09:00
Ký ức những người vượt biên phải ăn thịt đồng loại để sinh tồn
(Dân Việt) - Cù Lao Chàm là nơi những con tàu chở người vượt biên Việt Nam hồi cuối thế kỷ trước hay dạt vào sau những tháng ngày kinh hoàng lênh đênh trên biển. Nơi đây có người từng chứng kiến cảnh ghê rợn...Dòng đối lưu kỳ lạ của khu vực biển miền Trung đã ban cho hòn đảo nhỏ nằm cách đất liền hơn chục ký lô mét này một đặc ân: Những con tàu trôi dạt, mất phương hướng trên toàn dải miền Trung hầu như đều được dòng biển đưa về đây. Ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch UBND phường Tân Hiệp (tên gọi mới của hòn đảo này), cho biết: “Hồi đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, vào mùa biển lặng, hầu như tháng nào cũng có vài con tàu vượt biên trôi dạt vào đây.
Hành trình của những chuyến vượt biên
Tất
cả những người vượt biên dạt vào Cù Lao Chàm (Hội An – Quảng Nam) đa số
là nạn nhân của một tổ chức lừa đảo người vượt biên hoạt động khắp miền
Trung.
Những kẻ lừa đảo xúi giục người vượt
biên đều nhận mình là có chân trong một “hội kín”, “hội hở” gì đó rất có
thế lực tại Mỹ, Canada. Cả tin, nhiều người đã bán nhà cửa, gom vàng
nộp cho họ để sắm tàu thuyền vượt biên. Các “chủ tàu” cũng cam đoan sẽ
có những đội thủy thủ dạn dày kinh nghiệm nhất đưa những người vượt biên
“tới nơi tới chốn”.
Hành trình cho những
chuyến vượt biên thường là: nửa đêm, những kẻ lừa đảo sẽ đưa đoàn người
vượt biên lên tàu. Trên tàu có sẵn một số người gọi là "thủy thủ đoàn".
Tàu ra khơi và khi trời sáng rõ, mọi người mới tá hỏa khi thấy những con
tàu chắc chắn, hiện đại như cam kết thực ra là những thuyền đánh cá mục
nát được sơn sửa qua loa. Không ai là thủy thủ đoàn. Tất cả mọi người
trên tàu đều là những người đang tìm đường vượt biên không hề có kinh
nghiệm hay chuyên môn gì về đi biển. Nhưng khi biết sự thực thì mọi việc
đã rồi, không có đường quay lại.
Anh
Nguyễn Văn Lợi, đang làm nghề chèo thuyền nan đưa khách đi thăm những
cảnh đẹp quanh Cù Lao Chàm, kể: “Hồi đó, mỗi khi phát hiện những con tàu
vượt biên dạt vào đây, việc đầu tiên của dân đi biển là tiếp cận, lên
tàu tịch thu cái phớt thăm dầu (dụng cụ bắt buộc phải có nếu muốn chạy
tàu), phòng khi họ vì quá sợ hãi lại chạy ra biển lần nữa thì nguy hiểm
lắm. Sau đó còn lo cho họ cái ăn bởi dẫu sao họ cũng là đồng bào với
mình". Anh Lợi cho biết thêm: “Hồi đó, tui cũng từng nghe kể những câu
chuyện kinh hoàng về các chuyến vượt biên trên biển. Tôi nghĩ, ai mà
nghe rồi thì chắc chắn hổng dám vượt biên luôn. Tui chỉ nghe kể mà còn
nổi hết da gà”.
Chuyện kinh hoàng ở hang Yến
Những
chuyến tàu vượt biên đều lấy hang Yến tại Cù Lao Chàm làm nơi ẩn núp
khi dạt vào đây. Những hình ảnh ghê rợn nhất của con người khi đối mặt
với cái chết đã tạo nên ấn tượng khó phai mờ trong tâm trí người dân xã
đảo này.
Bãi Yến nằm khuất nẻo cuối cù lao
lại không có đường bộ xuống hang . Thoạt đầu, những người dân Cù Lao
Chàm không biết địa điểm này là nơi các thuyền vượt biên bị dạt về. Họ
chỉ ngỡ ngàng khi lần đầu tiên (đầu những năm 80 thế kỷ trước) thấy một
đoàn người thảm hại, rách rưới, máu me bởi những vết đá cào xước, kéo
nhau lên đảo từ hướng hang Yến.
Những
người này xin ăn, rồi họ quỳ lạy các ngư dân rủ lòng thương đưa thuyền
ra bãi Yến đón đàn bà, trẻ con còn mắc kẹt lại ngoài đó. Khi các đoàn
thuyền giải cứu đến nơi thì thấy trong hang Yến la liệt người đang nằm
thoi thóp. Họ khai, thuyền của họ bị cướp ngoài biển khi đi đánh cá rồi
bị bọn cướp biển vứt lên hang Yến. Chỉ khi bàn giao cho bộ đội biên
phòng, người dân mới biết đó là những người vượt biên.
Vào
thời điểm đó, mỗi ngày dồn dập những con tàu vượt biên dạt vào đây. Với
những tàu bị cạn dầu, cạn lương thực dạt vào thì tình cảnh không đến
nỗi thê lương cho lắm, dù cũng có người chết vì kiệt sức. Nhưng những
con tàu là nạn nhân của lũ cướp biển thì tình cảnh thật vô cùng thê
thảm. Anh Trần Sĩ Ba giờ không còn sống tại Cù Lao Chàm nữa, anh có một
hàng cơm gà khá nổi tiếng ở Hội An. Nhắc về kỷ niệm ở hang Yến và những
người vượt biên, anh chỉ vào vết sẹo dài trên trán: “Có bà trên tàu vượt
biên đòi tự tử, tui cản lại nên bị vết thẹo này”.
Tháng
3.1987, khi đánh cá đêm, anh Ba thấy con tàu nhỏ cập vào hang Yến. Dưới
ánh đuốc khói mờ mịt, vài chục người đàn ông nằm la liệt trên sàn tàu.
Người cầm lái là người duy nhất còn tỉnh táo nhưng bốc mùi hôi thối
khủng khiếp. Trong hầm tàu bỗng bật ra những tiếng gào rú như điên dại,
rồi tiếng chân đạp vào thành tàu ầm ầm. Phân công anh em tập trung những
người kiệt sức lại cho uống nước, anh Ba cùng một người nữa xuống kiểm
tra hầm tàu.
Trong
hầm tàu là 3 người phụ nữ bị trói chặt, áo quần tả tơi, 2 người đã xỉu
còn 1 người vẫn quẫy đạp như điên dại. Không hiểu chuyện gì xảy ra, anh
cắt dây trói cho cả 3 người rồi đưa 2 người ngất xỉu rời sàn tàu. Lúc
quay lại, anh đã thấy người phụ nữ còn tỉnh nắm chặt con dao vừa dùng
cắt dây trói đưa lên ngang cổ. Hoảng hồn, anh Ba lao vào gạt tay, con
dao trượt đi cắt một vết dài trên mặt anh. Người đàn bà sức đã quá yếu
quỳ xuống van xin: “Xin ông hay để cho tôi được chết”.
Người
đàn ông duy nhất còn tỉnh táo cầm lái tên Hướng cho biết họ lên tàu từ
cửa biển Thuận An (Thừa Thiên – Huế). Chuyến đi gồm 2 tàu với khoảng 60
người. Sau ngày đi biển thứ nhất, khi mọi người trên tàu nằm bệt vì say
sóng, đám người trà trộn trên 2 tàu lộ nguyên hình là những tên cướp
biển. Tài sản, hành lý, tư trang bị trấn lột sạch rồi những con người
khốn khổ bị lùa sang con tàu cũ nát không có dầu, thức ăn, nước uống. 4
người phụ nữ trên tàu bị những tên cướp biển thay nhau hãm hiếp đến ngất
xỉu trước mắt của tất thảy mọi người.
Cơn
hoảng loạn, ê chề, nhục nhã đã khiến những người phụ nữ khi tỉnh lại
muốn chết. Sau khi 1 người lén nhảy xuống biển tự vẫn, mọi người buộc
phải trói những người còn lại rồi đưa xuống hầm tàu. Người phụ nữ đã
“tặng” anh Ba vết dao có chồng bị bọn cướp bắn chết khi không chịu nổi
cảnh vợ bị hành hạ nên đã lao vào kháng cự. Ông Hướng, người cầm lái
cũng bị một phát đạn vào đùi. Lúc vào bờ, vết thương đã hoại tử có giòi,
bốc mùi hôi thối nồng nặc…
Món “gan cá heo” ám ảnh
Khi
tàu vượt biên dạt về Cù Lao Chàm, sau khi được hồi sức, những người
trên tàu sẽ được giao cho bộ đội biên phòng xử lý. Riêng chị em phụ nữ
thì được ở nhà dân và được các bà, các cô tại đây trông coi. Do những
phụ nữ qua cơn ác mộng dài ngày trên biển thường bị sang chấn tâm lý
nặng nề, kinh sợ đàn ông (nếu đã bị bọn cướp biển hành hạ), rất dễ manh
động.
Cô
Trần Thị Mỹ, người trước đây làm ở hội phụ nữ xã đảo hay lãnh nhiệm vụ
trông nom những phụ nữ này, kể: “Thỉnh thoảng họ cũng có kể chuyện nhưng
mình gạt đi vì sợ họ buồn. Khi hiểu họ và biết rõ câu chuyện của họ,
chúng tôi biết nhiều chị em sẽ bị ám ảnh kinh hoàng suốt đời về món “gan
cá heo”.
Khi trông coi một chị phụ nữ tên
Thoa vượt biên đi từ Quy Nhơn dạt vào đây, bà Mỹ nhận ra một sự thực
kinh hoàng: Có nhiều đoàn vượt biên đã phải ăn thịt người. Khi vào bờ,
chị Thoa đã lả đi, đứa con vẫn ôm chặt lấy mẹ nhai nhai bầu vú đã khô
quắt. Sau khi hồi phục, có lần chị Thoa khẽ hỏi bà Mỹ: “Bắt cá heo có dễ
không cô?”.
Bà Mỹ thật thà: “Từ hồi cha
sanh, mẹ đẻ chừ, chưa thấy ai bắt được cá heo hết á? Nó bơi nhanh như
tên lửa lại tinh như quỷ, người trên tàu bàn bạc gì nó còn biết nữa cơ.
Dân biển chúng tôi tin nó hiểu được tiếng người”. Khi câu “người” vừa
dứt, chị Thoa lăn ra ngất xỉu. Khi tỉnh lại, chị suốt ngày nôn ọe và lâm
vào cảnh hoảng loạn hơn cả khi mới được cứu thoát.
Thì
ra lúc gần kề cái chết sau hơn một tuần không có cái ăn, có lần chồng
chị mang đến cho chị vài miếng gan. Lúc thoi thóp, không có thời gian
hỏi han, chị vội ăn để mong có sữa cho con bú. Sau khi tỉnh táo trở lại,
chị hỏi đó là món gì thì anh chồng bảo: “Gan cá heo. Loại này bơi theo
tàu suốt nên dễ bắt lắm. Lấy lao xiên vào mình chúng là được”. Hóa ra
mấy miếng gan đó là của những người cùng lên tàu đã chết!
Tháng
4.1984, anh Nguyễn Văn Lợi phát hiện đoàn người lúc nhúc nơi cửa hang
sau khi một con tàu quay trở về phía biển. Nhìn những khuôn mặt khiếp
đảm của họ, anh Lợi biết họ đã trải qua những gì kinh khủng nhất. Anh
Lợi cùng một người bạn tên Phi đưa những người này lên thuyền chở về. Có
một thanh niên tên là Chính khi bước chân lên thuyền bỗng gào rú rồi
nhảy vọt lên bờ. Để đảm bảo cho chuyến đi an toàn, Chính bị trói chân
tay, đặt vào lòng thuyền. Câu chuyện về lý do loạn óc của Chính sau này
mới được kể tường tận.
Đoàn
người vượt biên này là những người đàn ông có họ hàng với nhau tại Hội
An. Con thuyền của họ ra khơi được 2 ngày thì gặp bão, sóng đánh tung
những thùng thực phẩm, những can dầu dự trữ ra biển. Hết dầu, hết thức
ăn họ lang thang trên biển được hơn 10 ngày nhờ vài cơn mưa sau đó cho
họ nước uống. Nhưng thức ăn thì không có. Sau khi người đầu tiên trên
tàu chết vì kiệt sức, những người còn lại cũng đang nằm trong ranh giới
sự sống và cái chết, luật “bắt thăm sinh tồn” của nghề biển có từ hàng
vạn năm trước được thống nhất triển khai.
Hơn
20 năm trước, Cù Lao Chàm nghèo xác xơ, lượng lương thực trồng trên đảo
chỉ đảm bảo 20% nhu cầu lương thực của người dân. Mỗi con tàu vượt biên
dạt vào đây kéo theo vài chục con người đang đói, không cho họ ăn thì
tội nghiệp mà cho họ ăn thì lương thực dự trữ của các gia đình trên đảo
nào có bao nhiêu. Nhưng rồi cùng là con người với nhau cả, vẫn phải dốc
ngược thùng gạo ra để cứu mạng nhau.
Bắt
thăm sinh tồn” là thứ luật tục kinh hoàng nhất, lâu đời nhất, phổ biến
nhất và tồn tại bền vững nhất của nghề biển. Khi bị thần chết kề cổ vì
thiếu thức ăn, những người trên thuyền buộc phải rút thăm: Hai người bốc
được lá thăm đen đủi sẽ lao vào một cuộc chiến sinh tử, người còn sống
sẽ phải làm thịt kẻ chiến bại và làm món ăn mang lại sự hồi sinh cho
những con người trên tàu.
Những người trên
con tàu vượt biên này đã may mắn hơn rất nhiều vì đã có một người kiệt
sức và chết. Lá thăm đen đủi sẽ chỉ xác định người phải chế biến “món
ăn” từ con người xấu số đó. Chính là người bốc phải lá thăm đen đủi đó.
Ghê
rợn thay, người chết lại là Nghĩa, em ruột của Chính. Cầm con dao mà
mọi người đưa cho, Chính loạng choạng đi đến gần xác em ở cuối tàu. May
mắn thay, khi lưỡi dao của Chính vừa vung lên thì cũng là lúc xa xa phía
chân trời xuất hiện một chấm đen - một con tàu. Mấy người trên tàu lao
đến giữ tay đẩy Chính ngã xuống sàn.
Con tàu
đánh cá đồng ý đưa đoàn người vượt biên trở lại bờ biển sau khi lấy gần
như toàn bộ vàng của họ. Sau 2 ngày, con tàu thả những người này tại
hang Yến rồi tiếp tục ra khơi.
Quá khứ kinh
hoàng của đoàn người vượt biên giờ đã thành dĩ vàng, Cù Lao Chàm giờ đã
giang tay đón nhận bạn bè khắp năm châu về thăm khu sinh quyển nổi tiếng
này. Ông Nguyễn Văn An, chủ tịch UBND phường Tân Hiệp, cho biết: "Mỗi
ngày, chúng tôi có hàng ngàn lượt khách ra đảo (đa số là khách nước
ngoài) trong khi cả đảo chỉ có hơn 2 nghìn người nhưng đời sống bà con
ngoài này vẫn rất khó khăn".
Cù Lao Chàm giờ
đang trăn trở trong việc nâng cao đời sống nhân dân. Chỉ mong những dự
án phát triển du lịch trên mảnh đất này sớm thành hiện thực để hạt cát
vàng lầm lụi Cù Lao Chàm tỏa sáng như một viên ngọc giữa biển khơi.
Theo Dòng Đời
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét