa thu hoạch trong thời gian
từ cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua quá xấu, xảy ra gạo trắng như nếp nên không
thể xuất khẩu được. Ngoài ra, thời điểm nông dân thu hoạch lúa hè thu sớm còn
bị ảnh hưởng cơn bão số 2, mưa lớn kéo dài trong suốt khoảng mười ngày làm
cho khoảng 30.000 hecta lúa ở sáu tỉnh bị ngập nước, lúa bị đổ ngã, mọc mầm,
chất lượng gạo kém không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Dư luận cũng đặt nghi vấn việc năm nay chính sách mua tạm trữ
không có định hướng giá sàn, giá thu mua không thống nhất. Vì được quyết định
giá mua nên doanh nghiệp ép giá nông dân?
Hiện nay trên thế giới đang khủng hoảng thừa lương thực, trong
nước cũng dư thừa, nên bây giờ mà chúng ta đòi hỏi doanh nghiệp mua với giá
thật là cao như mong muốn thì doanh nghiệp không thể nào bán được. Chúng ta
sản xuất lúa hàng hoá để xuất khẩu, theo yêu cầu chất lượng, giá cả của thị
trường chứ không phải sản xuất chỉ để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong
nước, nên không thể lúc nào cũng yêu cầu phải bán được giá cao… Nếu doanh
nghiệp mua giá cao mà bán ra bị thua lỗ thì ai chịu trách nhiệm? Vài năm trở
lại đây, diễn biến giá nông sản thế giới liên tục có biến động theo chiều
hướng giảm dần chứ không có ổn định. Một số nước cũng phải áp dụng nhiều
chính sách hỗ trợ như Thái Lan, Ấn Độ trợ giá giúp nông dân có lãi. Thành ra,
tôi cho rằng phải tính toán lại chiến lược, chứ chúng ta cứ thấy giá lúa
giảm, nông dân gặp khó khăn lại đổ thừa cho doanh nghiệp o ép là không thoả
đáng.
Có ý kiến còn cho rằng vì lo sợ thua lỗ, doanh nghiệp không đẩy
mạnh mua lúa gạo nên mới dẫn đến tình trạng nông dân khó bán lúa, giá rẻ như
rơm, như ốc bươu vàng?
Tôi nhắc lại là chúng ta phải biết giá lúa mà nông dân bán ở mức
trên 3.000 đồng/kg tại ruộng có chất lượng như thế nào. Đây là loại lúa bị
ngã đổ, lên mầm, lúa xuống giống ngay từ đầu vụ bị thiếu nước, chất lượng gạo
không thể xuất khẩu được. Thời gian qua, theo khảo sát thì lúa hè thu loại
tốt không có đủ để bán, doanh nghiệp tìm mua mà không có. Tôi ví dụ, loại lúa
OM 4218 nông dân đang bán tại ruộng vẫn ở mức 4.200 đồng/kg, lúa IR 50404 có
giá 4.100 đồng/kg, nếu cộng thêm chi phí xử lý tối thiểu thêm 1.200 đồng thì
giá lúa khô đã là 5.300 đồng, doanh nghiệp mua tại kho cao hơn nữa. Rõ ràng,
mức giá này đâu phải thấp hơn vụ đông xuân.
Rõ ràng các chính sách hiện nay chưa đủ đảm bảo lợi ích người
trồng lúa, theo ông cần phải làm thêm điều gì?
Nhiều lần tôi có đề nghị biện pháp hỗ trợ cho nông dân không chỉ
dừng lại ở chỗ giúp họ bán được giá cao, mà phải tính đến các giải pháp tổng
hợp, ví dụ như giảm giá đầu vào làm sao cho ở mức thấp nhất. Tôi thấy, thời
gian qua giá vật tư đầu vào như thuốc trừ sâu, phân bón, giống, công cán
không ai quản lý giá cả lẫn chất lượng nên giá đầu vào vụ nào cũng tăng ít
nhất 5 – 10%, làm cho người nông dân bị thiệt hại. Thứ hai nữa là chúng ta rà
soát xem các khoản thu ở địa phương có thể giảm được khoản nào để giúp nông
dân bớt đi gánh nặng. Hay hỗ trợ sau thu hoạch, mặc dù có rất nhiều chủ
trương của Chính phủ nhưng phải làm đến nơi đến chốn mới có hiệu quả. Khi đã
làm tổng hợp các giải pháp này sẽ làm giá thành sản xuất giảm xuống, qua đó
nông dân tăng thu nhập.
(Theo Sài Gòn
tiếp thị) Hoàng Bảy
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét