Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Chuyện "chống tham...."

11:00

Cũ và mới...

Gần đây báo đưa tin phó giám đốc Công an TP.HCM Phan Anh Minh nói, đấu tranh với án tham nhũng không được phép thua, "không buộc được tội là sự nghiệp chính trị của người tiến hành án tiêu tan".Vì sao vây?
Ngày 5/7, làm việc với đoàn giám sát Ủy ban Tư pháp QH về chuyên đề “Chấp hành pháp luật trong việc xử lý tội phạm về tham nhũng và chức vụ”, các đại biểu TP.HCM cho biết, tội phạm tham nhũng ngày càng gia tăng với thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt, nhất là trong cán bộ, công chức nhà nước. Tại sao nhiều kẻ tham nhũng vậy mà không bị thủ tiêu ngược lại người đi đòi công lý chống đám quan tham này không được phép "thua".

Khỏi phải bàn, cũng chẳng cần hỏi tất cả đều nhìn thấy bằng mắt thường về  tình hình tham nhũng diễn biến ngày càng phức tạp, tiềm ẩn và khó phát hiện với những thủ đoạn hoạt động tinh vi. Qua thanh tra, những hành vi tham nhũng tập trung ở 4 lĩnh vực chính gồm quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư mua sắm công, xây dựng cơ bản và lĩnh vực đất đai.

Câu nói bất hủ của GS Đặng Hùng Võ với báo Tầm Nhìn từ năm 2010 là hai lĩnh vực dễ tham nhũng nhất là DNNN và đất đai  vẫn con nguyên giá trị vì 03 lĩnh vực  đầu trong 4 lĩnh vực chỉ diễn ra ở DNNN mà thôi còn lĩnh vực thứ 4 là biểu hiện dễ thấy ở “Cán bộ cửa quyền, nhũng nhiễu trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai như giao đất, cho thuê đất, cho phép nhượng quyền sử dụng đất….
 
Tội phạm tham nhũng ngày càng gia tăng với thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt

Hiện tại bệnh tham nhũng đã phát triển thành bầy đàn và có tổ chức  nếu phát hiện ra quy tội theo luật hình sự là phạm tội có tổ chức vì tham nhũng hiện không chỉ dừng lại ở hành vi của một cá nhân có chức quyền mà còn xuất hiện ở một nhóm người, tập thể cấu kết với nhau một cách có tổ chức.

Một mặt bệnh “Tham nhũng nảy sinh do sự biến chất, suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức quyền”. Mặt khác vì nguyên nhân sâu hơn là do phát sinh từ bệnh chạy chức chạy quyền " khâu tổ chức cán bộ " một khi họ đã mua chức vị, quyền lực bằng một lượng tiền nhất định khi yên bề ghế nóng họ phải tìm cách lấy lại và gia tăng lượng tiền đã đầu tư.

Do vậy bệnh tham nhũng cứ hoành hành và phát triển vì cái gốc của vấn đề là "thị trường hóa chức vụ quyền hạn của cán bộ cơ quan công quyền " làm sao mà chống được khi họ đã mất tiền mua nó thì họ phải dùng nó để kiếm lại tiền và gia tăng làm giàu hơn nữa .... 

Nhiều lý giải cho rằng nguyên nhân dẫn đến tham nhũng gia tăng là do công tác quản lý nhà nước còn lỏng lẻo, kỷ cương trong một số cơ quan hành chính chưa chặt chẽ, tình trạng quan liêu và nhũng nhiễu của một số cán bộ nhà nước chưa được khắc phục, chế tài còn nương nhẹ hành vi tham nhũng. 

Đột phá chống tham nhũng từ khi chưa có "tiền án "

Theo tôi để đột phá tảng băng tham nhũng khâu đầu tiên là vấn đề phải triệt để công khai minh bạch và công bằng về khâu tổ chức cán bộ tại các cơ quan công quyền phải có cơ cấu tuyển dụng người tài "có đức có tâm và có tầm " và khi họ có chức vị quyền hạn cũng phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tương xứng " trách nhiệm người đứng đầu là trách nhiệm cá nhân chứ không thể kiểu áp dụng theo  công thức như hiện nay là "thành tích thì cá nhân còn trách nhiệm thì tập thể ". Điều đó còn tồn tại thì vấn đề chống tham nhũng đừng đặt ra thì hơn. 

Mặc dù có đề xuất cần có những biện pháp mang tính cấp bách và những giải pháp chiến lược, vừa trừng trị vừa có giải pháp ngăn ngừa, đặc biệt thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản cá nhân, xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng và qui định chế tài nghiêm khắc để xử lý nhằm làm cho công chức “không dám tham nhũng”
Việc này chỉ có hiệu quả khi và chỉ khi họ ngồi vào ghế nóng bằng chính khả năng tâm huyết và tầm cao về trách nhiệm cá nhân cũng như  kỹ năng nghề nghiệp của mình chứ không phải là họ được sắp chỗ ngồi, hay mua nó.

Mặc dù biết các đồng chí trong ngành công an khi thực hiện các án tham nhũng "không may bị phát hiện, hoặc nó diễn ra quá "phô "không thể che đậy được nữa và gây tổn thất vô cùng lớn đối với nền kinh tế của nhà nước và tiền bạc của nhân dân họ than rằng "trong án tham nhũng không được phép thua. Trong án hình sự có thể không buộc tội được nhưng án tham nhũng mà không buộc tội được thì sự nghiệp chính trị của người tiến hành án là cầm chắc sẽ tiêu tan, còn không thì cũng sứt mẻ rất là lớn”.
Khâu đột phá thứ hai là hậu "tiền án" Tức là khung hình phạt 

Vấn đề thứ hai khi đã có án tham nhũng rồi tức là "đã bắt được kẻ tham nhũng " thì khâu hình phạt phải thực sự nghiêm minh, đúng người đúng tội với mức khung hình phạt thật nặng có tính dăn đe và phòng ngừa tội phạm kể cả án tử hình cũng cần được duy trì  vì  qui định của bộ luật hình sự về tội phạm tham nhũng còn nhiều bất cập, nhiều điểm vướng khi áp dụng trong thực tế nên cần sửa đổi luật cho phù hợp.
Có thể nói luật của Việt Nam chưa phù hợp. Đơn cử như các tin báo tố giác tham nhũng hầu hết đều quá hạn do trong vòng 20 ngày đến 2 tháng không thể ra quyết định khởi tố vụ án như qui định. Ta cần luật hóa về việc được sử dụng các biện pháp kỹ thuật như ghi âm, ghi hình… như là chứng cứ trực tiếp.

Đơn cử như những vụ án tham nhũng vừa qua ngay khi định tội họ cũng không đúng với bản chất của tội phạm, chúng ta thường thấy một kịch bản định tội và khung hình phạt đối với tội phạm tham nhũng là phạm tội "do sai sót trong quản lý ,gây hậu quả nghiệm trọng ..." 

Thực tế là họ đã phạm tội tham nhũng ..... gây hậu quả thất thoát lớn đến tài sản của nhà nước và nhân dân, khi áp dụng khung hình phạt thì còn quá nhẹ chỉ phạt tù vài năm đến vài chục năm vì thế đã dẫn đến câu cửa miệng của người phạm tội kinh tế họ sẵn sàng tham nhũng, họ sẵn sàng phạm tội khi có cơ hội đến và họ có phương trâm "hy sinh đời bố để củng cố đời con " Thất thoát của nhân dân hàng trăm ngàn tỷ đồng nhưng lĩnh án tù tổng cộng có 17 năm "nghỉ mát" sung sướng thì ai chẳng muốn làm và muốn có vị trí đó để phạm tội;

Có thể nói bàn về tham nhũng thì không bao giờ nguội nhưng bàn cách chống nó khi mọi điều kiện từ môi trường đến luật pháp đều tạo khe hở lớn để sinh ra nó và phát triển thành bầy đàn, thành tổ chức, thành dây truyền và thành băng nhóm thì ta bàn để làm gì.

Theo tôi muốn chống tham nhũng hãy làm sạch môi trường sinh ra nó và nuôi dưỡng nó  trước tiên từ khâu lựa chọn con người "tổ chức cán bộ" trong bộ máy nhà nước và cơ quan công quyền phải chọn lựa nhân tài đúng nghĩa là người có đức có tài, có năng lực có tâm và có tầm cùng với trách nhiệm cá nhân về vị trí của từng "ghế nong" sau đó phải có khung chế tài nghiêm minh của luật pháp.  
 (Theo Tamnhin.net) Mai Huy THPT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét